Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ của Việt Nam.
Là quốc gia đang phát triển, không bị ràng buộc bởi những truyền thống lịch sử khó thay đổi như một số quốc gia khác, Việt Nam có lợi thế khi đặt mục tiêu đưa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thành động lực chính cho phát triển.
TS Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông - người góp công lớn đưa internet về Việt Nam đã dành cho Nhân Dân hằng tháng cuộc trao đổi chung quanh Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị vừa mới ban hành và những vấn đề mang tính chiến lược trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06 với tinh thần "bắt kịp, tiến cùng và vượt lên", mục tiêu cuối cùng là phát triển đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân được thụ hưởng thành quả, ngày càng ấm no và hạnh phúc.
Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá quan trọng hàng đầu để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh.
Ban chỉ đạo được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong vài năm tới, có 65% công việc hiện tại sẽ bị thay thế bởi công nghệ. Đây cũng chính là cơ hội cho thế hệ thanh niên khuyết tật Việt Nam tiếp cận với đào tạo số, hướng nghiệp, khởi nghiệp, kinh doanh online, tham gia vào các hoạt động xã hội.
Nếu AI có thể phân tích dữ liệu với tốc độ vượt xa con người, nó cũng có thể bị khai thác để phục vụ cho các mục đích xấu. Các chính phủ đang gấp rút điều chỉnh chính sách để bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ này.
Chiều 4/3, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, Nghị quyết số 57 và cùng với chính sách mới được Quốc hội ban hành sẽ là cơ hội có một không hai với các nhà khoa học.
Đến ngày 30/6/2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
“Nghị quyết số 57 được ký đúng ngày 22/12 (Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam), muốn truyền thông điệp rằng những người làm khoa học công nghệ bây giờ cũng phải sống với tinh thần Quân đội như trong thời chiến”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Để Bưu điện Việt Nam chuyển đổi số thành công và trở thành doanh nghiệp bưu chính công nghệ, cần phát huy năng lực nội tại, cần có đội ngũ CNTT đủ mạnh, và một tinh thần sẵn sàng dám gánh vác sứ mệnh lớn, nhiệm vụ lớn để làm động lực phát triển và đóng góp cho cộng đồng, xã hội, người dân.
Tổng Bí thư nhấn mạnh quan điểm khi lựa chọn công nghệ, chúng ta phải phải đi tắt đón đầu. Thế giới đã rất phát triển, nếu không biết người ta đi đến đâu, chỉ đi theo thì mãi mãi đi sau, trì trệ, lạc hậu.
Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù.
Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra của Quốc hội báo cáo về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Trong lịch sử phát triển của thế giới không có một chính đảng nào có thể ra đời, tồn tại và phát triển nếu như đảng đó không đấu tranh vì đất nước, vì dân tộc. Gần một thế kỷ phát triển từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vững tinh thần tiên phong, đưa ra những quyết sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu lịch sử, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đã lãnh đạo đất nước giành được những chiến công hiển hách và những thành tựu được cả thế giới ngưỡng mộ.
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng Chuyển đổi số, lần đầu tiên tại Nghị quyết 57, khoa học, công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí "đột phá quan trọng hàng đầu" với những mục tiêu cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ áp dụng bộ chỉ số theo dõi đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị để biết rõ cấp nào, cơ quan nào hoạt động như thế nào.
Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo việc triển khai các nhiệm vụ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cần có trọng tâm, nhất là chú trọng tháo gỡ các rào cản về thể chế để phát triển khoa học công nghệ.
Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, mang tính đột phá và chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam.
Tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI diễn ra ngày 15/1, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đưa ra lời cam kết hưởng ứng tinh thần Nghị quyết 57 và đề xuất, kiến nghị một số vấn đề để triển khai nhanh chóng, hiệu quả Nghị quyết.
Đăng ký nhận bản tin miễn phí
Bản tin hàng ngày cập nhật các thông tin mới nhất về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trong nước và quốc tế.