Không chỉ vậy, nó còn mở ra khả năng kết hợp các nguồn dữ liệu khác nhau để tạo ra giá trị thông tin sâu hơn qua các côngnghệtổnghợp, phân tích, đặc biệt với các côngnghệmới như AI, Big Data; đồng thời tăng cường khả năng dự báo, cải thiện chất lượng dịch vụ và thúc đẩy sáng tạo trong đô thị. Nói một cách hình ảnh thì đô thị là một "cơ thể" phức tạp, hệ thống của các hệ thống, mà trong đó chia sẻ dữ liệu làm cho thứ "máu"- dữ liệu của đô thị được luân chuyển thông suốt giúp cho cơ thể đô thị khoẻ mạnh, vận hành nhịp nhàng.
Tuynhiên,cómộtthựctếlàcáccơquanchínhquyềnđôthịnắmgiữrấtnhiềudữliệuvềmọimặtđờisốngđôthịđểphụcvụhoạtđộngcủacơquan,tổchứcmình,songchỉđểsửdụngnội bộ,trongmộthệthốngthôngtincụthể,tứclàtrongnhững "ốc đảo dữ liệu" chỉ được tiếp cận bởi một số lượng hạn chế người dùng. Việc mở các dữ liệu của chính quyền cho các tổ chức liên quan cũng như cho cư dân đô thị, do đó, trở thành một đòi hỏi cấp thiết. Nhiều đô thị trên thế giới đã ý thức về tầm quan trọng và đã đi trước chúng ta nhiều năm trong hoạt động này, cũng như đã thu được những kết quả khả quan và những bài học kinh nghiệm quý đáng để học tập.
London là một trong những ĐTTM lớn trên thế giới tiên phong trong chia sẻ dữ liệu. Chương trình dữ liệu mở của đô thị này đã được bắt đầu từ năm 2010 với sự ra mắt của cổng dữ liệu chung của đô thị - London Data Store1.
Cổng dữ liệu mở này hình thành một môi trường tin cậy cũng như cung cấp các công cụ để các cơ quan chính quyền đô thị thuận tiện trong công bố các tập dữ liệu của mình. Ban đầu, cổng lưu giữ 500 dataset với mục tiêu cung cấp thông tin minh bạch hóa các hoạt động và cải thiện hiệu quả làm việc của các cơ quan chính quyền đô thị. Tới năm 2012, London Data Store trang bị thêm Data Dashboard cung cấp cách nhìn trực quan thông qua các biểu đồ phân tích, giúp cho việc hiểu dữ liệu được dễ dàng hơn và dữ liệu được tiếp cận rộng rãi hơn.
Song hành với đó, cơ quan quản lý giao thông London (Transport for London hay Tf L) đã cung cấp các giao diện lập trình ứng dụng dữ liệu thời gian thực Unified API từ hạ tầng và các dịch vụ của họ để cho lập trình viên từ các startup hay các công ty công nghệ lấy dữ liệu tham gia xây dựng các ứng dụng phục vụ đời sống đô thị. Phòng Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo London (LOTI) cũng đưa vào sử dụng Information Sharing Gateway, một nền tảng để số hóa và tiêu chuẩn hoá quy trình khởi tạo các hợp đồng chia sẻ dữ liệu (ISA), giúp các tổ chức dễ dàng kết nối và chuẩn hóa quy trình ký kết thoả thuận chia sẻ dữ liệu.
Các hoạt động chia sẻ dữ liệu của London đã thu được những kết quả tích cực. Thống kê tháng 1/2020 cho biết nền tảng London Data Store đã tăng trưởng từ 500 tập dữ liệu ban đầu vào 2010 lên hơn 6.000 tập dữ liệu với khoảng 60.000 người dùng hàng tháng. Hội đồng thành phố ngày càng nhìn nhận dữ liệu là phương thức giải quyết các thách thức của thành phố thông qua các bản đồ và ứng dụng được mở cho đại chúng.
Một số ứng dụng điển hình như bản đồ thuê nhà London đã được 85.000 người sử dụng vào năm 2019 để giúp tìm nơi ở phù hợp. Bản đồ trường học cho phép các trường lên kế hoạch bố trí địa điểm cũng như cung cấp công cụ cho cha mẹ chọn trường cho con cái mình. Bên cạnh đó còn nhiều ứng dụng khác như bản đồ văn hóa, theo dõi chất lượng không khí, chống tắc đường... Những giá trị của London Data Store về dữ liệu mở đã hình thành nền tảng cốt lõi cho Kế hoạch Thông minh London (Smart London Plan) được thành phố London ban hành năm 2012, cập nhật lần 2 năm 2016 và được phát triển thành lộ trình biến London thành thành phố thông minh nhất thế giới Cùng làm London Thông minh hơn (Smarter London Together).
Quyết định sáng suốt của Tf L khi cung cấp các Unified API, thay vì việc tự mình xây dựng các ứng dụng, đã dẫn tới việc tạo ra hơn 700 ứng dụng, các sản phẩm và dịch vụ bởi các lập trình viên từ bên ngoài, cung cấp cho cư dân các tiện ích về đi lại tích hợp với các bản đồ số như Google Maps, Citymapper… Báo cáo của Deloitte năm 2017 đã ước tính có 42% dân số London sử dụng các ứng dụng này và việc mở dữ liệu của Tf L đã tạo ra hơn 500 công việc làm, tiết kiệm 130 triệu Bảng hàng năm cho người tham gia giao thông, London và bản thân Tf L. Tính tới thời điểm hiện tại, nền tảng Information Sharing Gateway cũng được sử dụng bởi gần 6.000 người dùng thuộc gần 3.000 tổ chức để quản trị 3.254 thoả thuận chia sẻ dữ liệu. Các tổng kết 10 năm chương trình chia sẻ dữ liệu London của Eddie Copeland, giám đốc LOTI, và của Viện Dữ liệu mở ODI cho thấy sự thành công của chương trình chia sẻ dữ liệu của London có được là nhờ sự hậu thuẫn lớn của lãnh đạo cấp cao của đô thị. Các đời thị trưởng khác nhau đều đánh giá rất cao vai trò của chia sẻ dữ liệu và coi nó là trụ cột xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển ĐTTM London.
Với tôn chỉ "mở mặc định, trừ dữ liệu không thể mở" như trong Hiến chương Dữ liệu mở Quốc tế2 họ đã đẩy nhanh số lượng các tập dữ liệu được công khai. Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực từ các lập trình viên bên ngoài dẫn tới dữ liệu được khai thác tốt hơn và đem lại hiệu quả ngoài mong đợi. Thay vì chỉ dừng ở mục tiêu minh bạch hóa hoạt động lúc ban đầu, London đã xác định lợi ích lớn nhất mà dữ liệu mở đem lại là thúc đẩy sự sáng tạo trong đô thị. London cũng đã tiến hành nhiều biện pháp thúc đẩy không chỉ việc công bố dữ liệu mà việc sử dụng các dữ liệu được công bố. Bên cạnh dữ liệu dành cho các chương trình máy tính hay các chuyên gia dữ liệu, là các phân tích trực quan cho đại chúng không có kiến thức chuyên sâu có thể thể hiểu được và sử dụng dữ liệu.
ChươngtrìnhchiasẻdữliệucủaLondoncũngliêntụcđượccậpnhật.Đầunămnay,nhân10nămLondonDataStore,thịtrưởngSadiqKhanđãkêugọicảitiếnnềntảngnày3.ViệnDữliệumởODIchorằngLondonDataStorecóthểcảithiệnthêmởphươngdiệnkỹthuậtnhưkhảnăngtìmkiếmdữliệu,cũngnhưởphươngdiệnphikỹthuậtnhưcầnthiếtlậpquanhệchặtchẽhơnvớicộngđồngđểxácđịnhnhữngdữliệucầnưutiênhaycungcấphướngdẫnchitiếtchongườisửdụngdữliệu,cùngnhiềubiệnphápkhácnữa.
Mặc dù xuất phát điểm ở các trình độ khác nhau, nhưng cách tiếp cận không quá thiên về đầu tư hạ tầng mà theo chiều hướng bottom-up, khai thác các nguồn lực sẵn có của đô thị của London là rất khả thi với các đô thị Việt Nam. Ở vị trí đi sau, đô thị Việt Nam có thể khai thác bài học kinh nghiệm của London và các đô thị đi trước khác để tối ưu hoạt động của mình và "đón đầu" để đẩy nhanh tiến trình xây dựng ĐTTM.
Tài liệu tham khảo:
1. https://oepndatacharter.net
2. https://www.computerweekly.com/news/252476443/Sadiq-Khan-calls-for-evolution-of-London-Datastore
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 17 +18 tháng 12/2020)