5 thành phố thông minh điển hình trên thế giới

HL| 21/04/2021 10:17
Theo dõi ICTVietnam trên

Có rất nhiều điều đang xảy ra trong thế giới của các thành phố thông minh (TPTM) hiện nay. Bài viết tìm hiểu 5 TPTM điển hình trên thế giới gồm Athens (Hy Lạp), Chennai (Ấn Độ), Buenos Airesm (Argentina), Canterbury-Bankstown (Australia) và Prague (Cộng hòa Séc) để xem các nhà lãnh đạo của các thành phố này đang giải quyết các vấn đề của các thành phố bằng công nghệ và như thế nào.

Athens: Giải quyết các vấn đề của công dân và xây dựng lòng tin

Giai đoạn 2010-2011, Athens, Hy Lạp đã phải đối mặt với một số vấn đề tài chính lớn. Thành phố nàycó khoản nợ khổng lồ lêntới 280 triệu euro và thâm hụt rất lớntới 45 triệu euro mỗi năm.

Chính quyền thànhphốAthenkskhông thể tuyểndụng nhân viên mới và cũng gặp phải vấn đề phổbiến là những người làm việccùng nhaunhưngkhông chia sẻ thông tin, hợp tác dẫn tới lãng phí thời gian, chi phí và các cơ hội bị bỏ lỡ. Thêm vào đó, thành phố cũng gặp phải các vấn đề xã hội. Người dân Athens không tin tưởng vào chính phủ, và vào năm 2015-2016, mọi thứ càng trở nên phức tạp hơn khi 300.000 người tị nạn Syria đổđến thành phốnày. Như Giám đốc kỹ thuật số của Athens, Konstantinos Champidischia sẻ: "Chúng tôi đã có một cơn bão hoàn hảo".

5 thành phố thông minh điển hình trên thế giới - Ảnh 1.

Sau một vài năm thực hiện các thay đổi, đến năm 2018, Athens đã nhận được giải thưởng Thủ đô đổi mới của Châu Âu (European Capital of Innovation). Athens đã làmnhư thế nào đểquảntrị sự biến đổi lớn này trong một sớm một chiều? Dưới đây là một số điểm nổi bật:

Athens đã nỗ lực xây dựng TPTM của mình với tưduy rằng: "Một TPTM không chỉ là một tổng thể các nền tảng, các khoản đầu tư và cáccông cụmà phải là cách thức để chuyển đổi. Đó là về sự thay đổi". Theo đó, thànhphốbắt đầu với một cấu trúc vững chắc, bao gồm việc tạo ra một bộ công cụ, một lộ trình số và bổnhiệm một vị trí giám đốc kỹ thuật số.

Các nhà lãnh đạo thành phố Athens nhận ra rằng họ không thể một mình giải quyết tất cả các vấn đề của thành phố. Theođó, họ đã thiết lập quan hệ đối tác với khu vực tư nhân và các trường đại học, tranh thủ sự giúp đỡ của họ trong việc tìm kiếm và triểnkhai các giải pháp.

Athens đã xây dựng được một chiến lược vì người dân trong năm 2018. Chiến lược tập trung vào giải quyết các vấn đề thực tế mà công dân thành phố thực sự phải đối mặt, bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chính phủ, nâng cao kỹ năng số của người già và người thất nghiệp, cung cấp và điều phối hỗ trợ cho người tị nạn, đồng thời tăng cường sự tham gia của công dân bằng cách tạo các nền tảng trực tuyến.

Thành phố sử dụng quan hệ đối tác giữa khu vực tư nhân và các trường đại học để nâng cao lòng tin vào chính phủ. Thànhphố đã mời các công ty công nghệ lớn và các trường đại học tổchức các khóa học kỹnăng số miễn phí. Khi ngườidân nhận thấy thành phố có thể tạo ra các mối quan hệ đối tác và giải quyết các vấn đề của họ, lòng tin củangười dân ngày càng tănglên.

Konstantinos chobiết: "Đây là một câu chuyện ngắn gọn về Athens bắt đầu từ một cuộc khủng hoảng nợ và cuối cùng trở thành Thủ đô đổi mới của Châu Âu năm 2018. Thành phố đạt được danh hiệu đó không phải vì đầu tư vào công nghệ, công cụ và nền tảng, mà vì hình thành đượcquan hệ đối tác với các trường đại học và doanh nghiệp, đồng thời tập trung vào giải quyết các vấn đề thực sự của người dân.

Chennai: Những đổi mới trong giao thông, lớp học và môi trường

Thành phố Chennai, Ấn Độ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng thànhphố đang giải quyết từng vấn đề một bằng cách sử dụng các giải pháp TPTM. Những thách thức củaChennai có vẻ tươngtự như bất kỳ thành phố nàotrên thế giới: Chennai có dân số tới 8 triệu người, tắc nghẽn giaothông thường xuyên xảy ra do quá nhiều xe cá nhân, cơ sở hạ tầng yếu kém, ô nhiễm.

Raj Cherubal, Giám đốc tại Chennai City Connect, đưa ra một số ví dụ về các dự án TPTM đang được triển khai ở Chennai nhằm giải quyết những vấn đề trên:

Thànhphố đã cải thiện khônggiansinhsống bằng cách mởthêm không gian công cộng, bất chấp sự phản đối rằng việc thêm không gian công cộng có thể phá hủy hoạt động kinh doanh và là dấu chấm hết của thành phố. Chennai đang tìm cách tạo ra phiên bản Quảng trường Thời đại của riêng mình.

Chennaiđã thúc đẩy việc sử dụng xe đạp có gắnGPS của Đức để giảm thiểu ô tô cá nhân trên đường. Mặc dù người dân ở một quốc gia đang phát triển có thể coi xe đạp là một bước lùi, thành phố đã đồnghành để thúc đẩy tỷ lệ sử dụng xe đạp bằng cách làm giatăng giá trị cho những chiếc xe đạp lạ mắt đókhi những chiếc xe đạp có thể được theo dõi đăng ký trước.

Thànhphố cũng bổ sung cơ sở hạ tầng ngầm trong toàn thành phố. Điều này rất khó vì không có nhiều dữ liệu về vị trí của các đường ống dẫn nước, vì vậy, Chennai đang nghiên cứu lập bản đồ GIS và công nghệ đào hầm tiên tiến.

5 thành phố thông minh điển hình trên thế giới - Ảnh 2.

Ảnh: timesofindia

Thànhphố đã tạo ra hệ thống quản lý bãi đậu xe lớn nhất trong nước, nếu không muốn nói là lớnnhất thế giới. Hệ thống dựa trên camera này sẽ có thể nhận ra các điểm đỗ xe trống trên đường, sau đó công dân có thể sử dụng một ứng dụng để đặt trước chỗ đậu xe của họ.

Về thiết lập lớp học thông minh,thành phố đã hợp tác với Samsung để đưa công nghệ thông minh vào các lớp học. Như Raj đã nói, đây là "phần nổi của tảng băng chìm" xét về tất cả những điều họ có thể làm để biến lớp học trở nên thông minh hơn.

Thànhphố khôi phục lại 3.000 hồ nước, một số hồđượcthực hiện đơn giản và một số phức tạp. Dự án này bao gồm việc sử dụng máy bay không người lái có thể hạ cánh trên mặt nước, lấy mẫu, phân tích và gửi thông tin thời gian thực về mức độ ô nhiễm.

Đây chỉ là danh sách rút gọn của nhiều dự án đang đượctriển khai hoặc đang trong giai đoạn lập kế hoạch ở Chennai, bao gồm năng lượng mặt trời, bản đồ 3D, biển báo kỹ thuật số, trung tâm dữ liệu và trung tâm quản lý thảm họa. Các dự án sẽ giúp phá bỏ các "ốcđảo" làm việc trong các cơ quan nhà nước và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Buenos Aires: Lấy người dân làm trung tâm

Thủđô Buenos Aires là trungtâm kinh tế và chính trị của Argentina, một thành phố lớn đang chuyển mình thông qua ứng dụng công nghệ thông minh. Chiến lược đổi mới và hiện đại hóa được củathành phố được đề ra vào năm 2007 khi tổng thống đương nhiệm của Argentina được bầu làm thị trưởng thành phố Buenos Aires.

Matias Williams, Trợ lý Bộ trưởng TPTM của chính phủ, giải thích: "Chiến lược đổi mới của chúng tôi có một trọng tâm chính là tiếp tục cải thiện chất lượng cuộc sống của công dân".

Hai trọng tâm chính của chiến lược là chuyển đổi nền hành chính công và lấy người dân làm trung tâm trong tất cả các dự án. Dưới đây là một số ví dụ về những điều thànhphố đã hoàn thành hoặc đang thựchiện.

5 thành phố thông minh điển hình trên thế giới - Ảnh 3.

Ảnh: tech-blogs.com

Thành phố Buenos Aires từng córất nhiều văn phòng chứa đầy hồ sơ giấy. Trong hai năm qua, thànhphố đã số hóa các cáchồ sơ giấy và tạo ra hai trung tâm dữ liệu. Trong tương lai, thànhphốcố gắng sốhoá mọi thứ có thể, bao gồm cả việc ký sốcác quyếtđịnh điều hành.

Một cải tiến khác củathành phố là thay đổi cách mọi người liên hệ với chính phủ. Với 50 văn phòngtiếp dân, nếu một người dân có vấn đềnào đó, họ có thể bối rối không biết nên gọi văn phòng nào. Để giải quyết vấn đề này, thành phố đã tạo ra một hệ thống đơn giản hơn với số điện thoại 147. Bây giờ, ngườidân có bất kể câu hỏi hoặc vấn đềgì đềucó thể gọi đến số điệnthoại này. Điều này trở nên đơn giản hơn và cũng giúp cải thiện nhận thức của chính phủ vì giờ đây mọicông việc được giải quyết một cách tậptrung thay vì ngườidân phải đến hàng chục bộ phận khácnhau.

Do sự phổ biến của điện thoại thông minh và các ứng dụng nhắn tin, thành phố cũng đã hìnhthành một chương trình có tên Digital Citizen cho phép các cá nhân truy cập các dịch vụ của thành phố, nhận thông báo và nhận tài liệu số. Thànhphố cũng đang thựchiện một chatbot để cung cấp cácthông tin này trong ứng dụng What's App, vì 90% người Argentina đã có ứng dụng đó trên điện thoại của họ.

Để cải thiện nền hành chính công, thành phố Buenos Aires cũng đang chuyển từ một chính phủ dựa trên trực giác sang một chính phủ dựa trên bằng chứng. Ví dụ, thànhphố đã tạo ra một mô hình cho phép thànhphố dự báo vị trí, thời gian và quy mô một trường học ở mỗi khu phố trong thành phố.

Các sáng kiếnTPTM ở Buenos Aires nhằm cải thiện cách điều hành của chínhquyền và cách người dân trải nghiệm thành phố.

Canterbury-Bankstown: Hình thành một kế hoạch TPTM

Canterbury-Bankstown là thànhphố nằm ở phía tây nam Sydney, thuộc bang New South Wales của Australia. Giống như các hội đồng củacác thành phố khác của Australia, nguồn kinhphí thực sự hạn chế.

Canterbury-Bankstown cũng độc đáo ở chỗ thànhphố cómột hội đồng tốt nhất ở Australia, với sốnhân viên kháít ỏitrênđầu dân số phục vụ-thànhphố có 373.000 người, trong đó 44% cư dân sinh ra ở nước ngoài và 60% nói ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh.

5 thành phố thông minh điển hình trên thế giới - Ảnh 4.

Canterbury-Bankstown may mắn có một thị trưởng ủnghộ các dự án thành phố thông minh. Thịtrưởng đã rất quan tâm, điều mà Patrhyce chobiết là lợithế để các công việc được ưu tiên vànhững thay đổi được thúc đẩy.

Patrhyce và cộngsự đã đưa ra một lộ trình TPTM để định hướng. Tài liệu toàn diện này đềcập tất cả những điều mà chính quyền địa phương hứa hẹn sẽ làm, cùng với việc đặt ra các ưu tiên và theo dõi các xu hướng mới.

Để giải thích về lộ trình, Patrhycecho biết, "Ltrình đi vào ba điều đơn giản: con người, địa điểm và quy trình." Trong phiên bản cuối cùng, lộ trình cũng bao gồm yếu tố thứ tư chính sách.

Về con người, lộ trình tập trung vào việc tạo ra một cộng đồng luônđược thông tin và gắn kết. Điều này bao gồm việc xây dựng văn hóa đổi mới trong chính quyền địa phương. Để đạt được điều đó, lộ trình phân cấp tổ chức, làm cho mọi người trong tổ chức được trao quyền để tự mình thay đổi. Do đó, khía cạnh "người dân" của lộ trình bao gồm cáccông dân và chính quyền địa phương, và nó cũng mang lại các mối quan hệ đối tác và các bên liên quan khác.

Lộ trình nàycũng tìm cách tạo ra các địa điểm thông minh. Điều này bao gồm suy nghĩ về cách thành phố sử dụng các địa điểm và cơ sở hạ tầng cũng như cách các địa điểm được duy trì.

Cuối cùng, lộ trình bao gồm yếu tố của các quy trình thông minh, có nghĩa là thiết lập các nền tảng, kế hoạch, chính sách và thủ tục cho phép thành phố giải quyết các vấn đề và hoạt động hiệu quả. Về quy trình, dữ liệu là thành phần quan trọng thúc đẩy cải tiến liên tục trong Canterbury-Bankstown.

Patrhyce nói: "Vai trò của tôi là trao quyền cho mọi người trong tổ chức và dẫn dắt họ thông qua mục đích, niềm đam mê và khả năng,làm cho họ hiểu rằng họ có thể làm những điều khác biệt và suy nghĩ khác đi một chút và thực hiện những cải tiến thực sự cho ngườidân".

Praha: Thành lập công ty TPTM do Nhà nước sở hữu

Cộng hòa Séc là một quốc gia với 10 triệu dân nằm ở trung tâm Châu Âu. Thủ đô Praha là thành phố lớn nhất trong của Cộng hòa Séc và đóng góp khoảng 30% cho nền kinh tế của đất nước.

Praha phải đối mặt với nhiều thách thức tương tự như các thành phố khác. Thành phố đang phát triển, và những người muốn sinh sống trong thành phố mong đợi một cuộc sống thoải mái, họ đặt nhiều kỳ vọng vào mọi thứ từ nhà ở, giao thông đến quản lý chất thải và năng lượng.

Tại Praha, các dự án TPTM được giải quyết bởi một công ty riêng biệt thuộc sở hữu của nhà nước. Tại đây, Pavel Tesar, đại diện của công ty đó, thảo luận về cách thức hoạt động của thỏa thuận này và một số dự án mà họ đã thực hiện.

Công ty nhànước này được thành lập để đáp ứng nhu cầu về CNTT và TPTM của Praha. Lợi thế là công ty có thể làm việc nhanh chóng và hiệu quả theo yêu cầu của thành phố và không gặp vấn đề về ngân sách. Mặt khác, Pavel chobiết việc nhận được sự chấp thuận có thể khó khăn vì đôi khi các tổ chức thành phố không hợp tác tốt và bản thân công ty không có vai trò ra quyết định trực tiếp.

Công ty đã tạo ra một chính sách mà trong nội bộ gọi là Pipeline. Chính sách quản lý quy trình này hữu ích vì nó hướng dẫn các ý tưởng thành hiện thực.

Thành phố hiện đang vậnhành 60 dự án, một số dự án đã hoàn thành và một số dự án mới. Công việc được xử lý bởi một nhóm gồm120 nhân viên.

Công ty thu hút các bên liên quan để hỗ trợ các dự án. Điều này bao gồm cả lĩnh vực kinh tế và học thuật. Họ không tự coi mình là 'bộ não giỏi nhất', nhưng biết rằng thông qua làm việc với các bên liên quan, họ có thể tiếp cận với những bộ óc sáng giá nhất trong và ngoài nước.

5 thành phố thông minh điển hình trên thế giới - Ảnh 5.

Chiến lược cho các dự án TPTM được chia thành 5 lĩnh vực - di động, tòa nhà thông minh, thành phố không rác thải, con người trong môi trường đô thị và du lịch. Lĩnh vực thứ sáu là nền tảng dữ liệu là dự án hàng đầu.

Các dự án bao gồm nền tảng dữ liệu đã đề cập trước đó, cũng như các dự án cảm biến để phân tích giao thông và môi trường, hệ thống bán vé giao thông khu vực và giám sát/tiết kiệm năng lượng.

Pavel cho biết bất kỳ ý tưởng CNTT hoặc TPTM nào thành công thông qua hội đồng đều do nhóm của anh giải quyết. Trong khi thànhphố đã đạt được nhiều tiến bộ trong nhiều lĩnh vực, thànhphố vẫn đang nỗ lực để tìm ra các giải pháp tốt cho các vấn đề khác, bao gồm nhu cầu có thêm các trạm sạc để làm cho việc di chuyển điện tử hoạt động trong thành phố.

Những TPTM điểnhình trên vẽ nên bức tranh về những gì đang diễn ra trên thực tế trong các sáng kiến TPTM trên toàn cầu, nơi công nghệ và đổi mới đang được sử dụng để giải quyết các vấn đề của thành phố và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
5 thành phố thông minh điển hình trên thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO