Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đạt nhiều thành tích trong cải cách hành chính công

Minh Anh| 17/04/2020 16:54
Theo dõi ICTVietnam trên

Quý I vừa qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã nỗ lực hoàn thiện thủ tục cải cách hành chính công, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều văn bản cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực hỗ trợ an sinh, chính sách tiền lương được ban hành.

Cải cách hành chính đồng bộ

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - Lê Quân cho biết, trong Quý I, Bộ LĐTBXH đã ban hành nhiều văn bản cải cách hành chính (CCHC) của Bộ. Đồng thời ban hành kế hoạch tổ chức tổng kết thực hiện chương trình CCHC Nhà nước giai đoạn 2011- 2020 và xây dựng Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 (Quyết định số 98/QĐ-LĐTBXH ngày 21/01/2020).

Gần đây nhất, ngày 25/2/2020, Bộ cũng khai trương ứng dụng phần mềm kết nối trên thiết bị di động giữa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với Bộ và hỗ trợ khẩn cấp (COLAB SOS).

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đạt nhiều thàch tích trong cải cách hành chính công - Ảnh 1.

Bộ LĐTBXH thực hiện cải cách TTHC một cửa. (Ảnh: Minh Anh)

Một trong những điểm sáng trong Quý I/2020 là Bộ LĐTBXH đã ban hành, tổ chức triển khai Chương trình công tác (về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và văn bản khác) năm 2020 tại Quyết định số 03/QĐ-LĐTBXH ngày 02/01/2020. Đó là: trình Chính phủ Hồ sơ xem xét gia nhập Công ước số 105; trình Chính phủ dự thảo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Bộ cũng đã có kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC năm 2020. Đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ các điều kiện kinh doanh trước và sau khi bãi bỏ. Đơn giản hóa đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ LĐTBXH theo nhiệm vụ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ (Công văn số 120/VP-CCHC ngày 28/02/2020).

"Ngoài ra, công tác tinh giản đội ngũ công chức, viên chức, đào tạo, tuyển dụng đội ngũ cán bộ mới có năng lực, phẩm chất cũng được quan tâm. Bộ cũng đã tiến hành xây dựng Hệ thống một cửa điện tử của Bộ theo hướng dựa trên một nền tảng công nghệ thống nhất, một phần mềm thống nhất" - ông Quân nói.

Thực hiện cải cách tiền lương

Một trong những vấn đề được Bộ LĐTBXH đặt trọng tâm nghiên cứu chính là cải cách tiền lương.

Bộ đã và đang triển khai nghiên cứu, xây dựng Đề án thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ phù hợp với Nghị quyết số 28-NQ/TW (theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Thông báo số 73/TB-VPCP ngày 03/3/2020 của Văn phòng Chính phủ).

Bộ LĐTBXH đang bám sát Nghị quyết 28 của Trung ương, Luật Bảo hiểm Xã hội để có phương án xác định, tính toán điều chỉnh cho phù hợp với lương hưu từng thời kỳ, nhất là đối với lương hưu từ trước năm 1995.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đạt nhiều thàch tích trong cải cách hành chính công - Ảnh 2.

Bộ LĐTBXH tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách cải cách tiền lương cho người lao động. (Ảnh: Trần Thắng)

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết, từ năm 2021 tiền lương sẽ điều chỉnh theo lộ trình cải cách tiền lương. Hiện nay, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương, Nghị quyết 28 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 107 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27. Trên tinh thần của các nghị quyết, việc cải cách tiền lương bắt đầu thực hiện vào năm 2021 sẽ thiết kế bảng lương theo chức vụ, chức danh và vị trí việc làm. Bên cạnh trả trực tiếp bằng tiền theo chức danh, vị trí việc làm, vẫn có những loại phụ cấp thâm niên được quy theo % lương cơ bản.

Hiện Bộ LĐTBXH cũng đang tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ chế tính giá đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công lập: hướng dẫn thực hiện theo lộ trình chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ và các văn bản có liên quan để tăng tính cạnh tranh và đảm bảo lợi ích của các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách cải cách về thu nhập, tiền lương, tiền công, chính sách an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ.

Trước đó, vào tháng 5/2019, Tại Hội nghị công bố Chỉ số CCHC Par Index 2018 và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018 do Văn phòng Chính phủ tổ chức. Trong các Bộ, ngành được xếp hạng, Bộ LĐTBXH tiếp tục có bước cải thiện đáng kể, được xếp thứ 10/18 Bộ, ngành (năm 2017 xếp thứ 12/19 Bộ, ngành) và thuộc nhóm 5 Bộ, ngành có kết quả cao nhất từ điều tra xã hội học.

Năm 2020, Bộ LĐTBXH thực hiện CCHC sâu rộng, toàn diện. Bộ đang cung cấp 14 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4 tương ứng với 22 TTHC (trên tổng số 108 TTHC cấp Trung ương). Trong 3 tháng đầu năm 2020, các DVC trực tuyến của Bộ đã tiếp nhận và xử lý hơn 11.000 hồ sơ trực tuyến trên tổng số hơn 12.000 hồ sơ tiếp nhận.



Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đạt nhiều thành tích trong cải cách hành chính công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO