36% người dân Singapore tích cực sử dụng các dịch vụ nền tảng trực tuyến

AD| 24/10/2021 06:25
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong bối cảnh kinh tế số phát triển, Singapore vẫn còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy người dân và doanh nghiệp (DN) tích cực hơn trong việc khai thác các dịch vụ nền tảng trực tuyến.

Trong thời gian vừa qua, Singapore đã đạt được những bước tiến nhất định trong nền kinh tế nền tảng với cơ hội cải thiện sự tham gia của DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME).

Theo một nghiên cứu mới của Viện công nghệ vì cộng đồng (Tech For Good Institute - TFGI) có tên gọi "Chỉ số tiến bộ kinh tế mới" (New Economy Progress Index), cứ ba người tiêu dùng Singapore thì có một người (tương đương 36%) rất thích sử dụng các nền tảng trực tuyến như Airbnb, Gojek, Grab, Lazada và Shopee với các dịch vụ được sử dụng phổ biến như đặt các chuyến đi bằng xe hơi thuê riêng, mua sắm trực tuyến và đặt hàng giao đồ ăn.

Nghiên cứu đầu tiên này của TFGI cho biết người tiêu dùng đã quen thuộc với các hoạt động thông qua các nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên mọi người vẫn ưa chuộng và quan tâm đến các dịch vụ nền tảng O2O (online-to-offline - mô hình kinh doanh trong đó công ty sẽ thu hút khách hàng tiềm năng từ các kênh trực tuyến đến cửa hàng thực tế) khác ngoài thương mại điện tử (TMĐT), nhằm mục đích tận dụng những tác động tích cực của công nghệ và nâng cao cuộc sống.

Báo cáo và những chỉ số này được thu thập nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau, như các cuộc khảo sát từ tháng 4 đến tháng 5/2021 của 400 người tiêu dùng và 106 MSME trong khu vực.

Báo cáo cho thấy, Singapore được đánh giá cao trong nhiều lĩnh vực, cụ thể là có cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tốt để tạo thuận lợi cho các giao dịch trực tuyến, với số điểm là 70%; có cơ sở hạ tầng vật chất tốt để cung cấp hàng hóa theo đơn đặt hàng, với số điểm là 93%. Điểm tổng thể của Chỉ số Tiến bộ Kinh tế mới của Singapore là 64%. Mức tối đa của quốc gia này là 100%, có thể đạt được khi không còn lĩnh vực phát triển nào nữa trong nền kinh tế nền tảng.

Kinh tế nền tảng là những hoạt động kinh tế - xã hội phát sinh từ các nền tảng trực tuyến như của Alibaba và Amazon... Họ cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, từ vận tải, giao thực phẩm và TMĐT đến các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Theo TFGI, kinh tế nền tảng có tiềm năng cải thiện cuộc sống người dân và phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á. Báo cáo của TFGI đã cho thấy cứ 10 người tiêu dùng thì có 8 người có nhiều lựa chọn hơn khi sử dụng các nền tảng TMĐT. Với một tỷ lệ tương tự, các MSME cũng cho biết họ có thể tiếp cận được với cơ sở khách hàng trực tuyến lớn hơn thông qua các nền tảng.

Đây thực sự là khu vực tiềm năng khi nền kinh tế Internet của 6 nước ASEAN (Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) được dự báo có thể tăng gấp ba lần từ 105 tỷ USD (143 tỷ đô la Singapore) vào năm ngoái lên 300 tỷ USD vào năm 2025, và một trong những cách để thúc đẩy nền kinh tế nền tảng của khu vực phát triển đó là hợp tác khu vực.

Việc áp dụng kỹ thuật số ở Đông Nam Á đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy gia tăng thêm hơn 100 triệu người dùng nền tảng kỹ thuật số mới từ 6 thị trường: Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, khi quá trình số hóa tăng tốc, khu vực sẽ phải tìm ra các giải pháp để giải quyết khoảng cách kỹ thuật số, đảm bảo bảo vệ tốt hơn cho người lao động phi chính thức và cải thiện bảo vệ quyền riêng tư của dữ liệu.

Theo đó, TFGI được thành lập bởi Grab - siêu tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á, với sứ mệnh trở thành nền tảng để thúc đẩy khu vực công và tư cùng hợp tác nghiên cứu, thảo luận và phát triển các khả năng nhằm nâng cao hiểu biết, thiết kế các chính sách giúp khai thác tác động tích cực cũng như giải quyết các vấn đề chính của công nghệ trong xã hội./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
36% người dân Singapore tích cực sử dụng các dịch vụ nền tảng trực tuyến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO