Các doanh nghiệp Mỹ tại ASEAN ưu tiên mở rộng đầu tư vào Việt Nam

TP| 26/08/2016 16:16
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo kết quả khảo sát của Asean Business Outlook 2017 thì có tới 40% các công ty Mỹ tại ASEAN đề cử Việt Nam là vị trí ưa thích của họ để đầu tư mở rộng cơ sở hoạt động.

Sau một thời gian xếp sau Indonesia, trong vòng hai năm qua Việt Nam đã nổi lên chiếm vị trí số một trong ASEAN về thu hút các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động trong khu vực này lên kế hoạch để mở rộng hoạt động của họ tạo Việt Nam vào năm 2017.

Theo kết quả khảo sát của Asean Business Outlook 2017 thì có tới 40% các công ty Mỹ tại ASEAN đề cử Việt Nam là vị trí ưa thích của họ để mở rộng cơ sở hoạt động, cao hơn con số 38% những người được hỏi đề cử Indonesia, 34% những người ủng hộ Myanmar và 30% những người được hỏi đề cử Thái Lan. Và xếp cuối danh sách này là chỉ có 6% số người được hỏi đề cử Brunei như là một nơi hấp dẫn để mở rộng hoạt động đầu tự và kinh doanh, trong khi đó các doanh nghiệp của Mỹ tại ASEAN mà có hoạch định mở rộng sự hiện diện của họ tại Singapore đã tăng 6% nâng con số đề cử lên 18%.

Khảo sát được tiến hành hàng năm với sự phối hợp của Amcham Singapore với Phòng Thương mại Mỹ và Amchams khác trong khu vực. Các cuộc khảo sát của Asean Business Outlook thăm dò ý kiến về kinh doanh của khoảng 500 giám đốc điều hành cấp cao đại diện cho các doanh nghiệp Mỹ ở tất cả mười nước thành viên Asean.

Sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các công ty của Mỹ không có gì là bí mật. Mỹ là thị trường lớn nhất của ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam, trong khi những gã khổng lồ công nghệ như Microsoft và Intel đã mở rộng đầu tư mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngoài ra, còn có nhiều đồn đoán về việc đầu tư mạnh từ “ông lớn” công nghệ khác như Apple.

Kết quả khảo sát của Asean Business Outlook 2017 nhấn mạnh sự lạc quan mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo các công ty Mỹ tại ASEAN đối với Việt Nam qua con số ấn tượng là 80% số người được hỏi đã nói rằng họ có kế hoạch mở rộng hơn nữa hoạt độngcủa họ tại đây, chỉ đứng con số 96% số người nói họ dự định tăng cường sự hiện diện của họ tại Myanmar. Hơn thế nữa, 61% các công ty Hoa Kỳ tại Việt Nam kỳ vọng lực lượng lao động của họ sẽ tăng trong năm nay, xếp ngay sau Myanmar với 87% số người được hỏi có kế hoạch tương tự.

Khi nói đến môi trường đầu tư ở nước sở tại thì có tới 72% các công ty Mỹ ở Việt Nam cho rằng môi trường đã được cải thiện, đứng thứ hai ngay sau con số 77% số người được hỏi ở Philippines. Với việc tìm kiếm lợi nhuận bổ sung thì các doanh nghiệp Mỹ tại Myanmar là lạc quan nhất với 91% dự báo tăng lợi nhuận trong năm 2017, còn tại Việt Nam con số này là 87%.

Malaysia là lựa chọn hàng đầu cho năm 2017 cho các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc có kế hoạch đa dạng hóa một số khoản đầu tư trong hai năm tiếp theo vào ASEAN, với 19% số người được hỏi đề cử đó là nơi dự kiến dịch chuyển kế hoạch đầu tư của họ. Con số này đối với Việt Nam và Lào là 17%, và Campuchia là 15%.

Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) có hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, thì có tới 93% các công ty Mỹ tại ASEAN tin rằng AEC có vai trò quan trọng đối với kế hoạch đầu tư trong tương lai của họ, với người được hỏi tại Indonesia và Lào thì gần như 100% nhất trí. Chỉ có 21% số người được hỏi cảm thấy rằng việc thực hiện đầy đủ các dòng hành động của AEC sẽ có ảnh hưởng đến địa bàn hoạt động của công ty họ, còn 19% cho biết kế hoạch mở rộng của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi vẫn đang diễn ra các cuộc đàm phán Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership- RCEP).

Tác động của TPP đối với đầu tư ASEAN

Khảo sát của Asean Business Outlook 2017 cũng ghi nhận tầm quan trọng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận rộng rãi giữa 12 quốc gia trên vành đai Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, đại diện cho 40 phần trăm của GDP toàn cầu. Hiện nay, TPP được ký bởi tất cả các thành viên, song chưa có quốc gia nào phê chuẩn, trong đó có cả Mỹ, một quốc gia làm động lực thúc đẩy TPP sau khi tham gia các cuộc đàm phán hiệp định thương mại vào năm 2008.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Mỹ tại ASEAN vẫn lạc quan vềTPP. 56% số người được hỏi ở các nước thành viên ASEAN TPP - Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam - tin rằng các thỏa thuận thương mại sẽ có lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực, trong khi 75% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam cho rằng TPP sẽ hỗ trợ họ cả về thương mại và đầu tư. Chỉ có 1 phần trăm nói nó sẽ cản trở việc kinh doanh của họ

Trong một cuộc bỏ phiếu thăm dò hỗ trợ cho các cuộc đàm phán TPP 61% trong số 2.017 người tham gia khảo sát của ASEAN Business Outlook thuộc Phòng Thương mại công nghiệp Mỹ tại Việt Nam cho biết các thỏa thuận thương mại sẽ ảnh hưởng đến việc bố trí các khoản đầu tư trong tương lai của họ, đây con số cao nhất từ trước đến nay trong số người được hỏi tại các nước ASEAN khác.

Còn đó những khó khăn: tình trang tham nhũng và thiếu hụt các kỹ năng

Tuy môi trường kinh doanh đạt được những thay đổi tích cực tại Việt Nam, song sự thiếu hụt đáng quan tâm vẫn còn tồn tại.

Mặc dù chính phủ Việt Nam đã nỗ lực để kiềm chế tham nhũng, nó vẫn còn khá phổ biến và đặc hữu. Kết quả là chỉ có 6% số người được hỏi cho biết họ hài lòng với các vấn đề không tham nhũng trong môi trường kinh doanh ở nước sở tại. Con số này chỉ nhỉnh hơn một chút so với ở Indonesia, Campuchia và Myanmar lần lượt là 5%, 4% và 0%, chỉ thua 1% so với con số ở Thái Lan với 7%. Các doanh nghiệp Mỹ tại Singapore và Brunei nơi có 95% và 53% tương ứng cho biết họ rất hài lòng nhất với việc không tham nhũng trong môi trường kinh doanh.

Quan liêu vẫn còn là một vấn đề ở môi trường kinh doanh này ngoài các luật bất thành văn và các quy định của pháp luật. Đa số doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam cho biết họ chưa hài lòng với các cơ quan quản lý. Chỉ có 8% của các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam bày tỏ hài lòng về sự phổ biến của chủ nghĩa bảo hộ của nước sở tại.

Các doanh nghiệp Mỹ tại ASEAN cũng cho biết về tình trạng thiếu hụt lao động, những người có sự sáng tạo phù hợp và các kỹ năng mang tính sáng tạo (45%), kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề (44%), và các kỹ năng kỹ thuật (44%). Lào là nước phải gánh chịu phần lớn sự thiếu hụt lao động có kỹ năng kỹ thuật (83%), trong khi đó tìm kiếm nhân viên có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề phù hợp lại là khó khăn lớn nhất tại Myanmar (74%). Còn tai Campuchia và Singapore, việc tìm kiếm nhân viên với sự sáng tạo và tính sáng tạo là những khó khăn nhất, có đến 58% số người được hỏi ở đó trả lời về vấn đề này.

Mặc dù vậy, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang chuyển động về phía trước với sức bất hoàn hảo. FDI vào Việt Nam đạt 11,2 tỷ đô-la Mỹ  trong nửa đầu của năm 2016, theo Cục Đầu tư nước ngoài, tăng 105% so với cùng kỳ năm 2015. Sự tin tưởng vào Việt Nam mà các doanh nghiệp Mỹ được thể hiện qua kết quả khảo sát của Asean Business Outlook 2016 bởi các số liệu đã xác nhận điều này. Cho dù rằng còn có tham nhũng và còn có những vấn đề về việc chưa hoàn thiện của pháp luật, Việt Nam vẫn đang củng cố vị trí của mình như là một trong những nam châm thu hút đầu tư mạnh nhất trong khối ASEAN.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Các doanh nghiệp Mỹ tại ASEAN ưu tiên mở rộng đầu tư vào Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO