Doanh nghiệp số

Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam hợp sức để mở rộng thị trường tại Nhật Bản

TH 16:08 15/02/2023

Theo Asia Nikkei, 15 công ty công nghệ thông tin (CNTT) vừa và nhỏ của Việt Nam đã thành lập một liên minh để thúc đẩy các đơn đặt hàng từ các khách hàng Nhật Bản, với hy vọng đạt được được 3 tỷ yên (22 triệu USD) doanh thu trong 3 năm tới.

picture1-min.png
Công ty CNTT Việt Nam CodLUCK, một thành viên của liên minh gJDXP, chuyên phát triển ứng dụng điện thoại thông minh và phần mềm chuỗi khối.

Tháng 10/2022 đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ Liên minh đối tác chuyển đổi số Nhật Bản (JDXP). Liên minh được thành lập với mục đích giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động khai phá, mở rộng tại thị trường Nhật Bản. Đồng thời, đây là cơ hội để các công ty thành viên trao đổi, học hỏi trong các hoạt động phát triển, quản trị doanh nghiệp, đào tạo nội bộ.

Liên minh JDXP sẽ ký kết với các đối tác là công ty, hiệp hội tại Nhật Bản để cung cấp nhân lực chất lượng cao, giải pháp chuyển đổi số, thương mại điện tử, chuỗi khối (blockchain),… giúp các doanh nghiệp Nhật Bản giải quyết bài toán nhân sự công nghệ thông tin (CNTT), gia tăng hiệu quả vận hành doanh nghiệp, phát triển kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Trong số các công ty tham gia liên minh có những công ty được thành lập bởi các sinh viên tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội cũng như từ dự án phát triển nguồn nhân lực CNTT nói tiếng Nhật thuộc Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Chuyên môn của các công ty tham gia liên minh bao gồm các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ blockchain), thương mại điện tử, v.v... Tổng số nhân sự của 15 công ty thuộc liên minh hiện vào khoảng 1.200 người.

Ông Nguyễn Vũ Hiền, Giám đốc điều hành của CodLUCK Technology, một trong những công ty thuộc liên minh, cho biết: “Việt Nam có nhiều kỹ sư trẻ hơn so với Nhật Bản và chúng tôi có thể thích nghi nhanh chóng với các công nghệ tiên tiến nhất thế giới như blockchain”.

Ông Hiền từng theo học chuyên ngành CNTT tại Đại học Bách khoa Hà Nội và làm việc tại các công ty về CNTT của Nhật Bản tại Việt Nam trước khi thành lập CodLUCK vào năm 2020. Vào tháng 3/2022, công ty đã ra mắt dịch vụ hỗ trợ xây dựng thị trường mã thông báo không thể thay thế (NFT) và metaverse cho thị trường Nhật Bản. Với việc thành lập JDXP, công ty có kế hoạch tăng cường hơn nữa khả năng giành được các đơn đặt hàng từ thị trường Nhật Bản.

JDXP đã hợp tác với nhà tích hợp hệ thống cỡ trung bình của Nhật Bản Have a Talk làm đầu mối liên hệ để nhận đơn đặt hàng từ các công ty Nhật Bản. Kế hoạch được liên minh đặt ra là nhận đơn đặt hàng từ nhiều công ty Nhật Bản đang xem xét chuyển một số công việc sang Việt Nam cũng như các công ty khách hàng lâu đời của Have a Talk.

Have a Talk cung cấp các giải pháp cho khách hàng một cách nhanh chóng bằng cách chuyển giao công việc cho công ty liên minh một cách tối ưu. Have a Talk đang nhắm tới các đơn đặt hàng trị giá 600 triệu yên cho JDXP trong ba năm tới.

Theo Asia Nikkei, Việt Nam đã từng là điểm đến thuê ngoài phổ biến để phát triển hệ thống CNTT cho các công ty Nhật Bản trong một thời gian.

“Trước đây, việc thuê ngoài đối với các công ty CNTT Việt Nam giống như việc nhờ một công ty Việt nam làm một việc cụ thể gì đó”, đại diện Have a Talk cho biết.

Tuy nhiên, theo vị đại diện này, trong những năm gần đây, số lượng các công ty Việt Nam có năng lực công nghệ lớn hơn đối tác Nhật Bản đã tăng lên, do đó các công ty Việt Nam cũng được tin tưởng giao những công việc sáng tạo./.

Theo asia.nikkei, rabiloo
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • AI sẽ tác động như thế nào đến an ninh mạng vào năm 2025?
    Từ các hệ thống phòng thủ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đến các chiến thuật tấn công bằng phần mềm tống tiền (ransomware) ngày càng tinh vi, năm 2025 đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới cho ngành an ninh mạng.
  • TikTok và câu chuyện cung cấp dịch vụ tại Mỹ
    TikTok thông báo rằng họ đang "trong quá trình" khôi phục dịch vụ cho người dùng tại Mỹ. Động thái diễn ra chỉ hơn 12 giờ sau khi TikTok ngừng cung cấp dịch vụ để chuẩn bị đối phó với lệnh cấm.
  • 5 startup công nghệ Việt Nam đang được chú ý
    Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tạo được môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Hội nghị WEF lần thứ 55: Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh
    Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ trong hai ngày 21 và 22/1/2025.
  • Thủ tướng làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu
    Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc, chiều 19/1/2025, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU).
Đừng bỏ lỡ
Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam hợp sức để mở rộng thị trường tại Nhật Bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO