5 quyết định công nghệ mà CEO cần quan tâm để chuyển đổi số trong năm 2019

Hoàng Linh| 31/01/2019 09:49
Theo dõi ICTVietnam trên

Các công nghệ mới mang tính cách mạng đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tác động tích cực đến cách chúng ta làm việc, sống, kết nối, giải trí và nghỉ ngơi.

Thật thú vị khi thấy các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế hỗn hợp (Mixed Reality - MR) và Internet vạn vật (IoT) trở thành động lực chính cho chuyển đổi số và tạo ra tác động tích cực, lâu dài đến xã hội và môi trường của chúng ta.

Ví dụ, tại Australia, Bộ Công nghiệp và Tài nguyên Vùng lãnh thổ phía Bắc Australia đang ứng dụng AI và IoT để xác định và phân tích hàng trăm loài cá quý tại một trong những bến cảng lớn nhất của Australia. Công việc khổng lồ này sẽ đảm bảo nguồn lợi của ngư dân được quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai.

Mặc dù có lý do chính đáng để lạc quan nói về triển vọng kinh tế và xã hội cho năm 2019, một số lãnh đạo doanh nghiệp (DN) đã chia sẻ những thách thức đáng kể phía trước.

Đặc biệt, nhiều ngành đang bị phá vỡ, đôi khi thậm chí là một cuộc cách mạng, bằng việc áp dụng các công nghệ và quy trình số, thường kéo theo những đối thủ cạnh tranh mới và nhanh nhẹn hơn vào ngành của họ.

Những người hoạt động trong ngành lâu năm làm thế nào để đối phó với những thách thức đột phá này?

Vào cuối năm 2018, CEO của Microsoft Satya Nadella đã đưa ra khái niệm về cường độ công nghệ (tech intensity), nơi các tổ chức có thể bắt đầu các hành trình chuyển đổi số và tăng tốc bằng cách ứng dụng các công nghệ nhanh hơn trước đây và tập trung vào xây dựng các khả năng số của riêng họ.

Năm 2019, để giúp các tổ chức nắm lấy và thúc đẩy “cường độ công nghệ”, các CEO châu Á nên chú ý tới các quyết định công nghệ dưới đây:

1. Hiện đại hóa chiến lược dữ liệu của bạn

Nếu chúng ta so sánh một tổ chức số với cơ thể con người thì dữ liệu là máu cung cấp dinh dưỡng và cho phép nó phát triển.

Trong các tổ chức lớn trên khắp châu Á - Thái Bình Dương, thách thức thường không phải là về tính khả dụng của dữ liệu, mà là nỗ lực to lớn cần thiết để quản lý sự tăng trưởng gần như không thể kiểm soát của bất động sản dữ liệu của một tổ chức. Ví dụ, các ngân hàng ngày nay cần theo dõi và phân tích lượng dữ liệu phi cấu trúc khổng lồ đến từ các kênh mới như thiết bị được kết nối, điểm tiếp xúc khách hàng mới và luồng dữ liệu của bên thứ 3. Họ cũng cần phải tính đến các nguồn lực bổ sung để đối phó với các yêu cầu tuân thủ và quy định ngày càng tăng.

Các CEO cần ưu tiên xác định lại chiến lược dữ liệu trong tổ chức của mình, từ việc tạo ra một nền tảng an toàn đến quản lý và khai thác dữ liệu để tạo nên văn hóa DN nơi lực lượng lao động sử dụng dữ liệu trong công việc hàng ngày. Chỉ với một chiến lược dữ liệu có tầm nhìn, các tổ chức có thể thực sự tối ưu hóa các công nghệ chuyển đổi số mới như AI.

2. Tăng tốc áp dụng đám mây

Cách đây không lâu, các CEO thường đặt câu hỏi: Có nên chuyển dữ liệu lên đám mây không? Bây giờ, ngày càng nhiều CEO hỏi: Liệu chúng ta có thể nói "không"?

Câu hỏi không chỉ về vấn đề kinh tế (mặc dù, đối với hầu hết khách hàng, thu lợi từ đầu tư (ROI) của việc chuyển sang đám mây rất cao - và ngày càng hấp dẫn). Các CEO cũng đang xem xét các rủi ro trong việc duy trì cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu bảo mật tại chỗ của mình, bao gồm phần cứng, phần mềm, bảo mật vật lý và vận hành, thuê các chuyên gia bảo mật CNTT và đáp ứng các chuẩn và chứng chỉ của ngành.

Nhiều khách hàng lớn hiện lựa chọn chiến lược đám mây lai kết hợp cả đám mây công cộng và riêng tư bằng cách cho phép dữ liệu, ứng dụng được chia sẻ giữa chúng. Cách tiếp cận này mang lại cho DN khả năng mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng tại chỗ của họ thông qua đám mây công cộng khi được yêu cầu - mà không cho phép các trung tâm dữ liệu của bên thứ ba truy cập vào toàn bộ dữ liệu của họ.

3. Tái tạo lực lượng lao động là ưu tiên mới của CEO

Nhiều CEO rất hào hứng về tiềm năng AI để tăng năng suất, giảm chi phí và tăng tốc đổi mới. Ví dụ, Airdoc, một công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc, ứng dụng AI để giúp phát hiện các vấn đề y tế bằng cách kiểm tra mắt bệnh nhân trong vòng chưa đầy một giây. Tiềm năng của công nghệ này làm thay đổi cách chăm sóc bệnh nhân là vô hạn. Nhưng liệu các tổ chức chăm sóc sức khỏe có thể tích hợp thông suốt giải pháp AI của Airdoc vào các quy trình làm việc của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu họ chưa có đào tạo cần thiết?

Các CEO cần tập trung ngày càng cao cho lực lượng lao động, sẵn sàng trong hành trình chuyển đổi số để đảm bảo rằng con người và quy trình của họ được liên kết để tối ưu hóa công nghệ mới. Không có điều đó, các dự án AI có thể sẽ thất bại vì thiếu chuyên môn số để sử dụng các công nghệ và thiếu kỹ năng dữ liệu để thu được những hiểu biết để hành động.

4. Tiếp thu một tư duy số mới

Ứng dụng công nghệ mới chưa chắc làm cho một tổ chức chuyển đổi số thực sự trừ khi đi cùng với một sự thay đổi tương ứng về văn hóa, đó là tư duy mở, ủng hộ thử nghiệm, học tập và phát triển.

Tại Microsoft, nền tảng này đã được thiết lập hơn bốn năm trước khi Microsoft trải qua quá trình chuyển đổi của chính mình, tập trung vào việc tạo ra một nền văn hóa “tìm hiểu tất cả” (learn-it-all), thay vì “biết tất cả” (know it all). Thay đổi này trong tư duy cho phép nắm bắt một sự chuyển đổi mạnh mẽ của mô hình kinh doanh của Microsoft.

5. Niềm tin xác định tổ chức số mới

Khi nói đến sự tin tưởng của khách hàng, người ta thường nói rằng “tiền vào nhỏ giọt và tiền ra cả xô”. Niềm tin vào tổ chức của bạn có thể mất nhiều năm để xây dựng và có thể bị phá hủy trong một khoảnh khắc. Điều này đặc biệt quan trọng trong thế giới số ngày nay, nơi các tổ chức phải đối mặt với các mối đe dọa không gian mạng cũng như phát triển các kỳ vọng về quy định và đạo đức khi giao dịch trực tuyến, xử lý dữ liệu của khách hàng.

Cuối cùng, trách nhiệm tạo và duy trì niềm tin của khách hàng thuộc về CEO, người cần đảm bảo rằng tất cả các yếu tố của niềm tin - bao gồm bảo mật, quyền riêng tư, độ tin cậy, tính minh bạch, tuân thủ và đạo đức - được đưa vào tất cả các sáng kiến ​​chuyển đổi số ngay từ đầu.

Ngày càng nhiều, các CEO cũng cần kiểm tra xem hệ sinh thái của các đối tác có nhận thức và chia sẻ những nguyên tắc tin cậy giống như tổ chức của chính họ hay không. Cụ thể, các đối tác công nghệ mà họ giao phó với dữ liệu khách hàng của họ có cùng giá trị, nguyên tắc và chính sách - khi nói đến việc sử dụng dữ liệu đó - như họ làm.

Tóm lại, năm 2019 là năm của sự chuyển đổi siêu số (hyper digital transformation), theo đó các nhà lãnh đạo DN sẽ bắt đầu có những bước nhảy vọt để đáp ứng kinh tế số mới. Để làm như vậy, các CEO cần phải thấm nhuần các hoạt động của họ với “cường độ công nghệ”, bằng cách tập trung vào năm quyết định công nghệ đã đề cập ở trên.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
5 quyết định công nghệ mà CEO cần quan tâm để chuyển đổi số trong năm 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO