Truyền thông

Phấn đấu, sau năm 2025, mỗi người dân đều có Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Nguyễn Nhàn 02/11/2024 14:17

Các địa phương bảo đảm nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và các điều kiện cần thiết để thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp, Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID hoàn thành trong năm 2024; phấn đấu mỗi người dân đều sở hữu một Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID sau năm 2025.

14,6 triệu công dân đã tích hợp Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID

Bộ Công an cùng Bộ Y tế đang mở rộng triển khai Sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) trên ứng dụng VNeID. Hiện đã có hơn 32 triệu dữ liệu SKĐT được tạo lập. Trong đó, hơn 14,6 triệu công dân đã tích hợp sổ trên VNeID.

Với việc tích hợp này, dữ liệu của hơn 98% các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã được đồng bộ liên thông qua bảo hiểm xã hội (BHXH) để tích hợp vào VNeID, qua đó tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình khám chữa bệnh, cũng như đổi mới công tác quản lý ngành y tế.

Việc lập Sổ SKĐT mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể, người dân sẽ thay thế sổ khám bệnh giấy và sổ tiêm chủng giấy bằng Sổ SKĐT. Mỗi người dân sẽ có một sổ sức khỏe điện tử trọn đời, từ đó đi khám, chữa bệnh (KCB), tiêm chủng tại bất kỳ đâu cũng không phải mang theo giấy tờ thông tin khám, điều trị, tiêm chủng trước đó.

soduckhoedientu.jpg
Hơn 14,6 triệu công dân đã tích hợp SSKĐT trên VNeID.

Sổ SKĐT được áp dụng tại tất cả cơ sở KCB, bao gồm cả công lập và tư nhân, cũng như các hình thức khám ngoại trú, nội trú và KCB từ xa. Thông qua Sổ SKĐT, người dân có thể chủ động tìm kiếm kết nối, tương tác trực tuyến với bệnh viện, bác sĩ khi có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe.

Người dân cũng chủ động tự đánh giá yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe cá nhân và cập nhật dữ liệu y tế cơ bản của bản thân, người thân để chủ động trong việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe; được tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và tư vấn điều trị với người mắc bệnh mãn tính. Các bác sĩ được cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi người bệnh đến khám.

Bên cạnh đó, các thông tin trên VNeID có giá trị như trên bản giấy gồm: Thông tin cá nhân; số định danh công dân; thông tin thẻ BHYT; lịch sử KCB; phiếu hẹn khám lại; giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy. Thông tin sức khỏe cá nhân trên Sổ SKĐT có chế độ bảo mật như những thông tin khác trên VNeID.

Khi có Sổ SKĐT VNeID, người dân không cần phải mua sổ y bạ, các kết quả xét nghiệm, giấy chuyển tuyến, hẹn tái khám cũng không cần phải in ra, lưu trữ, giúp tiết kiệm nhiều chi phí. Sau mỗi lần khám, chữa bệnh, hồ sơ bệnh án sẽ được các cơ sở y tế liên thông với cổng tiếp nhận dữ liệu giám định bảo hiểm y tế để tiếp tục cập nhật trên Sổ.

Theo thông tin tại Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm Sổ SKĐT và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc, Sổ SKĐT tích hợp VNeID được triển khai rộng rãi sẽ giúp tiết kiệm hơn 1.150 tỷ đồng/năm chi phí mua sổ y bạ, cho 230 triệu lượt người khám bệnh…

Với những kết quả tích cực qua thực hiện thí điểm tại Hà Nội, bước đầu đã được người dân ghi nhận, hưởng ứng rất tích cực. Mục tiêu đến năm sau, mỗi người dân Việt Nam, kể cả người chưa có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đều sở hữu một Sổ SKĐT trên ứng dụng VNeID và 1/3 người dân khi đi khám chữa bệnh có bệnh án điện tử.

Tiếp tục đẩy nhanh triển khai Sổ sức khỏe điện tử

Cũng tại hội nghị trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra mục tiêu đặt ra đến năm 2025, 100% cơ sở y tế (bao gồm cả công lập và tư nhân) và 40 triệu lượt người dân sử dụng Sổ SKĐT. Sau năm 2025, mỗi người dân Việt Nam, kể cả những người chưa có thẻ BHYT đều sở hữu một Sổ SKĐT trên ứng dụng VNeID và 30% người dân khi đi khám chữa bệnh có bệnh án điện tử.

huong-dan.jpg
Sau năm 2025, mỗi người dân Việt Nam, kể cả những người chưa có thẻ BHYT đều sở hữu một Sổ SKĐT trên ứng dụng VNeID. (Ảnh: Internet)

Theo đó, tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển hạ tầng số, nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, tỉnh kết nối thông suốt với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các phần mềm nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, BHXH Việt Nam hoàn thành trong năm 2024.

BHXH Việt Nam xây dựng phương án kỹ thuật phù hợp để chia sẻ dữ liệu Sổ sức khỏe, Giấy chuyển tuyến, Giấy hẹn khám lại trên ứng dụng VNeID cho các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo tập trung, thống nhất và tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; an toàn thông tin mạng.

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu hoàn thiện Sổ SKĐT trên ứng dụng VNeID, xây dựng Sổ SKĐT cho trẻ em, nhất là thông tin tiêm chủng (ngay từ khi chào đời) gắn với VNeID của cha mẹ, người giám hộ hoặc trẻ em (nếu có); bổ sung các quy định để người dân sử dụng thay thế Sổ khám, chữa bệnh bằng giấy; Thành lập Tổ giúp việc triển khai Sổ SKĐT, Giấy chuyển tuyến, Giấy hẹn khám lại;

Xây dựng giải pháp, công cụ để giám sát các cơ sở KCB thực hiện liên thông dữ liệu Sổ SKĐT, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại, kết quả xét nhiệm để cơ sở KCB, bác sĩ khai thác thông tin Sổ sức khỏe trên VNeID trực tiếp từ phần mềm của cơ sở KCB, hoàn thành trong năm 2024.

BHXH Việt Nam bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và hỗ trợ việc liên thông dữ liệu từ các cơ sở KCB, để tích hợp hiển thị thông tin sức khỏe, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại lên Sổ SKĐT trên VNeID, tạo thuận lợi cho việc KCB theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính; thực hiện liên thông dữ liệu giữa các cơ sở KCB theo hướng dẫn của Bộ Y tế./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh khai thác nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế để tăng tốc xây dựng hạ tầng số Việt Nam
    Từ ngày 2-4/12/2024, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có các cuộc làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Lãnh đạo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, Lãnh đạo và chuyên gia hàng đầu về hạ tầng số và công nghệ số của Ngân hàng Thế giới và các nước trong khu vực Châu Á-Đông Âu.
  • Đông Nam Á sẽ có khoảng 680 triệu thuê bao 5G vào cuối năm 2030
    Đông Nam Á dự kiến đạt khoảng 680 triệu thuê bao 5G vào cuối năm 2030. Lưu lượng dữ liệu trung bình trên mỗi điện thoại thông minh tại Đông Nam Á dự báo sẽ tăng từ 19 GB/tháng vào năm 2024 lên 39 GB/tháng vào năm 2030.
  • Nghiên cứu về khai thác, sử dụng KOL trong quảng bá hình ảnh quốc gia
    Xác định đội ngũ KOL [1] - những người hiện đang nắm giữ sức mạnh truyền thông số, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ - là một trong những lực lượng chủ lực, lực lượng truyền thông mới của hoạt động thông tin đối ngoại và quảng bá hình ảnh quốc gia trên không gian mạng.
  • Chuyển đổi số góp phần phát triển bền vững cuộc sống người dân miền núi
    Có thể nói mục tiêu tổng quát của Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 hướng đến nhiều vấn đề, nội dung quan trọng, tất cả vì sự tiến bộ, phát triển, tăng trưởng bền vững cuộc sống cho mọi đối tượng đồng bào, người dân.
  • Người hùng ở bản Nùng Khâu Vai
    Lương Văn Hùng, chàng trai người Nùng (xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) là một trong những người đầu tiên trong bản đốt đuốc, lội bộ xuống huyện để học chữ. Anh cũng là người tiên phong làm du lịch, nuôi cá trên thượng nguồn sông Nho Quế…, tự mình xóa nghèo và giúp cả bản làng cùng thoát nghèo.
  • Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả, sát thực tiễn của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới
    Trong những năm qua, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Thành công đó có sự đóng góp quan trọng của công tác thông tin đối ngoại.
  • Xây dựng đô thị thông minh tạo hệ sinh thái bền vững cho Việt Nam
    Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đô thị thông minh trở thành một mô hình lý tưởng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ thông tin và dữ liệu lớn vào quản lý đô thị không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động báo chí tại Việt Nam
    Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với lĩnh vực báo chí, công nghệ AI đem đến nhiều bước ngoặt mang tính đột phá trong quy trình sáng tạo, sản xuất nội dung, trong hoạt động xuất bản cũng như làm thay đổi vai trò và vị thế của thế hệ công chúng số trong việc tiêu thụ các sản phẩm báo chí.
  • 3M kỷ niệm 30 năm đồng hành phát triển tại Việt Nam
    Ngày 4/12/2024, Tập đoàn 3M - một công ty khoa học toàn cầu - chính thức kỷ niệm 30 năm thành lập tại Việt Nam. Từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1994, 3M đã trở thành một đối tác quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp và kinh tế của đất nước.
  • Đa dạng hóa nguồn lực để phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn
    Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh các giải pháp nhằm huy động, đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi.
Phấn đấu, sau năm 2025, mỗi người dân đều có Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO