Bùng nổ thể thao điện tử tại Đông Nam Á

TH| 03/01/2020 09:17
Theo dõi ICTVietnam trên

Tại Đại hội thể thao Đông Nam Á 2019, thể thao điện tử (eSport) lần đầu tiên trở thành một bộ môn thi đấu chính thức (tính huy chương), theo sự phê chuẩn của Ủy ban Olympic Quốc tế.

Một trong những lĩnh vực được hưởng lợi lớn nhất từnền kinh tế số đang phát triển ở Đông Nam Á chính là ngành công nghiệp game.

Sea, công ty phát hành game và thương mại điện tử (TMĐT), được biết đến trước đây với cái tên Garena đã trở thành công ty công nghệ Đông Nam Á đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York năm 2017.

Một xu hướng đang thúc đẩy thị trường game trong khu vực là sự phát triển của thể thao điện tử (eSport). Mảnh đất mới này đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng về cả người chơi lẫn người theo dõi.

eSport là hình thức tổ chức cuộc thi chơi điện tử giữa nhiều người chơi, đặc biệt giữa những game thủ chuyên nghiệp.Gần đây, eSport đã "gây bão" trên toàn thế giới với các cuộc thi quốc tế như The International và Intel Extreme Masters bởi số lượng lớn khán giả và mức tiền thưởng. Giải đấu International 2018 với tổng giải thưởng lên tới 25.532.177 USD là khoản tiền lớn nhất trong lịch sử eSport.

eSport được xem là thị trường màu mỡ, không chỉ đối với các game thủ, mà còn đối với các nhãn hiệu và các nhà sản xuất video game. Các giải đấu và các sự kiện khác có thể thu hút sự theo dõi của đám đông ngang ngửa với hầu hết các bộ môn thể thao chuyên nghiệp truyền thống như bóng đá, NFL hay NBA...

Theo báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Newzoo, doanh thu của eSport đạt 906 triệu USD trên toàn thế giới vào năm 2018 và dự kiến ​​sẽ tăng lên 1,5 tỷ USD vào năm 2020. Số liệu của Newzoo năm 2018 cũng cho thấy có khoảng gần 600 triệu người xem các chương trình eSport, trong đó 51% người xem đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổng cộng trong năm 2018 có khoảng 6,6 tỷ giờ nội dung video eSport được xem.

Năm 2016, các quốc gia Đông Nam Á đã quyết định nhảy vào thị trường này bằng cách tổ chức giải đấu eSport rất riêng của mình. Chính phủ Malaysia đã phối hợp với eSports Malaysia đăng cai tổ chức giải eSport đầu tiên tại ASEAN (AGES- Asean Games for eSports) với giải thưởng lên tới 256.000 USD.

Gần đây nhất, Đại hội Thể thao châu Á 2018, được tổ chức đồng thời ở Jakarta và Palembang, lần đầu tiên eSport được đưa vào danh mục thi đấu chính thức. Đã có 6 nội dung tranh tài là các trò chơi nổi tiếng hiện nay: 3 game chạy trên nền tảng PC/Console gồm League of Legends (Liên minh huyền thoại - LoL), Pro Evolution Soccer (PES), StarCraft 2, một game đa nền tảng là Hearthstone cùng 2 game di động Clash Royale và Arena of Valor (Liên quân Mobile).

Một lý do khác khiến thị trường eSport đang bùng nổ trong khu vực là do thu nhập trung bình tại khu vực ngày càng tăng. Theo báo cáo của Newzoo từ năm 2015, 6 quốc gia Đông Nam Á dẫn đầu về eSport là Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Singapore.

Báo cáo cho biết các quốc gia này chiếm 99% doanh thu eSport của khu vực.

Ngoài ra, Đông Nam Á được coi là thị trường eSport tiềm năng trên toàn cầu còn bởi sự phổ biến và quen thuộc với tiếng Anh. Theo Newzoo, đây là lý do chính tại sao thị trường ASEAN có thể dễ dàng thâm nhập hơn so với các quốc gia như Trung Quốc.Tại Singapore và Philippines, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chính thức.

Sự phát triển của ngành công nghiệp eSport đi cùng với gia tăng của các công ty game trong khu vực, từ đó thúc đẩy tạo việc làm ở Đông Nam Á. Gã khổng lồ ngành game Ubisoft đã mở một văn phòng mới tại Philippines và giải đấu game ESL One Genting ở Malaysia.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp địa phương cũng thành lập các studio mới để tập trung phát triển các chương trình game của riêng mình. Chẳng hạn, Streamline Studios ở Malaysia đã hợp tác với các công ty game lớn như Square Enix và Capcom.Họ cũng đã hợp tác với các nền tảng game được đánh giá cao như Final Fantasy XV, BioShock Infinite và Street Fighter V.

Có thể thấy, ngành công nghiệp game di động trong khu vực đang trên đà phát triển. Trên thực tế, số lượng người chơi game trên thiết bị di động có thể vượt qua lượng người chơi trên máy tính và chúng đang ngày càng phổ biến do dễ dàng bản địa hóa hơn. Đặc biệt, các dòng game eSport được thiết kế có thể chơi với thời gian ngắn hơn, mang tính cạnh tranh cao hơn nên dễ dàng thu hút được lượng lớn người chơi khi di động trở nên phổ biến.

Cùng với sự phổ biến của ngành công nghiệp game trong khu vực, không có gì ngạc nhiên khi nhiều công ty đang nhảy vào thị trường Đông Nam Á. Ali Games, công ty con của Alibaba, đã bắt đầu tung ra các trò game của họ tại khu vực này vào năm 2017, trong khi Tencent là cổ đông chính của Sea của Singapore.

Ngành công nghiệp game đã thực sự phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua và sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong thời gian tới. Với dân số trẻ ngày càng tăng, Đông Nam Á đang giành được một sự quan tâm lớn từ đấu trường quốc tế ở bộ môn eSport.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Bùng nổ thể thao điện tử tại Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO