5 CSDL quốc gia về VHTT&DL cần tập trung xây dựng

Hoàng Linh| 27/10/2022 11:52
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngành Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) chuyển đổi số (CĐS) với việc ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh điện tử để mang lại hiệu quả lớn cho công tác quản lý ngành.

Định hướng CĐS ngành VHTT&DL lấy người dân làm trung tâm

Định hướng xuyên suốt về CĐS của ngành Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) là lấy người dân và doanh nghiệp (DN) là trung tâm của CĐS; lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và DN vào hoạt động của cơ quan nhà nước.

Chia sẻ tại Hội nghị - hội thảo "CĐS của ngành VHTT&DL" ngày 27/10, ông Nguyễn Thanh Hưng, Giám đốc Trung tâm giải pháp VNPT-Vinaphone cho biết dữ liệu dân cư là tài nguyên quan trọng, được quản lý tập trung, thống nhất và chia sẻ trong toàn bộ hệ thống chính trị, phục vụ người dân, DN. Dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử là cơ sở để CĐS trong cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Theo đó, ứng dụng dữ liệu dân cư và định danh điện tử phù hợp cho các đối tượng quản lý của ngành VHTT&DL như: nghệ sĩ (diễn viên, người mẫu...), nhà văn, họa sĩ, vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV), trọng tài, cộng tác viên thể dục, thể thao quần chúng, tác giả (trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả), hộ gia đình, phòng chống bạo lực, gia đình văn hóa… Từ đó xây dựng, phát triển văn hóa số, góp phần hình thành thế hệ công dân số cho tương lai hướng đến kinh tế số và xã hội số trong ngành VHTT&DL.

Dữ liệu dân cư và định danh điện tử đối với lĩnh vực văn hóa -nghệ thuật

Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 là xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư và những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng...; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, các đối tượng chính sách và yếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến lược cũng có mục tiêu hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế; có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, huy động nguồn lực để phát triển văn hóa, con người

Cùng với chức năng, nhiệm vụ của Bộ VHTT&DL quy định tại Nghị định số 79/2017/NĐ-CP sẽ ứng dụng cho các dữ liệu sau: xây dựng hình thành các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về diễn viên, người đẹp, người mẫu... dựa trên dữ liệu gốc là dữ liệu dân cư; qua đó quy hoạch các hoạt động biểu diễn hoặc cung cấp các dịch vụ công trong công tác; xây dựng hình thành các CSDL quốc gia về tác giả của các bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu...dựa trên dữ liệu dân cư.

Theo đó, đối với lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, ông Hưng cho biết ứng dụng định danh điện tử để: quản lý các đối tượng tham gia cuộc thi, hoạt động nghệ thuật...; xây dựng dữ liệu lớn về khán giả, từ đó phục vụ phân loại, báo cáo xu hướng, phân tích thị trường...; vào bài toán cung cấp dịch vụ công, quản lý tác giả cho các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình,... từ đó xây dựng bộ CSDL quốc gia về tài sản quyền tác giả, quyền liên quan theo thông lệ quốc tế.

Đối với lĩnh vực thể dục thể thao, ông Hưng cho biếtứng dụng dữ liệu dân cư để xây dựng CSDL quốc gia về VĐV, đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên thể dục, thể thao quần chúng... dữ liệu VĐV được định đanh, cập nhật liên tục để có dữ liệu điều tra thể chất nhân dân; qua đó hình thành các phương pháp rèn luyện sức khỏe truyền thống ở trong và ngoài nước.

Ứng dụng định danh điện tử khi các VĐV tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, giải thi đấu vô địch quốc gia, giải trẻ quốc gia hàng năm từng môn thể thao... cập nhật dữ liệu kết quả, hình thành dữ liệu lớn phục vụ bài toán phân tích, thống kê thành tích, thế mạnh để xây dựng các chiến lược, quy hoạch và các chương trình quốc gia phát triển thể dục, thể thao.

Dữ liệu dân cư và định danh điện tử đối với lĩnh vực du lịch, gia đình

Đối với lĩnh vực du lịch,ứng dụng dữ liệu dân cư để xây dựng CSDL về hướng dẫn viên, tổ chức kinh doanh... toàn quốc, cung cấp các dịch vụ công liên quan đến đăng ký kinh doanh ngành du lịch để đảm bảo việc phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0

Ứng dụng định danh điện tử cho khách du lịch khi thực hiện lưu trú, tham gia các hoạt động du lịch (kết nối với các hệ thống cung cấp dịch vụ du lịch 4.0), từ đó hình thành dữ liệu lớn về khách du lịch, phục vụ phân loại, báo cáo xu hướng cho toàn ngành du lịch.

Đối với lĩnh vực gia đình,ứng dụng dữ liệu dân cư, xây dựng CSDL về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình phục vụ công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt quản lý được các gia đình khu vực nông thôn, miền núi, khu vực khó khăn nhờ bài toán công nghệ.

Dữ liệu dân cư và định danh điện tử để hình thành các CSDL quốc gia của ngành, điều hành trên dữ liệu

Ông Đặng Thanh Hưng cho biết tập đoàn VNPT nhận thấy dữ liệu là yếu tố cốt lõi, là tài nguyên quan trọng để CĐS, trên quy mô quốc gia, CSDL quốc gia là nền tảng phát triển chính phủ số, từ đó tạo cơ sở phát triển kinh tế số, xã hội số. "Việc xây dựng CSDL quốc gia phải đi trước một bước, tạo nền tảng phát triển hệ sinh thái ứng dụng trong chính phủ số".

Khung đánh giá CHIP gồm kết nối (Connection) - làm chủ (Hold) - đổi mới sáng tạo (ĐMST) (Innovation) và bảo vệ (Protection)) của Ngân hàng thế giới (WB) là điểm khởi đầu để đánh giá những việc cần thiết để đảm bảo thành công của Chính phủ số. "Đặc biệt yếu tố "ĐMST"sẽ ngày càng gia tăng và là yếu tố cần được chú trọng nhất khi Quốc gia chuyển sang giai đoạn cuối của CĐS số là ĐMST, tạo ra những giá trị mới thì chìa khóa ở đây chính là phải dựa vào dữ liệu", ông Hưng cho hay.

Như vậy, để thực hiện chiến lược phát triển phát triển ngành cho các lĩnh vực của Bộ VHTT&DL, ông Hưng cho biết Bộ VHTT&DL cần sớm hình thành các CSDL quốc gia chuyên ngành làm nền tảng, tài nguyên dùng chung, kết nối với CSDL quốc gia về dân cư và các CSDL quốc gia khác.

Theo đó, các CSDL quốc gia cho các lĩnh vực mà Bộ VHTT&DL cần tập trung xây dựng gồm: (1) CSDL về lĩnh vực văn hóa: thu thập, xây dựng CSDL về văn hóa, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam; (2) CSDL về thể thao: xây dựng CSDL về HLV, VĐV, trọng tài, các giải thể thao toàn quốc,...; (3) CSDL về du lịch: xây dựng CSDL quốc gia về các điểm du lịch, tour du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành,...; (4) CSDL về nghệ thuật và điện ảnh: xây dựng các CSDL về bản quyền tác giả, các tác phẩm nghệ thuật, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, quảng cáo,...; (5) CSDL quốc gia: xây dựng CSDL về hộ gia đình, gia đình chính sách, gia đình văn hóa, hộ nghèo, cận nghèo, ...

Hỗ trợ hiệu quả ngành VHTT&DL ứng dụng dữ liệu dân cư và định danh điện tử

Trong thời gian vừa qua, ông Hưng cho biết VNPT được đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ban ngành và nhiều địa phương trên cả nước trong các chương trình, dự án lớn, rất quan trọng về CĐS. Tiêu biểu nhất có thể kể đến Dự án CSDL quốc gia về dân cư, được Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá là sự kiện quan trọng, khẳng định sự nỗ lực trong việc đẩy mạnh quá trình CĐS quốc gia, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số. CSDL quốc gia về dân cư chính là tiền đề quan trọng để Chính phủ xây dựng định danh số cho mỗi công dân...

Trước dự án CSDL quốc gia về dân cư, VNPT cũng đã triển khai thành công các dự án Cổng dịch vụ công quốc gia, Nền tảng tích hợp liên thông văn bản VDXP, Hệ thống báo cáo và điều hành chính phủ. Có thể nói, phần lớn các dự án có tính chất tạo nền móng trong chiến lược CĐS của Chính phủ.

Ở cấp độ địa phương, VNPT đã và đang đồng hành cùng nhiều địa phương trong xây dựng hệ sinh thái ứng dụng VHTT&DL, sẵn sàng kết nối đồng bộ với các hệ thống tại Trung ương.

Với đội ngũ hơn 5000 kỹ sư CNTT trên cả nước, trong đó có hơn 200 chuyên gia về công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật,... ông Hưng cho biết VNPT sẽ hỗ trợ hiệu quả ngành VHTT&DL ứng dụng dữ liệu dân cư và định danh điện tử trong công cuộc CĐS./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
5 CSDL quốc gia về VHTT&DL cần tập trung xây dựng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO