Diễn đàn

‏"Bố già" AI thế giới: Không nên thiết kế “bản năng sinh tồn” cho AI‏

NK 06/12/2024 08:38

Nguyên tắc quan trọng được GS. Yoshua Bengio - người được mệnh danh như một "bố già" AI trên thế giới, nên tránh thiết kế "bản năng sinh tồn" cho các hệ thống AI, để tránh trở thành những AI lừa đảo.

Ngày 5/12/2024, lần đầu tiên các chuyên gia công nghệ cùng các sinh viên, lãnh đạo doanh nghiệp (DN) được trực tiếp cập nhật những kiến thức tiên tiến nhất về trí tuệ nhân tạo (AI) từ Thiên tài AI thế giới - GS. Yoshua Bengio ngay tại Việt Nam.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Hội thảo công nghệ cấp cao “AI an toàn - Định hình đổi mới có trách nhiệm” (AI Safety – Shaping Responsible Innovation) do FPT tổ chức. Sự kiện thu hút hơn 200 người tham dự trực tiếp và hơn 15.000 người theo dõi livestream.‏

‏Trong khuôn khổ của sự kiện, GS. Yoshua Bengio đã có bài chia sẻ về chủ đề “An toàn AI” và tham gia “đối thoại” với ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT về “AI có trách nhiệm và tầm quan trọng của AI trong giáo dục” cũng như cùng chứng kiến lễ ra mắt Ủy ban Đạo đức AI trực thuộc Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA).

fpt_4168.jpg
GS. Yoshua Bengio: AI cần được xây dựng như công cụ phục vụ con người, vì các mục tiêu của AI có thể mâu thuẫn hoặc vượt ngoài ý định ban đầu của con người.

‏Chia sẻ mở đầu sự kiện, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho rằng những người tham dự sự kiện này thực sự là những người may mắn khi có được cơ hội gặp gỡ và học hỏi trực tiếp từ một trong những ngôi sao sáng nhất, người đặt nền móng cho sự phát triển AI của thế giới - GS. Yoshua Bengio, Nhà sáng lập, Viện trưởng Viện nghiên cứu AI hàng đầu thế giới, Mila. Vì theo ông Bình, “từ chính kinh nghiệm của cá nhân tôi cho thấy, “tọa độ bay” của một người phụ thuộc vào thầy của người đó là ai”. ‏

‏Định hình tương lai sáng tạo AI có trách nhiệm‏

‏Là một trong những nhà nghiên cứu quan tâm đến tác động xã hội và mục tiêu AI mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, GS. Yoshua Bengio cho rằng điều quan trọng nhất là việc phát triển công nghệ cần phải đi đôi với việc bảo vệ quyền lợi của con người và sự phát triển bền vững của xã hội. ‏

‏Chia sẻ tại sự kiện, GS. Yoshua Bengio cho rằng: “AI đang phát triển vượt bậc: hiệu quả sử dụng dữ liệu tăng 30%, hiệu suất thuật toán tăng gấp 3 lần, đầu tư vào lĩnh vực này trung bình đạt 100 tỷ USD/năm. Các đánh giá chuẩn mực cho thấy năng lực AI đã vượt qua khả năng của con người, đặc biệt là trong việc làm chủ ngôn ngữ và xử lý dữ liệu".

Tuy nhiên, sự tiến bộ nhanh chóng này đặt ra câu hỏi đáng lo ngại về khả năng kiểm soát những hệ thống AI thông minh hơn con người. Trong bối cảnh đó, một câu hỏi đạo đức lớn được đặt ra: Ai sẽ quyết định mục tiêu của AI? Sự cấp bách của việc hiểu rõ và hành động đúng đắn không chỉ là trách nhiệm, mà còn là yếu tố sống còn đối với tương lai nhân loại.

mr-yoshua-bengio_02.jpg
GS. Yoshua Bengio, không nên thiết kế "bản năng sinh tồn" cho các hệ thống AI, tránh việc trở thành những AI lừa đảo, thúc đẩy những lợi ích, mục tiêu không hoàn toàn vì hạnh phúc của nhân loại.

‏Một trong những nguyên tắc quan trọng được GS. Yoshua Bengio đưa ra là AI cần được xây dựng như công cụ phục vụ con người, không phải như những "tác nhân" có khả năng tự đặt ra mục tiêu và hành động để đạt được mục tiêu đó, vì các mục tiêu của AI có thể mâu thuẫn hoặc vượt ngoài ý định ban đầu của con người.

Do đó, theo GS. Yoshua Bengio nên tránh thiết kế "bản năng sinh tồn" cho các hệ thống AI. Điều đó có nghĩa là không nên thiết kế các hệ thống AI giống con người, có cảm xúc, ngoại hình và thậm chí cả ý thức, quyền tự quyết, tự chủ vì trí thông minh của chúng có thể nhanh chóng vượt qua con người và có thể trở thành những AI lừa đảo, thúc đẩy những lợi ích, mục tiêu không hoàn toàn vì hạnh phúc của nhân loại.‏‏

‏AI không cướp việc của con người‏

‏Theo GS. Yoshua Bengio, làn sóng sa thải trong ngành công nghệ không hoàn toàn là do hệ quả của sự phát triển AI, mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố điều chỉnh kinh tế. “AI thể hiện sự tiến bộ xuất sắc trong nhiều lĩnh vực nhưng chưa hoàn toàn thay thế được con người, đặc biệt ở những công đoạn đòi hỏi tư duy chiến lược, nghiên cứu …”, GS. Yoshua Bengio chia sẻ. ‏

‏Một thống kê năm 2023 về Tương lai của thị trường Lao động của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết, đến năm 2025, AI dự kiến sẽ tạo ra 12 triệu việc làm mới trên toàn cầu. Một nghiên cứu khác của McKinsey cũng cho thấy, AI có thể đóng góp vào việc tạo ra từ 20 triệu đến 50 triệu việc làm mới trên thế giới vào năm 2030.

Theo Chủ tịch Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình, AI cần được coi là một “đồng minh” chứ không phải một mối đe dọa lấy mất việc làm của con người. Việc học hỏi và ứng dụng AI là vô cùng quan trọng để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường lao động; bao gồm những hiểu biết cơ bản về AI, học máy, khoa học dữ liệu, cũng như các kỹ năng giải quyết vấn đề và phân tích để làm việc hiệu quả với các hệ thống AI.

chu-tich-hdqt-fpt-truong-gia-binh_01.jpg
Ông Trương Gia Bình: AI cần được coi là một “đồng minh” chứ không phải một mối đe dọa lấy mất việc làm của con người

‏Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã công bố thành lập Ủy ban Đạo đức AI. Sự kiện có sự chứng kiến của GS. Yoshua Bengio (Đại học Montréal và Viện Mila), người được mệnh danh là một trong những "Cha đẻ của trí tuệ nhân tạo"./.‏

Bài liên quan
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động báo chí tại Việt Nam
    Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với lĩnh vực báo chí, công nghệ AI đem đến nhiều bước ngoặt mang tính đột phá trong quy trình sáng tạo, sản xuất nội dung, trong hoạt động xuất bản cũng như làm thay đổi vai trò và vị thế của thế hệ công chúng số trong việc tiêu thụ các sản phẩm báo chí.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 startup công nghệ Việt Nam đang được chú ý
    Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tạo được môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
  • Tân Tổng thống Mỹ thu hồi Sắc lệnh về giảm thiểu rủi ro AI
    Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi sắc lệnh hành pháp năm 2023 do cựu Tổng thống Joe Biden ký nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro mà trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra cho người dùng, người lao động và an ninh quốc gia.
  • Giải pháp xây dựng nền tảng ứng dụng AI trong doanh nghiệp
    Nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) kỹ thuật số tích hợp nhiều công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, các giải pháp CNTT điều khiển từ xa và phân tích dữ liệu để cải thiện việc cung cấp dịch vụ CNTT và điện tử viễn thông (ĐTVT).
Đừng bỏ lỡ
‏"Bố già" AI thế giới: Không nên thiết kế “bản năng sinh tồn” cho AI‏
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO