Cao Bằng: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn

Đỗ Thêu| 12/10/2019 16:02
Theo dõi ICTVietnam trên

Thực hiện chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp.

Theo đó, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn tỉnh, hướng tới đảm bảo bền vững vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường tại các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), vùng khó khăn.

Những nỗ lực của ngành chức năng tỉnh Cao Bằng đã góp phần nâng cao chất lượng nước sạch và vệ sinh môi trường cho người dân vùng nông thôn.  Ảnh Lê Như

Theo số liệu từ Sở Y tế Cao Bằng, hiện toàn tỉnh Cao Bằng có khoảng 73% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu, trong đó, 49,73% nhà tiêu hợp vệ sinh; 94,5% trạm y tế xã, phường có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; 69,07% trường học có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; 56,66% hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại hợp vệ sinh.

Về cấp nước sinh hoạt nông thôn, toàn tỉnh có 866 công trình cấp nước tập trung, trong đó, 6,47% công trình hoạt động bền vững. 88% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 83,98% người nghèo được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” sẽ đầu tư cải tạo 12.600 đấu nối; phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 90% số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Năm 2019, việc thực hiện vệ sinh toàn xã được triển khai tại 6 xã: Phù Ngọc, Đào Ngạn (Hà Quảng); Chí Thảo, Phi Hải (Quảng Uyên); Đức Long, Đức Xuân (Thạch An). 3 công trình, cải tạo 17 công trình cấp nước sinh hoạt đã xuống cấp được xây mới nhằm đạt mức đầu nối mới trong năm là 5.880 đầu nối tại 26 xã thuộc 8 huyện trong tỉnh.

Theo đó, một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” là đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Vì vậy, tỉnh Cao Bằng luôn chú trọng tổ chức các hội nghị tập huấn kiến thức về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cho cán bộ và người dân tại các địa phương.

Cụ thể, trong năm 2019, tính đến thời điểm hiện tại, Chương trình đã triển khai được 6 hội nghị cấp tỉnh, huyện, xã; 4 lớp tập huấn truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh và hướng dẫn lập kế hoạch triển khai Chương trình; giám sát hỗ trợ các huyện, xã triển khai chương trình được 16 lần; xét nghiệm nước tại các trạm y tế xã, trường học triển khai Chương trình được 57 mẫu; tổ chức chiến dịch cổ động diễu hành nhân ngày Thế giới rửa tay với xà phòng...

Trong 2 tháng cuối năm 2019, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh sẽ tiếp tục giám sát thực hiện Chương trình tại cấp huyện, xã, thôn; xét nghiệm 63 mẫu chất lượng nước tại các trạm y tế xã, trường học thuộc các xã triển khai; hỗ trợ các xã tổ chức ngày hội vệ sinh, lắp đặt mô hình nhà tiêu mẫu cho 6 hộ gia đình tại 6 xã triển khai năm 2019; thực hiện các hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, cấp phát các tài liệu, sản phẩm truyền thông cho các đơn vị thực hiện chương trình; xây dựng các cửa hàng tiện ích; tiếp tục vận động người dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và nghiệm thu nhà tiêu hộ gia đình.

Dự kiến trong năm 2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng sẽ triển khai thực hiện hoạt động truyền thông thay đổi hành vi tại 8 xã/3 huyện: Quang Vinh, Xuân Nội (Trà Lĩnh), Tự Do, Hạnh Phúc, Hồng Định, Hồng Quang (Quảng Uyên), Cần Nông, Lương Can (Thông Nông); tổ chức 12 hội nghị triển khai Chương trình cấp tỉnh, huyện, xã; tổ chức 7 lớp tập huấn truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh và hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình, cửa hàng tiện ích/tổ thợ xây các xã về các mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh, hướng dẫn xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh…

Đồng thời, ngành y tế tỉnh cũng sẽ tổ chức sự kiện truyền thông cấp tỉnh, ngày hội vệ sinh tại 8 xã triển khai Chương trình; hỗ trợ xây mới 1.200 nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình thuộc các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách; xây mới, cải tạo 11 công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh cho 11 trạm y tế xã thuộc các huyện: Hòa An, Hạ Lang, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Thạch An và Bảo Lạc…, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình cũng như tiêu chí số 17 về môi trường nông thôn trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Cao Bằng: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO