ASEAN hướng tới một chính sách về đổi mới sáng tạo và phát triển AI

Lan Phương| 12/08/2019 20:56
Theo dõi ICTVietnam trên

Các chuyên gia về đổi mới sáng tạo số từ các nước ASEAN và quốc tế đã bàn thảo chuyên sâu về đổi mới sáng tạo số cho ASEAN.

Nhằm thúc đẩy hợp tác CNTT-TT tại ASEAN, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã chủ trì và tổ chức Diễn đàn ASEAN về đổi mới sáng tạo số lần thứ nhất (The 1st ASEAN Digital Innovation Forum) ngày 12/8/2019 tại Hà Nội.

Tham dự Diễn đàn có đại diện cơ quan quản lý ICT các nước và các nước đối thoại ASEAN gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hiệp hội thông tin di động thế giới (GSMA) cũng như các doanh nghiệp (DN) ICT…

Ông Triệu Minh Long, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế phát biểu

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Triệu Minh Long, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế đã chào mừng các đại biểu quốc tế đến tham dự Diễn đàn ASEAN về đổi mới sáng tạo được Bộ TTTT chủ trì và tổ chức lần đầu.

Chương trình của Diễn đàn bao gồm các phiên về cập nhật chính sách và quản lý đổi mới sáng tạo số của các nước ASEAN; trao đổi mô hình quản lý Sandbox; phát triển hệ sinh thái sáng tạo số và các bài học thực tế; triển khai Internet kết nối vạn vật (IoT) và đô thị thông minh; 5G và phát triển ASEAN số, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây và các hoạt động ưu tiên thúc đẩy hợp tác giữa các nước ASEAN. Diễn đàn cũng chia sẻ những hỗ trợ để thúc đẩy DN khởi nghiệp sáng tạo ở các nước ASEAN.

Kết quả trao đổi của Diễn đàn sẽ được trình Hội nghị Bộ trưởng ICT các nước ASEAN để đề ra các chính sách, hoạt động cụ thể cho ASEAN về đổi mới sáng tạo, AI cho giai đoạn 2020 – 2025, ông Triệu Minh Long cho biết.

Tại Diễn đàn, đại diện các nước ASEAN đã giới thiệu các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, công nghệ mới, khởi nghiệp, đào tạo nhân lực, phát triển DN khởi nghiệp, hạ tầng…

Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT – Bộ TTTT đã giới thiệu chương trình hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khởi nghiệp quốc gia của Việt Nam cho đến năm 2025. Chương trình nhằm tạo một môi trường để thúc đẩy, hỗ trợ việc hình thành và phát triển các DN có thể phát triển nhanh chóng thông qua việc nắm bắt khai thác sở hữu trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới.

Chương trình có 10 nội dung chính: Thiết lập cổng quốc gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Thành lập các trung tâm dịch vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo các các bộ/ngành, tỉnh/thành; Tổ chức Ngày khởi nghiệp sáng tạo đổi mới quốc gia; Thúc đẩy chương trình thương mại hoá công nghệ; Đào tạo và nâng cao khả năng và dịch vụ cho sáng tạo khởi nghiệp; Phát triển hạ tầng công nghệ cho khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; Tuyên truyền hỗ trợ khởi nghiệp; Kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, các quỹ hỗ trợ Việt Nam và thế giới; Giới thiệu các đối tác, nhà đầu tư và hỗ trợ thủ tục của các nhà đầu tư trong nước và DN khởi nghiệp để tiếp cận thị trường nước ngoài; Hỗ trợ tài chính cho R&D, thử nghiệm công nghệ, thị trường, đầu tư cho khởi nghiệp.

Việt Nam cũng đang dự thảo Chiến lược chuyển đổi số quốc gia với sự tham gia của các bộ/ngành, tổ chức. Nền tảng của chuyển đổi số bao gồm: hạ tầng số, nghiên cứu – sáng tạo, an toàn – an ninh mạng, nguồn nhân lực, các DN và tổ chức số.

Để thúc đẩy nghiên cứu đổi mới sáng tạo, ông Tuyên cho biết cần có chương trình cho công nghệ mới, tăng đầu tư cho công nghệ, kết nối chuỗi tri thức từ nghiên cứu đến thị trường, tăng cường hợp tác giữa chính phủ với DN, giới học thuật, chuyên gia để xây dựng chính sách và thúc đẩy hợp tác quốc tế về R&D công nghệ số.

Đại diện của GSMA đã đưa ra các khuyến nghị cho ASEAN thúc đẩy sáng tạo số theo 4 nội dung chính: Quản trị dữ liệu số, Thúc đẩy môi trường pháp lý cho sáng tạo, thiết lập các quy định nền tảng cho 5G; Thu hẹp khoảng cách sử dụng và kết nối mạng.

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2019 - So sánh giữa Mỹ và các nước ASEAN

Cụ thể, đối với quản trị dữ liệu số, ASEAN cần phải thiết lập không gian thử nghiệm chính sách; Xây dựng các quy định bảo mật dữ liệu thông minh.

Để thúc đẩy môi trường pháp lý cho đổi mới sáng tạo, các nước ASEAN ban hành một khung chính sách thử nghiệm mang tính cộng tác, toàn diện và chủ động cho ASEAN.

Để thúc đẩy mạng 5G, các nước cần ASEAN cần có những quy định để đảm bảo đủ phổ tần được hài hoà hoá và có chi phí hợp lý; đáp ứng phát triển mạng lưới và linh hoạt trong quy định để đảm bảo các dịch vụ 5G sáng tạo.

Để thu hẹp khoảng cách kết nối và sử dụng, cần phải có các sáng tạo về hạ tầng mạng lưới nông thôn, các mô hình kinh doanh sáng tạo.

Thúc đẩy AI để đổi mới các ngành

Cũng tại Diễn đàn, các đại biểu đã rất quan tâm tới phát triển AI trong ASEAN để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các ngành nghề.

TS. Y. J. Park, Trung tâm hợp tác CNTT Hàn Quốc tại Hà Nội đã chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy AI tại Hàn Quốc. Hàn Quốc hiện có 100 DN khởi nghiệp ứng dụng AI để chuyển đổi các ngành.

Hàn Quốc có nhiều chính sách để thúc đẩy AI. Về nguồn nhân lực, chính phủ Hàn Quốc sẽ thành lập 6 trường đào tạo về AI vào năm 2022 với mục tiêu đào tạo 5000 chuyên gia về AI, trong đó có 1400 nhà nghiên cứu và 3.600 chuyên gia về quản lý dữ liệu. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã công bố một sáng kiến đào tạo 600 nhân lực về AI để giải quyết nhu cầu ngắn hạn tức thời về tài năng AI.Hàn Quốc sẽ hỗ trợ các dự án quy mô lớn về AI trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh công cộng và dược phẩm.

Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ đầu tư vào hạ tầng để hỗ trợ các DN khởi nghiệp AI cũng như các DN nhỏ và vừa bằng cách tài trợ cho việc hình thành bán dẫn AI vào năm 2029 và các vườn ươm khởi nghiệp định hướng AI để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp AI mới nổi.

Đại diện trường Đại học Glasgow, Vương quốc Anh chia sẻ việc ứng dụng AI sẽ mang lại các cơ hội như tạo công ăn việc làm, các cơ hội kinh doanh mới, giảm chi phí, tạo các dịch vụ sản và sản phẩm mới và tăng chất lượng cuộc sống.

Tỷ lệ chấp nhận AI trong các ngành nghề tại các nước ASEAN

Tuy nhiên, đại diện đến từ trường Đại học Glasgow chia sẻ để thúc đẩy AI cần sự cộng tác của tất cả các bên liên quan từ giới học thuật, doanh nghiệp, tổ chức… Muốn thúc đẩy AI cũng cần chuẩn bị nhân lực, hạ tầng 5G, trong đó yếu tố an ninh, an toàn mạng cần được chú ý. Các nước ASEAN cần hợp tác để tạo không gian cho AI.

Diễn đàn đổi mới sáng tạo số ASEAN là hoạt động nằm trong chương trình hợp tác và triển khai Khuôn khổ quản trị dữ liệu số ASEAN (ASEAN Framework on Digital Data Governance), dự kiến sẽ được tổ chức thường niên.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
ASEAN hướng tới một chính sách về đổi mới sáng tạo và phát triển AI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO