101 đội thi từ 7 nước ASEAN tham dự vòng thi sơ khảo sinh viên với ATTT ASEAN 2021

Hoàng Linh| 16/10/2021 10:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Tiếp nối vòng thi khởi động diễn ra ngày 9/10/2021, vòng thi sơ khảo Cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin (ATTT) 2021 được tổ chức online ngày 16/10/2021, với điểm cầu chính tại Hà Nội.

Vòng thi sơ khảo có 110 đội từ 7 quốc gia (Brunei, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) tham dự. Năm 2021 là năm thứ 14 cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam và là lần thứ ba cuộc thi mở rộng tới các nước ASEAN. Cuộc thi do Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA) chủ trì, phối hợp với Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) và Cục ATTT (Bộ TT&TT) tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ TT&TT.

Cuộc thi luôn được đổi mới, mở rộng về quy mô, chất lượng

Phát biểu khai mạc vòng thi, ông Vũ Quốc Thành, Phó Chủ tịch VNISA, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết đây là cuộc thi ATTT duy nhất cho sinh viên đại học ở ASEAN cũng như khu vực châu Á. Cuộc thi được VNISA duy trì tổ chức hàng năm nhằm đóng góp, phát triển nguồn nhân lực đào tạo cho ngành ATTT, thúc đẩy chương trình CĐS quốc gia và Chiến lược ATTT quốc gia, nâng cao uy tín xếp hạng quốc tế của Việt Nam về ATTT theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).

101 đội thi từ 7 nước ASEAN tham dự Vòng thi sơ khảo sinh viên với ATTT ASEAN 2021 - Ảnh 1.

Ông Vũ Quốc Thành: Cuộc thi cũng mong muốn truyền thêm cho các em sinh viên, những chuyên gia về ATTT tương lai về đam mê nghề nghiệp và khao khát chinh phục các thử thách trong cuộc sống

Ông Vũ Quốc Thành cũng cho biết cuộc thi cũng là hoạt động thực tiễn của Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ATTT trong giai đoạn 2021 - 2025 và Đề án tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về ATTT giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

"Cuộc thi cũng  mong muốn truyền thêm cho các em sinh viên, những chuyên gia về ATTT tương lai về đam mê nghề nghiệp và khao khát chinh phục các thử thách trong cuộc sống. Cuộc thi đã luôn có sự đổi mới, phát triển và tiếp tục mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng hàng năm, trở thành sân chơi hấp dẫn, hữu ích về ATTT, thu hút ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam và các nước trong khu vực tham gia. Kết quả đó là nhờ có sự hưởng ứng tích cực, nhiệt tình của cả nhà trường, các em sinh viên, và của các thầy cô giáo, các đơn vị đồng hành của cuộc thi", ông Thành cho biết.

101 đội thi từ 7 nước ASEAN tham dự Vòng thi sơ khảo sinh viên với ATTT ASEAN 2021 - Ảnh 2.

Ông Tô Hồng Nam: cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm, tìm kiếm tài năng, thúc đẩy học tập ATTT

Ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT cho biết cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm, tìm kiếm tài năng, thúc đẩy học tập ATTT trong các nhà trường không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước ASEAN. Trước những tình hình, diễn biến, nguy cơ mất ATTT gia tăng ở các nước trên toàn cầu ngày càng tinh vi, hậu quả để lại ngày càng nghiêm trọng cũng như quy mô toàn cầu không phân biệt biên giới.

"Cuộc thi không chỉ có ý nghĩa chính trị, thực tiễn và là hạt nhân lan toả toàn xã hội. Cuộc thi năm nay thu hút đông đảo các đội thi", ông Tô Hồng Nam nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Xuân Nam, Giám đốc chiến lược Công ty An ninh mạng Viettel, công tác đào tạo và phát triển tài năng trẻ là một trọng tâm không thể thiếu trong chiến lược phát triển của một đơn vị và phát triển tài năng số, ATTT là một trách nhiệm của Tập đoàn.

101 đội thi từ 7 nước ASEAN tham dự Vòng thi sơ khảo sinh viên với ATTT ASEAN 2021 - Ảnh 2.

Ông Breyvan Tan

Đại diện EC-Council, tổ chức đào tạo về ATTT nổi tiếng thế giới, đơn vị lần đầu tiên đồng hành cuộc thi từ năm nay, ông Breyvan Tan cho biết sự phổ cập công nghệ càng cao khiến cho số lượng tội phạm công nghệ theo đó cũng tăng lên, song các quốc gia ASEAN đang nỗ lực cải thiện hệ thống ATTT, đặc biệt Việt Nam đã đạt được dấu mốc nhất định trong việc tăng vị trí trên bảng xếp hạng Chỉ số an ninh mạng toàn cầu từ 50 năm 2018 lên thứ 25 năm 2020. Đây có thể nói là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam.

"EC-Council đã cấp chứng chỉ cho 55.000 sinh viên, chuyên gia về an ninh mạng kể từ khi thành lập văn phòng vào năm 2015 và ở Việt Nam số lượng sinh viên, chuyên gia an ninh mạng đạt chứng chỉ an ninh mạng của EC Council là 2000 và tin tưởng con số này ngày càng tăng lên cùng với nhu cầu về chuyên gia an ninh mạng trên khắp ASEAN", ông Breyvan Tan cho biết thêm.

101 đội thi tham gia vòng thi sơ khảo 

Tại vòng thi này, các đội sẽ thi thực hành về ATTT theo hình thức vượt qua thử thách theo chủ đề (jeopardy), trong vòng 8 tiếng. Thí sinh dự thi online hoàn toàn dưới sự giám sát của ban tổ chức và Ban giám khảo qua hệ thống camera kết nối vào nền tảng Hội nghị truyền hình.

Đặc biệt, vòng thi sơ khảo năm nay được tổ chức hoàn toàn online, với sự tham gia của 101 đội thi, gồm có 73 đội của 30 trường đại học và học viện Việt Nam và 28 đội thuộc 18 trường của 07 nước ASEAN khác (Brunei, Indonesia, Malaysia, Myamar, Lào, Singapore và Thái Lan).

Các đội thi sẽ được chia thành 03 bảng: bảng VN 1 gồm 33 đội thi Việt Nam của các trường khu vực phía Bắc, bảng VN 2 gồm 40 đội thi Việt Nam khu vực phía Nam và bảng ASEAN gồm 28 đội của các nước ASEAN khác.

101 đội thi từ 7 nước ASEAN tham dự Vòng thi sơ khảo sinh viên với ATTT ASEAN 2021 - Ảnh 3.

Một số đội thi Việt Nam

101 đội thi từ 7 nước ASEAN tham dự Vòng thi sơ khảo sinh viên với ATTT ASEAN 2021 - Ảnh 5.

Hình ảnh các đội dự thi trực tuyến

Bảng VN1 và bảng VN2 sẽ chọn năm (05) đội có thứ hạng thi sơ khảo cao nhất; bảng ASEAN sẽ chọn 07 đội có thứ hạng cao nhất (mỗi nước có 01 đội) vào vòng chung khảo.

Vòng chung khảo cuộc thi và lễ trao giải, bế mạc sẽ được tổ chức vào ngày 13/11/2021, với điểm cầu chính tại Hà Nội.

Trước đó, vòng khởi động đã được tổ chức vào sáng ngày 09/10/2021 với sự tham gia của 156 đội thi từ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng của Việt Nam và trường thuộc các nước ASEAN. Kết quả cuối cùng có 120 đội ghi điểm; 11 đội thi hoàn thành tất cả các bài thi (đều là các đội của Việt Nam), trong đó đội blackpinker của ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM là đội đầu tiên hoàn thành phần thi và sớm hơn 1 tiếng so với thời gian quy định./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
101 đội thi từ 7 nước ASEAN tham dự vòng thi sơ khảo sinh viên với ATTT ASEAN 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO