Các vấn đề với iPhone, iPad và các thiết bị tái chế

Trương Khánh Hợp| 17/09/2018 17:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Bây giờ là thời đại của các thiết bị công nghệ. Nhưng trước khi bạn mua một thiết bị mới, hãy xem xét bên trong các trung tâm tái chế khi họ loại bỏ các cục pin lithium-ion bên trong các thiết bị cũ của mình.

Điều gì sẽ xảy ra với các thiết bị khi bạn đã loại bỏ chúng? Câu trả lời là chúng sẽ nổ tung.

Khi chúng ta bước vào những mùa mua những công cụ mới, hãy dành một chút thời gian để gặp gỡ những người sẽ xử lý các công cụ của bạn. Isauro Flores-Hernandez, người đã tách rời các điện thoại thông minh và máy tính bảng đã qua sử dụng để kiếm sống. Ông luôn sử dụng găng tay dày, kẹp kim loại và thùng chống cháy đỏ tại Cascade Asset Management, một bộ xử lý phế liệu điện tử. Ông sử dụng chúng để tháo các thiết bị bằng pin có thể phá nổ khi gặp lửa để tái chế.

Một góc của bàn làm việc của anh bị đốt cháy từ một chiếc iPhone của Apple. Nó đã bắt đầu bốc khói và sau đó phát nổ sau khi ông mở nó vào năm 2016. Năm ngoái, đồng nghiệp của ông đã phải ném một chiếc pin iPad chuẩn bị phát nổ và di tản toàn bộ khu vực.

Trên toàn thế giới, các xe chở rác và các trung tâm tái chế đang bốc cháy. Nguồn gốc của vấn đề chính là: pin lithium-ion dễ phát nổ được niêm phong bên trong các thiết bị điện tử yêu thích của chúng ta từ Apple, Samsung, Microsoft và nhiều sản phẩm khác. Chúng không chỉ nguy hiểm mà còn khó tách rời - làm cho chất thải điện tử ít sinh lời hơn, và góp phần vào cuộc khủng hoảng tái chế ngày càng tăng.

Ngày này, pin lithium-ion có thể sạc lại có trong điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay, tai nghe, đồ chơi, dụng cụ điện, xe tay ga, ván trượt và thuốc lá điện tử.

Những lợi ích của pin lithium-ion chính làm làm cho các thiết bị trở nên mỏng, mạnh mẽ và dễ sạc lại. Tuy nhiên chúng lại có những nhược điểm lớn. Chúng chứa Cobalt, loại nguyên liệu thường được khai thác một cách vô nhân đạo ở những nơi như Congo. Và khi bị nghiền nát, thủng, rách hoặc bị rơi, pin lithium-ion có thể tạo thứ mà ngành công nghiệp gọi là “sự kiện nhiệt”. Điều này xảy ra vì các pin này ngắn mạch khi bộ tách siêu mỏng giữa các phần dương và âm của chúng bị vỡ. Các bạn có còn nhớ sự kiện điện thoại thông minh Note 7 bị phát nổ của Samsung? Đó chính là một sự kiện nhiệt lithium-ion.

Các thiết bị cũ đều sẽ gặp vấn đề khi chúng ta vứt chúng vào thùng rác, hay bỏ chúng vào thùng tái chế, hoặc thậm chí khi bạn có trách nhiệm đưa chúng đến một trung tâm rác thải điện tử. HIện không có dữ liệu chính thức về các vụ cháy này, nhưng những câu chuyện giai thoại thì rất rõ ràng. Kể từ mùa xuân năm 2018, pin lithium-ion đã bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn tái chế ở New York, Arizona, Florida, Wisconsin, Indiana, Idaho, Scotland, Úc và New Zealand. Tại California, một cuộc khảo sát gần đây về các cơ sở quản lý chất thải cho thấy 83% các cơ sở xảy ra ít nhất một vụ hỏa hoạn trong hai năm qua, trong đó 40% là do pin lithium-ion gây ra.

Theo thống kê, tỷ lệ cháy khá thấp - chỉ 1 trong số 3.000 pin thiết bị di động mà Cascade xử lý đã xảy ra sự kiện nhiệt. Nhưng khi pin kết hợp với các vật liệu khác, hậu quả có thể là thảm họa. Vào năm 2016, Trung tâm môi trường Shoreway phục vụ Thung lũng Silicon đã phát đi 4 cảnh báo cháy mà nguyên nhân của nó là do pin lithium-ion không bị phát hiện giữa các loại rác khác trong hệ thống phân loại của nó. Thiệt hại hỏa hoạn lên tới 8,5 triệu đô la.

Làm thế nào để tái chế một iPad mà không khiến nó bị bắt lửa

Thật tệ khi pin lithium-ion là vấn đề nguy hiểm. Nhưng thông thường, các thiết bị được thiết kế mỏng và di động làm cho pin đặc biệt khó tháo ra.

Để có thể xem quy trình tái chế dưới con mắt của một nhà tái chế, tôi đã dành một ngày với Flores-Hernandez tại Cascade, công ty rác thải điện tử ở Wisconsin. Nó thu nhận tất cả các loại thiết bị điện tử từ các doanh nghiệp đã trả tiền để xóa dữ liệu và tái chế - khoảng 257.000 thiết bị vào năm ngoái. Khi có thể, Cascade tân trang lại các thiết bị hoặc thu hoạch các phần có giá trị. Khi thiết bị đã quá cũ, Cascade tách rời nó thành từng mảnh để cố gắng thu thập những phần có giá trị.

Nói thì dễ hơn là làm với một số thiết bị di động yêu thích của chúng ta. Trong số các máy tính bảng đã qua sử dụng của mình. Trước khi nó có thể được đưa đến một máy hủy thiết bị, nơi tách các vật liệu có thể được bị nung chảy, ông sẽ tháo pin của thiết bị ra - bằng tay.

Quá trình này mất 40 phút. Để có thể tháo được pin, đầu tiên Flores-Hernandez phải loại bỏ các thiết bị điện tử nằm bên trên của pin. Bước một: Anh đặt iPad lên một tấm gia nhiệt 100 độ trong khoảng bốn phút để làm chảy keo dính vào màn hình. Sau đó loại bỏ các mảnh kính vỡ, màn hình và hàng chục ốc vít nhỏ.

Không có dấu hiệu cho thấy sản phẩm của Apple có nhiều khả năng bắt lửa hơn các thiết bị khác (mặc dù Cascade cho biết các thiết bị của Apple đã là nguồn gốc của tất cả các vụ cháy của họ kể từ năm 2015). Nhưng iPad khó tách rời hơn. Flores-Hernandez cho biết: “Trên thang điểm từ 1 đến 10, tôi sẽ cho độ khó khi tách rời iPad điểm 8 hoặc 9”.

Sau khi làm nóng iPad một lần nữa để nới lỏng keo, ông sử dụng một loạt các máy ép nhựa để di chuyển pin – một bộ phận bằng phẳng và gần như rộng bằng iPad - từng chút một.

Các thiết bị nhỏ hơn với pin lithium-ion như bút vape và tai nghe khó phát hiện hơn trong một đống rác thải và thậm chí có thể khó tháo rời hơn. AirPods không dây của Apple, được iFixit phân loại là không thể tái chế t bởi vì chúng chứa ba pin, mỗi pin được niêm phong bên trong vỏ nhựa.

Rủi ro là các thiết bị như iPad cũ có thể trở thành không thể tái chế, ít nhất là về mặt kinh tế, đối với các công ty phế liệu sẽ không được trả tiền theo cách này hay cách khác. Ngày nay, các công ty vẫn có thể kiếm tiền bằng cách bán lại iPad. Nhưng ai sẽ xử lý tất cả các iPad cũ hiện đang bị vỡ, hỏng và đang đánh mất giá trị thị trường của nó?

Craig Boswell, người đồng sáng lập HOBI International, một công ty rác thải điện tử có địa điểm ở Arizona, Illinois và Texas cho biết: “Chúng tôi đang đạt đến điểm mấu chốt khi quá trình tách các vật liệu hiện tốn chi phí còn cao hơn giá trị của vật liệu có thể phục hồi. Điều này không chỉ áp dụng cho iPad, mà là hầu hết các thiết bị có thiết kế pin kín bên trong.”

Tại sao các thiết bị lại không sử dụng pin có thể tháo rời?

Các thiết bị không nhất thiết phải được thiết kế theo cách này. Trong năm 2014, điện thoại thông minh hàng đầu Galaxy S5 của Samsung có pin sạc có thể dễ dàng tháo ra. PalmPilot cũ sử dụng hai pin kiềm AAA có thể dễ dàng tháo ra. Pin có thể tháo rời có thể giúp Apple tránh được những vấn đề vế máy móc khi pin bị mòn có thể khiến iPhone bị chậm - và sau đó iPhone đã phải giảm giá dịch vụ cung cấp pin thay thế để có thể đổi lại tình cảm của người dùng.

Cách tiếp cận kín làm cho thiết bị điện tử mỏng hơn, đây là điều mà các công ty mong muốn. Họ cho biết pin có thể tháo rời yêu cầu sự che chắn bổ sung sẽ chiếm nhiều không gian. Pin được ẩn trong máy với tuổi thọ chỉ vài năm cũng là một cách để buộc khách hàng phải nâng cấp.

Apple, hãng đã dành nhiều các mối quan tâm như năng lượng sạch và hóa chất độc hại hơn hầu hết các công ty công nghệ lớn, hầu như không đơn độc trong việc thiết kế sản phẩm với những thách thức tái chế.

Apple đã thực hiện một số cam kết công khai về tái chế. Hãng cung cấp một chương trình thu hồi, nơi mà hãng trả tiền cho các sản phẩm được tái chế đúng cách tại các cơ sở mà nó vận hành. Một chương trình được tài trợ bởi ngành công nghiệp gọi là Call2Recycle năm ngoái đã thu thập 2,7 triệu pound pin lithium-ion.

Năm ngoái, Apple cho biết họ đang làm việc để hướng tới một chuỗi cung ứng “khép kín” cho các sản phẩm của mình, trong đó một ngày nào đó hãng sẽ làm cho sản phẩm từ những vật liệu tái chế hoặc tái tạo. Hãng cũng đã sử dụng robot có thể tái chế một số sản phẩm của mình một cách nhanh hơn và an toàn hơn cho con người. Robot mới nhất của hãng, có tên gọi là Daisy, có thể tháo rời 200 chiếc iPhone trong một giờ.

Cho đến nay, chỉ có một robot Daisy, và Apple đã không cho biết có bao nhiêu chiếc iPhone đã được tái chế. Các công ty tái chế xử lý hàng ngàn loại thiết bị điện tử khác nhau cho biết họ hoài nghi rằng họ sẽ thu được nhiều lợi ích từ một robot chỉ có thể tách rời một số thứ.

Hầu hết những người làm việc trong ngành công nghiệp tái chế đều đồng ý rằng có cách khắc phục tốt hơn: Quay lại thời kỳ của pin có thể tháo rời.

Vì vậy, với tư cách là người đánh giá tiện ích, hãy để tôi nói điều này rõ ràng với ngành công nghệ cao: Hãy từ bỏ nỗi ám ảnh về các thiết bị siêu mỏng của mình. Chúng tôi vẫn sẽ vui vẻ khi mang theo mình một thiết bị điện tử dày hơn một chút nhưng đồng nghĩa với việc chúng tôi thể dễ dàng thay pin cho chúng và có thể khiến chúng tồn tại lâu hơn - và cảm thấy tự tin hơn là chúng sẽ không bốc cháy tại các cơ sở tái chế.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Các vấn đề với iPhone, iPad và các thiết bị tái chế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO