Diễn đàn

Bộ trưởng Bộ KH&CN chỉ đạo đổi mới phương thức quản lý KHCN, ĐMST

QA 09:15 06/06/2025

Vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chủ trì hội nghị của Bộ về rà soát tình hình thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết 57-NQ/TW trong 5 tháng đầu năm 2025.

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KHCN, ĐMST và CĐS) Bộ KH&CN đã làm việc với các đơn vị trong Bộ về rà soát tình hình thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết 57-NQ/TW trong 5 tháng đầu năm.

6 tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mới

Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu tham dự Hội nghị, ý kiến phát biểu của các Thứ trưởng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra một số ý kiến về các tư tưởng và quan điểm chỉ đạo mới và giao các nhiệm vụ cụ thể.

Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo đầu tiên là cần đổi mới tư duy, phương thức quản lý KH&CN và ĐMST: Cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ chế quản lý KH&CN, ĐMST. Tư tưởng mới phải được vận hành, chỉ đạo quyết liệt từ trên xuống, chủ động tìm kiếm, đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp đang nghiên cứu phát triển (R&D) dang dở để đi đến kết quả cuối cùng, thương mại hóa sản phẩm.

Thứ hai, ưu tiên hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý đột phá: Quyết tâm hoàn thành vượt tiến độ việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các Luật do Bộ KH&CN chủ trì, đặc biệt là các Nghị định, Thông tư liên quan đến 5 Luật mới, nhằm tạo lập môi trường pháp lý thực sự thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động KH&CN và ĐMST.

Các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện, gửi xin ý kiến rộng rãi dự thảo các Nghị định hướng dẫn 5 Luật do Bộ KH&CN chủ trì trong vòng 2 tuần sau khi các Luật được ban hành, đảm bảo hoàn thành trước thời hạn việc xây dựng và trình ban hành 16 Nghị định, 6 Thông tư và 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn 5 Luật do Bộ KH&CN chủ trì; tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để đảm bảo chất lượng, tiến độ trình Quốc hội thông qua 5 Luật trong kỳ họp thứ 9.

Thứ ba, phát triển hạ tầng KH&CN, ĐMST theo hướng tinh gọn, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm: Kiên quyết rà soát, sắp xếp lại hệ thống các tổ chức KH&CN công lập. Tập trung nguồn lực đầu tư cho các tổ chức mạnh, có tiềm năng, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Thứ tư, có cơ chế thử nghiệm chính sách (sandbox) linh hoạt và có kiểm soát: Xây dựng hành lang pháp lý chung cho sandbox trong Luật Khoa học, Công nghệ và ĐMST, Chính phủ sẽ quy định khung; Trao quyền chủ động cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai trong giới hạn cho phép và Chính phủ sẽ quyết định đối với các đề xuất vượt khung, tạo điều kiện cho các ý tưởng mới, công nghệ mới được thử nghiệm.

Thứ năm, thu hút và trọng dụng nhân tài là then chốt: Xây dựng và sớm ban hành Đề án trọng dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao với các chính sách đãi ngộ, cơ chế làm việc đặc thù, hấp dẫn, đặc biệt cho các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ chiến lược như AI, bán dẫn; Triển khai các chương trình kết nối, giao nhiệm vụ cụ thể và đánh giá hiệu quả rõ ràng.

Thứ sáu, Luật pháp phải đồng bộ, không chồng chéo: Quá trình xây dựng các Luật mới, ví dụ như Luật Công nghiệp công nghệ số, phải đảm bảo tính thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là các quy định về sở hữu trí tuệ, dữ liệu và giao dịch điện tử.

Khẩn trương xây dựng Đề án phát triển, trọng dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao, chuyên gia đầu ngành phục vụ phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia

Về giao nhiệm vụ, Bộ trưởng giao Thứ trưởng Phạm Đức Long chỉ đạo điều chỉnh thời hạn của các nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động năm 2025 của Bộ KH&CN thực hiện Nghị quyết 71/NQ-CP sớm lên 2 tháng.

Bộ trưởng giao Vụ Tổ chức cán bộ khẩn trương xây dựng Đề án phát triển, trọng dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao, chuyên gia đầu ngành phục vụ phát triển KH&CN, ĐMST và CĐS quốc gia để triển khai Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Thời hạn hoàn thành là 30/9/2025.

Cùng với đó, khẩn trương xây dựng và trình ban hành Đề án rà soát, điều chỉnh Quy hoạch các tổ chức KH&CN công lập; tổ chức đánh giá, sáp nhập, giải thể các tổ chức KH&CN công lập hoạt động không hiệu quả để tập trung đầu tư có trọng tâm trọng điểm cho các tổ chức mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo. Thời hạn hoàn thành: 31/7/2025.

Vụ Khoa học kỹ thuật và Công nghệ khẩn trương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Đề án Phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm Quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.

Cục Chuyển đổi số quốc gia chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Chuyển đổi số quốc gia, trình cấp có thẩm quyền thông qua trong tháng 10/2025.

Cục Chuyển đổi số quốc gia cũng khẩn trương xây dựng và trình ban hành danh mục, kế hoạch triển khai các nền tảng số quốc gia, nền tảng số dùng chung của các ngành, lĩnh vực, vùng và Kế hoạch triển khai.

Đồng thời khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai trung hạn Chương trình thu hút 100 chuyên gia giỏi để tham gia những chương trình phát triển AI trọng điểm quốc gia, đồng thời bồi dưỡng, đào tạo nâng cao với các tiêu chí đánh giá chuyên gia và mạng lưới trao đổi, hợp tác cụ thể.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, bao gồm: (1) đề xuất chỉ tiêu ở cấp cao nhất, (2) xây dựng quy chuẩn chất lượng, (3) nghiên cứu cơ chế thuê doanh nghiệp vận hành hiệu quả, và (4) đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ định doanh nghiệp đủ năng lực triển khai cho các địa phương.

Định kỳ công bố chất lượng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng.

Trong khi đó, Cục ĐMST khẩn trương hoàn thiện, đưa vào vận hành Sàn giao dịch KH&CN trong tháng 6/2025.

Các đơn vị gồm Vụ Khoa học kỹ thuật và Công nghệ, Cục Chuyển đổi số quốc gia, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin khẩn trương chuẩn bị nội dung Hội nghị chuyên đề của Ban Chỉ đạo Trung ương về công nghệ chiến lược, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn, dữ liệu và CĐS quốc gia./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Liên hợp quốc công bố các giải pháp bền vững, toàn diện dựa trên KHCN, ĐMST và chuyển đổi số
    Với chủ đề "Thúc đẩy các giải pháp bền vững, toàn diện, dựa trên khoa học và bằng chứng cho Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững và các Mục tiêu Phát triển Bền vững, hướng đến mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau", Diễn đàn Chính trị Cấp cao về Phát triển Bền vững (HLPF) 2025 đã diễn ra từ ngày 14/7 - 23/7/2025, dưới sự bảo trợ của Hội đồng Kinh tế và Xã hội tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, Mỹ.
  • Đại học Phenikka hướng tới mô hình Đại học đổi mới sáng tạo
    Mục tiêu của Đại học Phenikaa tới năm 2030 là phát triển thành công ít nhất 2 công nghệ lõi thuộc công nghệ chiến lược cấp quốc gia; tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như các công nghệ: bán dẫn, tự hành, tích trữ năng lượng, y - sinh, vật liệu tiên tiến.
  • Văn hoá "làm việc khó" giúp Viettel làm chủ cáp quang biển
    Các tuyến cáp quang biển sẽ đặt nền móng để Việt Nam trở thành trung tâm dữ liệu khu vực, thúc đẩy kinh tế số và vươn tầm quốc tế. Với hệ thống cáp biển đa hướng, dung lượng lớn và chiến lược làm chủ hoàn toàn về công nghệ, Tập đoàn Viettel đang khẳng định bản lĩnh và vị thế trong việc làm chủ hạ tầng kết nối quốc tế, phục vụ cho chiến lược phát triển hạ tầng số quốc gia.
  • 7 công bố đổi mới sáng tạo quan trọng của AWS
    Tại AWS Summit New York 2005 vừa diễn ra, AWS đã công bố một loạt những đổi mới sáng tạo quan trọng giúp các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và triển khai các AI agent một cách bảo mật ở quy mô lớn.
  • Bộ KH&CN kiểm tra toàn diện công tác ứng phó bão Wipha tại Thanh Hoá
    Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đức Long biểu dương và ghi nhận sự chuẩn bị chu đáo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hoá trong công tác ứng phó với bão số 3 - Wipha.
  • Chip ADC của CT Group làm được những gì?
    Bản thiết kế chip ADC của người Việt vừa ra mắt cuối tháng 6 vừa qua không chỉ tạo nên “cơn địa chấn” trong cộng đồng công nghệ mà còn mở ra bước đột phá quan trọng cho hành trình chuyển đổi số quốc gia. Đây có thể gọi là bước đột phá cực lớn của ngành bán dẫn tại Việt Nam và qua đó, khẳng định khả năng tự thiết kế chip, làm chủ công nghệ lõi của đội ngũ kỹ sư người Việt – từ công ty Diginal (một thành viên Tập đoàn CT Group).
  • Việt Nam trong Top 10 thế giới về Chỉ số AI
    Việt Nam vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ trí tuệ nhân tạo (AI) thế giới khi xếp thứ 6/40 quốc gia/vùng lãnh thổ về Chỉ số AI do Mạng lưới Nghiên cứu Thị trường Độc lập Toàn cầu (WIN) công bố tháng 7/2025.
  • Máy chủ Microsoft SharePoint bị tấn công, ảnh hưởng đến 100 tổ chức
    Theo Reuters, tính đến ngày 21/7, chiến dịch gián điệp mạng quy mô lớn nhắm vào phần mềm máy chủ Microsoft SharePoint đã khiến 100 tổ chức bị ảnh hưởng, chủ yếu ở là Mỹ và Đức.
  • Nhà mạng, bưu điện vừa chống bão Wipha vừa đảm bảo thông tin liên lạc, lưu thông hàng hóa
    Thực hiện chỉ đạo của Bộ KH&CN về đảm bảo hạ tầng viễn thông, vận chuyển để ứng phó bão Wipha, các doanh nghiệp viễn thông, bưu chính đã nỗ lực chuẩn bị các phương án ứng phó bão đảm bảo an toàn mạng lưới, thông tin liên lạc thông suốt.
  • Bộ KH&CN tổ chức đấu giá lại hai khối băng tần cho mạng 4G, 5G
    Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành phương án tổ chức đấu giá lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’.
Bộ trưởng Bộ KH&CN chỉ đạo đổi mới phương thức quản lý KHCN, ĐMST
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO