Chính phủ số

Ấn Độ thực hiện nhiều giải pháp số bao trùm

Hạnh Tâm 08/10/2023 07:58

Kể từ năm 1947, Ấn Độ đã đạt được những đỉnh cao mới trong lĩnh vực khoa học, cơ sở hạ tầng và công nghệ.

Ấn Độ đã thực sự thành công trong việc hướng tới nền kinh tế thị trường tự do đang phát triển nhanh chóng, từ việc nâng cấp chính sách đối ngoại, các lợi ích quốc gia đến áp dụng các hình thức đổi mới công nghệ.

Với các sáng kiến số mới như hệ thống thanh toán trực tuyến UPI, Ấn Độ đã từng bước thể hiện tiềm năng của mình với tư cách là quốc gia dẫn đầu mới nổi trong tương lai.

Một trong những mục tiêu của của Thủ tướng Modi trong chuyển đổi số (CĐS) của đất nước Ấn Độ là giúp người dân Ấn Độ có điện thoại thông minh và Internet tốc độ cao. Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi của sáng kiến này là tính hiệu quả, chi phí thấp, tính toàn diện và tính bản địa sẽ mang lại sự hài hòa và cơ hội cho hòa nhập số.

a4.jpg
Thủ tướng Modi

Việc đạt được giấc mơ nền kinh tế số của Thủ tướng Modi sẽ là nguồn động lực cho mọi công dân Ấn Độ. Đó có thể là việc tiếp thu những lý tưởng kinh doanh mới, sự phát triển trong lĩnh vực chuỗi khối (blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), lĩnh vực CNTT (IT) hoặc kết nối các vùng sâu, vùng xa của đất nước thông qua 5G.

Điều gì khiến Ấn Độ trở thành điểm nóng về số hóa?

Điều này phải kể đến công lao của các nhà cung cấp ngành công nghiệp năng động, những nhà đổi mới am hiểu công nghệ, các nhà lập pháp lạc quan và những công dân đầy tham vọng.

Người ta tin rằng vào cuối thập kỷ này, nền kinh tế Ấn Độ sẽ đạt 5.000 tỷ USD, trong đó kinh tế số đạt 1.000 tỷ USD.

Vậy, điều gì khiến Ấn Độ trở thành ứng cử viên lý tưởng cho CĐS? Có rất nhiều lý do như lực lượng lao động thiên về kỹ thuật, thị trường thương mại cạnh tranh hay sự mở rộng của tầng lớp trung lưu. Ngoài ra còn một số lý do khác bao gồm:

Hỗ trợ cho vay của Chính phủ

Các cơ quan trung ương và tiểu bang đã tạo ra rất nhiều chiến dịch và sáng kiến chú trọng đến số hóa giúp các doanh nghiệp và cá nhân phát triển mạnh trong tất cả các lĩnh vực.

Hơn nữa, chính phủ Ấn Độ luôn cố gắng làm việc ở mọi cấp độ để giúp tất cả các công ty có thể tiếp cận ý tưởng, đầu tư hoặc thiết lập những hoạt động của mình.

Ví dụ, thông qua các sáng kiến vì lợi ích cộng đồng như chương trình Aspirants District Programme, chính phủ đặt mục tiêu truyền bá làn sóng công nghệ nhằm cải thiện sự tham gia của người dân vào phát triển kinh tế Ấn Độ. Ngoài ra, Ấn Độ xây dựng các luật dựa trên dữ liệu được hỗ trợ bởi các tiêu chuẩn CNTT để củng cố tiến trình phát triển tiềm năng.

Ấn Độ có một số chương trình số đáng chú ý do chính phủ lãnh đạo, bao gồm:

Ấn Độ số (Digital India)

Nhằm sử dụng công nghệ để trao quyền cho người dân Ấn Độ, chính phủ do Thủ tướng Modi lãnh đạo đã phát động chương trình Ấn Độ số nhằm mục đích hướng tới sự CĐS của đất nước thông qua các kế hoạch và chính sách khác nhau.

Ví dụ, chương trình JAM [gồm Jan Dhan (Quy hoạch tài chính toàn diện), Aadhaar, Mobile (di động)] đã đảm bảo người nghèo nhận được các quyền lợi đúng hạn. Trong khi đó, chương trình SWAMITVA Yojana đang nỗ lực gửi hồ sơ số về đất đai cho các chủ sở hữu hợp pháp.

Cứ như vậy, thông qua Digital India, chính phủ thực hiện những nỗ lực to lớn nhằm cung cấp khả năng truy cập Internet đến những vùng sâu, vùng xa của đất nước, giới thiệu các chương trình kỹ năng số số...

Các ứng dụng UPI (Union Paid Interface)

Một trong những cải tiến được đón nhận nhiều nhất từ chính phủ Ấn Độ là việc ra mắt phương thức thanh toán số Union Paid Interface (UPI). Phương thức này không chỉ đơn giản hóa toàn bộ các giao dịch số mà còn tạo niềm tin vào công nghệ cho người dân.

a1.png

Vào tháng 7/2022, các giao dịch UPI trên khắp Ấn Độ đã vượt qua 6 tỷ USD. Thủ tướng Modi khẳng định: “điều này cho thấy quyết tâm của người dân Ấn Độ trong việc nắm bắt công nghệ số và làm cho nền kinh tế sạch hơn”.

Các hoạt động hàng ngày liên quan đến các mô hình thanh toán trực tiếp đã được chuyển sang các phương pháp giao dịch điện tử của UPI, đây là một bước tiến lớn hướng tới CĐS của Ấn Độ.

Ứng dụng CoWIN

Trước sự tấn công của COVID-19, chính phủ Ấn Độ đã cho ra đời ứng dụng CoWin như một nền tảng số để hỗ trợ và truyền bá các nỗ lực tiêm chủng COVID. CoWin đã đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực của chính phủ nhằm đơn giản hóa quy trình quản lý vắc-xin thông qua một phương thức đăng ký duy nhất.

Hơn nữa, với tư cách là một phần của hệ sinh thái cung cấp dịch vụ, năm 2019 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, CoWin đã cung cấp những bài học quan trọng để củng cố kiến trúc cung cấp dịch vụ số trong nước.

Ứng dụng MyGov

Để tạo ra sự hòa nhập hơn giữa các công dân thuộc mọi thành phần, chính phủ đã ra mắt ứng dụng myGov. Đó là một nền tảng xã hội mời mọi người kết nối với chính phủ và đóng góp ý kiến.

Tính đến nay, ứng dụng này đã có gần 24,5 triệu người dùng đã đăng ký. Hầu hết tất cả các tổ chức trong nước đều sử dụng nền tảng này để thúc đẩy sự tham gia của người dùng bằng cách đăng các sự kiện, hội thảo, chiến dịch, cuộc thi mới nhất…

Ứng dụng này phát triển dựa trên sự gắn kết và tham gia của người dân bằng cách tạo ra các cổng phản hồi, bài xã luận, câu đố và thăm dò ý kiến để người dùng thu hẹp khoảng cách chính trị xã hội trong nước.

Tuổi trẻ ham học hỏi

Ấn Độ đã đào tạo ra những thế hệ trẻ tiên tiến, có tri thức và hiểu biết về công nghệ. Ví dụ, giới trẻ Ấn Độ đã kiên trì làm việc để truyền bá việc hỗ trợ vắc-xin Covid đến những vùng sâu, vùng xa trong đại dịch.

Tương tự, đối với CĐS, giới trẻ có thể đóng vai trò then chốt vì những tư tưởng và công nghệ của họ có sự tương đồng, do đó có thể giúp cho sự hòa nhập và truyền bá công nghệ mới đến các đối tượng khác một cách dễ dàng.

Hiệp hội khởi nghiệp

Với việc các công ty khởi nghiệp Ấn Độ đang chiếm lĩnh nền tảng toàn cầu mạnh mẽ thì các công ty khởi nghiệp đang là động lực cho sự phục hưng số của nền kinh tế Ấn Độ.

Vì các công ty khởi nghiệp là nhóm công cụ giữa công nghệ và phát triển kinh tế nên thật công bằng khi là một quốc gia mới nổi với tốc độ tăng trưởng số siêu nhanh, Ấn Độ đang đưa vấn đề này lên tầm toàn cầu.

Chia sẻ chuyển đổi số với các nước G20

Một trong những chương trình nghị sự hàng đầu của Ấn Độ với tư cách là chủ tịch G20 là thúc đẩy truyền thông về công nghệ số và CĐS trong hội nghị thượng đỉnh năm 2023.

Thủ tướng Ấn Độ cho rằng, trong tương lai việc sử dụng công nghệ hợp lý có thể giúp chống lại tình trạng đói nghèo toàn cầu kéo dài hàng thập kỷ.

Ấn Độ hy vọng có thể chia sẻ câu chuyện thành công của UPI với thế giới trong G20 để truyền thêm động lực hướng tới sự phát triển số của toàn xã hội. Các giải pháp số bao trùm của Ấn Độ có thể là động lực mạnh mẽ để nâng cao quy mô quản trị và tốc độ phù hợp với thời đại đang thay đổi./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Ấn Độ thực hiện nhiều giải pháp số bao trùm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO