Châu Âu công bố kế hoạch lập ví điện tử dùng chung

Ánh Dương| 02/06/2021 14:11
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhằm đảm bảo an toàn cho công dân khi truy cập vào các dịch vụ công và tư trực tuyến, hôm nay (2/6), Liên minh châu Âu (EU) sẽ công bố kế hoạch lập ví điện tử dùng chung được áp dụng cho toàn khối.

Theo Financial Times, ví điện tử sẽ lưu trữ các chi tiết thanh toán và mật khẩu một cách an toàn, đồng thời cho phép công dân 27 quốc gia thành viên EU có thể đăng nhập vào các trang web của chính quyền địa phương hoặc thanh toán các hóa đơn tiện ích như hóa đơn điện, nước… cùng với một loạt các dịch vụ tư nhân và công cộng khác bằng cách sử dụng một ID định danh trực tuyến duy nhất.

Cho đến nay, từng quốc gia thành viên EU đã phát hành ID kỹ thuật số của riêng mình, nhưng không phải tất cả đều tương thích và tỷ lệ sử dụng còn tương đối thấp, chỉ 19 quốc gia. Đại dịch COVID-19 đã khiến rất nhiều người quan tâm và chuyển sang sử dụng các dịch vụ mua sắm và thanh toán trực tuyến, EU sẽ thúc đẩy ý tưởng về ví điện tử toàn khối như một cách để tiếp cận các dịch vụ công và tư dễ dàng hơn.

Ứng dụng dùng chung trên toàn EU có thể được truy cập thông qua hình thức quét vân tay hoặc võng mạc và một số phương pháp khác, đồng thời ứng dụng này cũng sẽ đóng vai trò như một kho lưu trữ giúp người dùng có thể lưu trữ các tài liệu chính thức như bằng lái xe.

Ví tiền kỹ thuật số sẽ không bắt buộc, nhưng nó được cho là sẽ cung cấp cho công dân tính linh hoạt và bảo mật kỹ thuật số cao hơn. Để bảo vệ quyền riêng tư, giới chức EU sẽ thực thi sự phân tách theo cấu trúc để ngăn không cho các công ty truy cập dữ liệu người sử dụng ví cho bất kỳ hoạt động tiếp thị và thương mại khác.

Người dùng có thể sử dụng ví điện tử của mình để thuê ô tô từ xa thông qua các ứng dụng có thể xác minh danh tính và cấp chìa khóa điện tử để có thể lái xe đi mà không cần xếp hàng chờ đợi.

Theo các nguồn tin của Financial Times, quy trình này sẽ “đơn giản, an toàn và nó sẽ bảo vệ mọi người trực tuyến”.

Financial Times cũng cho biết Brussels đang tiến hành đàm phán với các quốc gia thành viên để thực hiện hướng dẫn về các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ việc triển khai ví điện tử, dự kiến sẽ đi vào hoạt động toàn diện trong khoảng một năm tới./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tại sao Đông Nam Á đặt cược lớn vào ngành bán dẫn?
    Ngành công nghiệp bán dẫn ở Đông Nam Á đã khẳng định được sự phát triển, với các công ty khởi nghiệp chip mới nổi lên để biến khu vực này thành trung tâm sản xuất công nghệ toàn cầu.
  • Hệ thống quản lý pin không dây và vấn đề bảo mật
    Quy mô thị trường hệ thống quản lý pin toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 35,14 tỷ đô la vào năm 2030, sẵn sàng tăng trưởng ở mức CAGR là 21,22% từ năm 2022 đến năm 2030. Khi công nghệ tiến bộ và các mối quan tâm về bảo mật và nhiễu điện từ EMI được giải quyết, wBMS sẵn sàng trở thành lực lượng thống trị trong tương lai của quản lý pin, định hình một thế giới nhẹ hơn, hiệu quả hơn và thông minh hơn.
  • Chuyển đổi số: Động lực mới cho hoạt động tình nguyện của tuổi trẻ Quảng Bình
    Với khát vọng vươn lên, tinh thần đổi mới, sáng tạo và nhiệt huyết của mình, thanh niên Quảng Bình đang dần khẳng định vai trò tiên phong, trở thành động lực quan trọng đóng góp vào thành công của công cuộc chuyển đổi số tại địa phương và cả nước.
  • Wikipedia ứng dụng AI để giảm tải cho biên tập viên tình nguyện
    Wikipedia vừa công bố kế hoạch tích hợp trí tuệ nhân tạo tạo sinh vào quy trình làm việc của đội ngũ biên tập, không nhằm thay thế con người mà hỗ trợ họ hiệu quả hơn.
  • Đến năm 2030, khoảng 95% mã code lập trình sẽ được tạo ra bởi AI
    Trí tuệ nhân tạo đang định hình lại ngành công nghiệp phần mềm, với 30% mã của Microsoft được tạo ra bởi AI. Các tập đoàn công nghệ lớn như Google và Meta cũng áp dụng AI, mở ra tương lai mới cho lập trình và thay đổi vai trò của kỹ sư.
Đừng bỏ lỡ
Châu Âu công bố kế hoạch lập ví điện tử dùng chung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO