An toàn thông tin

Các chuyên gia kêu gọi tăng cường các quy định quản lý công nghệ deepfake

AD 18:02 22/02/2024

Các chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó có cả Yoshua Bengio - nhà nghiên cứu AI tiên phong - đã ký tên vào lá thư ngỏ kêu gọi tăng cường quản lý hoạt động sáng tạo nội dung sử dụng công nghệ giả mạo khuôn mặt (deepfake) tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho xã hội.

ai.jpg
Công nghệ giả mạo khuôn mặt (deepfake) tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho xã hội.

Trong lá thư có đoạn nêu rõ, ngày nay, deepfake thường bị sử dụng trong sáng tạo các nội dung hình ảnh khiêu dâm, gian lận hoặc lan truyền các thông tin chính trị sai lệch. Khi AI phát triển ngày càng nhanh, việc tạo ra các hình ảnh deepfake lại càng dễ dàng hơn, do đó việc cần có các công cụ bảo vệ càng trở nên quan trọng hơn.

Những hình ảnh deepfake được sáng tạo nhờ các thuật toán AI và thường được dùng cho các nội dung hình ảnh, âm thanh và video bắt chước nhân vật có thật. Những tiến bộ không ngừng trong công nghệ này đã giúp AI tạo ra những hình ảnh ngày càng khó phân biệt với sản phẩm do con người tạo ra.

Lá thư có tiêu đề "Phá vỡ chuỗi cung ứng deepfake", đưa ra các đề xuất về cách quản lý các nội dung deepfake, trong đó có hình sự hóa mọi hành vi sử dụng công nghệ deepfake để sản xuất nội dung khiêu dâm trẻ em, áp dụng án phạt hình sự đối với bất kỳ cá nhân nào cố tình tạo ra hoặc tạo điều kiện cho việc lan truyền các nội dung deepfake gây hại; đồng thời yêu cầu các công ty AI ngăn chặn, đảm bảo các sản phẩm của họ không bị sử dụng để tạo ra các nội dung deepfake có hại.

Tính đến sáng 21/2, hơn 400 cá nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu học thuật, giải trí và chính trị đã ký vào lá thư, trong đó có cả các nhà nghiên cứu của Google và OpenAI.

Kể từ khi ChatGPT của OpenAI ra mắt công chúng vào năm 2022 và nhanh chóng trở nên phổ biến rộng rãi với các tính năng gây ấn tượng với người dùng như trò chuyện giống con người và thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác nhau, các nhà quản lý đã nghiên cứu các cách thức để đảm bảo những hệ thống AI không gây hại cho xã hội.

Đặc biệt, nhiều người có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu AI cũng đã cảnh báo về những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn của công nghệ này nếu nó được sử dụng cho các mục đích sai trái, đáng chú ý trong đó có lá thư của tỷ phú công nghệ Elon Musk vào năm ngoái, đã kêu gọi tạm ngừng 6 tháng việc phát triển các hệ thống mạnh hơn mô hình AI GPT-4 của OpenAI./.

Theo Reuters
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
    Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...).
  • Chuyển đổi số thành công không thể thiếu “niềm tin số”
    Muốn triển khai hiệu quả chiến lược số hóa quốc gia cần triển khai theo hướng tiếp cận từ trên xuống dưới và phải phù hợp với thực tế, đảm bảo có tầm nhìn rộng trong tương lai.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
Đừng bỏ lỡ
Các chuyên gia kêu gọi tăng cường các quy định quản lý công nghệ deepfake
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO