Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường ATTT trong xử lý văn bản điện tử tại CQNN

Gia Bách| 20/04/2020 08:17
Theo dõi ICTVietnam trên

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Quyết định 04/2020/QĐ-UBND về quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý và lưu trữ văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn vào ngày 1/4/2020. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến công tác đảm bảo an toàn thông tin (ATTT).

ATTT trong xử lý văn bản điện tử tại cơ quan nhà nước ở BR-VT - Ảnh 1.

Quyết định trên có hiệu lực kể từ ngày 13/4/2020 và bãi bỏ Quyết định số 1842/QĐ-UBND ngày 05/9/2012 của Chủ tịch UBND Tỉnh ban hành Quy chế vận hành, liên thông văn bản qua mạng tin học giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Quy chế này được áp dụng đối với các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn có liên quan đến hoạt động gửi, nhận, quản lý và lưu trữ văn bản điện tử trên môi trường mạng giữa các cơ quan hành chính (CQHC) nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Các vấn đề cụ thể trong nội dung của qui chế này bao gồm: quy định về hoạt động tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý và lưu trữ văn bản điện tử giữa các CQHC nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; công tác quản lý, khai thác và sử dụng văn bản điện tử; quản lý, duy trì phần mềm Quản lý văn bản và điều hành; các điều kiện đảm bảo cho hoạt động gửi, nhận, quản lý và lưu trữ văn bản điện tử.

Ngoài các nội dung chính như: Giá trị pháp lý và kỹ thuật trình bày văn bản điện tử, Nguyên tắc và yêu cầu gửi, nhận văn bản điện tử, Các loại văn bản gửi, nhận dưới dạng điện tử, Sử dụng chữ ký số, chứng thư số, Bảo đảm giải pháp kết nối, liên thông, Yêu cầu và tạo lập hồ sơ điện tử, Nội dung và yêu cầu thông tin của văn bản điện tử v.v... Quyết định 04/2020/QĐ-UBND đã đặc biệt nhấn mạnh đến công tác ATTT, an ninh thông tin với các nội dung cụ thể như:  

Việc kết nối phần mềm Quản lý văn bản và điều hành của các CQHC nhà nước trên địa bàn tỉnh qua Trục kết nối, liên thông của Tỉnh phải được mã hóa, xác thực theo tiêu chuẩn về ATTT được Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

Các CQHC nhà nước có trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại cơ quan, đơn vị mình; Xây dựng quy chế bảo đảm ATTT của cơ quan mình; cử người phụ trách quản lý ATTT; kiểm tra định kỳ việc thực hiện các biện pháp bảo đảm cho hệ thống thông tin đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTT.

Ngoài ra, Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý và lưu trữ văn bản điện tử giữa các CQHC nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã thể hiện rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong gửi, nhận văn bản điện tử, bao gồm:

- Cản trở, ngăn cản trái phép hoặc thay đổi quá trình gửi, nhận văn bản điện tử trên môi trường mạng trong hoạt động của CQNN.

- Truy nhập, thay đổi, giả mạo, sao chép, tiết lộ, gửi, hủy trái phép một phần hoặc toàn bộ văn bản điện tử được trao đổi.

- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tài khoản điện tử, khóa mật mã, chứng thư số của người khác để gửi, nhận văn bản điện tử.

- Lợi dụng việc trao đổi văn bản điện tử để tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác và những thông tin bí mật khác do pháp luật quy định.

- Tạo hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi phá hoại hạ tầng công nghệ trong gửi, nhận văn bản điện tử.

- Gửi, nhận văn bản thuộc loại mật, tối mật, tuyệt mật.

- Soạn thảo, lưu trữ các văn bản, tài liệu, số liệu thuộc bí mật nhà nước trên máy tính và thiết bị điện tử có kết nối mạng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí chậm trong thời thông tin nhanh
    Trong những năm gần đây, trên báo mạng ở Việt Nam, chúng ta thường bắt gặp các thuật ngữ như e-magazine, long-form, mega-story… để chỉ những dạng thức, thể loại báo chí mới. Đây là những thuật ngữ báo chí được du nhập từ nước ngoài, nhưng ở Việt Nam, mỗi nơi hiểu một cách khác nhau, chưa có sự thống nhất.
  • Tin tặc tấn công có chủ đích The Washington Post
    Tờ The Washington Post tiết lộ một số nhà báo của toà soạn này đã bị tin tặc xâm nhập có chủ đích vào tài khoản email.
  • Doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị gì trước thềm Công ước LHQ về tội phạm mạng?
    Theo thông tin chính thức từ UNODC (United Nation Office on Drugs and Crime) – Cơ quan chủ trì soạn thảo Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng gọi tắt là Công ước Hà Nội (Hanoi Convention) sẽ được mở ký kết tại Hà Nội vào ngày 25-26/10/2025 và sau đó tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York cho đến ngày 31/12/2026. Công ước Hà Nội sau khi được thông qua sẽ đặt ra tiêu chuẩn mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chiến chống tội phạm mạng toàn cầu.
  • Cảnh báo lừa đảo mạo danh trên các nền tảng mạng xã hội
    Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát đi thông tin cảnh báo về việc mạo danh, lợi dụng danh nghĩa của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để huy động sự ủng hộ từ các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Ký kết MOU thúc đẩy giao lưu văn hoá thiền Việt – Hàn
    Ngày 13/6 tại Hà Nội điễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai Chương trình “Ngày hội thanh thiếu niên Đông Á giao lưu văn hóa thiền năm 2025” giữa Hội Thanh thiếu niên Moonsoo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN, Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Chân Tâm và Công ty cổ phần Phi lợi nhuận Temple Stay Việt Nam. Sự kiện góp phần thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hóa thiền cho thanh thiếu niên Việt Nam và Hàn Quốc.
Đừng bỏ lỡ
Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường ATTT trong xử lý văn bản điện tử tại CQNN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO