Diễn đàn

5G - Công cụ quan trọng giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát triển kinh tế số

BM 30/09/2024 17:08

5G sẽ là công cụ quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, dự kiến sẽ đóng góp 20% GDP của đất nước vào năm 2025.

screenshot_20240930-163639_facebook.jpg
Toàn cảnh hội thảo "Chuyển đổi số 2024 - Động lực phát triển kinh tế số Việt Nam".

5G - Hạ tầng số quốc gia quan trọng

Chuyển đổi số (CĐS), kinh tế số, nền tảng số, đổi mới sáng tạo,... giờ đây không còn là khái niệm mới mẻ nữa, mà trở thành xu hướng chủ đạo, mục tiêu và nhiệm vụ căn bản đối với nhiều quốc gia. Việt Nam đã đưa ra tầm nhìn đến năm 2030 trở thành quốc gia số ổn định và thịnh vượng; tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý điều hành của chính phủ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN), phương thức sống và làm việc của người dân.

Phát biểu khai mạc hội thảo "CĐS 2024 - Động lực phát triển kinh tế số Việt Nam", ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư cho biết, phát triển số tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số trở thành một trong những phương thức phát triển chủ đạo mới để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng và kiên cường trước các thách thức trong thế giới nhiều biến động và khó dự báo trước. Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.

Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hoá cấu trúc nền kinh tế.

Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 và 2030, kinh tế số sẽ đóng góp tương ứng 20% và 30% GDP. Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10% vào năm 2025, tăng lên gấp đôi vào năm 2030 và Việt Nam sẽ nằm trong số 30 quốc gia dẫn đầu về công nghệ thông tin, chỉ số cạnh tranh và đổi mới sáng tạo vào cuối thập kỷ này.

“Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy CĐS nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả”, ông Lê Trọng Minh nhấn mạnh. Đó cũng là một quan điểm cơ bản trong Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng CĐS thì việc phát triển hạ tầng số, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu có vai trò quan trọng. Theo bà Rita Mokbel, Tổng Giám đốc Ericsson Việt Nam, một trong những động lực chính cho quá trình CĐS là kết nối. Một nghiên cứu do Ericsson thực hiện cho thấy rằng tăng trưởng 10% về băng rộng di động sẽ giúp GDP tăng 0,08%. Trong khi các chính phủ đầu tư vào hạ tầng vật lý như đường cao tốc, cảng biển,... để phát triển kinh tế thì nhiều chính phủ cũng đầu tư phát triển một hạ tầng kết nối quan trọng đó chính là 5G để thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Chia sẻ nội dung này tại một số quốc gia trên thế giới, bà Rita Mokbel cho biết Ấn Độ đang có tốc độ triển khai 5G nhanh nhất trên phạm vi toàn cầu, với 446.000 trạm gốc 5G trong vòng chưa đầy 19 tháng. Đến nay, vùng phủ sóng 5G đã đạt trên 90% dân số Ấn Độ. Hiện nay, Ấn Độ có trên 119 triệu thuê bao 5G với mức độ sử dụng dữ liệu trên 5G lớn nhất khoảng 21GB dữ liệu trên 1 đầu thuê bao 5G. Nhờ đó, Ấn Độ đã chuyển từ vị trí 86 lên 16 trong bảng xếp hạng toàn cầu về hiệu năng của mạng 5G.

Chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ manh mẽ quá trình này thông qua việc phân bổ phổ tần nhanh chóng trên quy mô lớn, đồng thời hỗ trợ tiến trình triển khai 5G của các nhà mạng. Hiện 5G là hạ tầng số quốc gia quan trọng của Ấn Độ. Đến năm 2040, 5G dự kiến sẽ đóng góp cho nền kinh tế số Ấn Độ khoảng 460 tỷ USD

Tại Malaysia, 5G đã phủ sóng khoảng 80% dân số. Malaysia cũng nằm trong top 3 quốc gia đứng đầu về triển khai 5G. Dự kiến 5G sẽ đóng góp từ 28 - 35 tỷ USD cho nền kinh tế số Malaysia vào năm 2030.

Theo bà Rita Mokbel, 5G sẽ cung cấp lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia đi tiên phong, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế số trong tương lai. Tác động như vậy cũng sẽ hiện thực hoá tại Việt Nam.

5G - Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt Nam

Cũng theo Tổng Giám đốc Ericsson Việt Nam, 5G có tiềm năng trở thành một nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, cho phép tự động hóa, nâng cao năng suất và tối ưu hóa quản lý tài nguyên. Các ngành như sản xuất, logistics và thành phố thông minh sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Bà Rita Mokbel cho rằng Việt Nam đang đạt được những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là thông qua việc đấu giá tần số 5G. 5G sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy công nghiệp 4.0, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, hạ tầng mạng 5G dùng riêng sẽ cho phép các DN đổi mới sáng tạo, giúp nâng cao năng suất và cắt giảm chi phí, đồng thời, mang lại cơ hội doanh thu mới cho các nhà mạng viễn thông.

Ví dụ, ngành sản xuất sẽ được hưởng lợi từ việc áp dụng các khái niệm và công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0, đạt được hiệu suất cao hơn và chất lượng tốt hơn. 5G là cầu nối thành công cho các trường hợp ứng dụng và giải pháp doanh nghiệp mới, nhờ vào khả năng kết nối liền mạch, đáng tin cậy và an toàn.

"Nhìn chung, 5G sẽ là công cụ quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, dự kiến sẽ đóng góp 20% GDP của đất nước vào năm 2025”, bà Rita Mokbel nhận định.

Trong khi đó, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), tháng 4/2024 Bộ TT&TT đã chính thức cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho các nhà mạng viễn thông thông qua việc đấu giá các băng tần với số tiền ấn tượng lên tới 12.700 tỷ đồng. Đây là minh chứng cho cam kết của các DN trong việc đầu tư vào công nghệ 5G và đây mới chỉ là khoản kinh phí ban đầu.

Trong những tháng vừa, qua các DN đã bắt đầu đầu tư các phần hạ tầng của mình. Cụ thể, trước mắt các DN sẽ xây dựng hệ thống 5G để phục vụ các khu vực có lưu lượng 4G bị nghẽn và tập trung vào các khu vực có khu công nghệ cao, nhà máy thông minh (những khu vực mà công nghệ 4G không đáp ứng được yêu cầu về độ trễ thấp và tốc độ cao).

"Công nghệ 5G với vai trò xây dựng hạ tầng đi trước chắc chắn sẽ tạo ra một hạ tầng sẵn sàng cho các thành phần kinh tế tham gia vào ứng dụng, sử dụng công nghệ 5G", ông Nguyễn Phong Nhã nhấn mạnh./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: "Báo chí phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc"
    Phát biểu tại lễ trao giải Búa liềm vàng lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
  • Tân Tổng thống Mỹ thu hồi Sắc lệnh về giảm thiểu rủi ro AI
    Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi sắc lệnh hành pháp năm 2023 do cựu Tổng thống Joe Biden ký nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro mà trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra cho người dùng, người lao động và an ninh quốc gia.
  • Giải pháp xây dựng nền tảng ứng dụng AI trong doanh nghiệp
    Nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) kỹ thuật số tích hợp nhiều công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, các giải pháp CNTT điều khiển từ xa và phân tích dữ liệu để cải thiện việc cung cấp dịch vụ CNTT và điện tử viễn thông (ĐTVT).
  • Báo chí Cộng hòa Czech đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính
    Báo chí và truyền thông Cộng hòa Czech những ngày qua liên tục đăng tải thông tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đặc biệt nhấn mạnh việc hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược, mở ra nhiều cơ hội tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại cũng như trong các lĩnh vực khác giữa Việt Nam và Cộng hòa Czech.
Đừng bỏ lỡ
5G - Công cụ quan trọng giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát triển kinh tế số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO