Những gì đã diễn ra trong vài tháng qua đã cho chúng ta thấy, các doanh nghiệp (DN) có thể tăng tốc đáng kể việc chuyển đổi số. Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã buộc hầu hết các công ty phải chuyển đổi cực nhanh trên mọi lĩnh vực, từ các công cụ cộng tác trực tuyến đến việc đảm bảo truy cập từ xa cho các cơ sở sản xuất ở những địa điểm khác nhau.
Trên thực tế, trong báo cáo được thu nhập hàng quý của Microsoft cho Phố Wall (Thị trường Chứng khoán New York), CEO Satya Nadella cho biết, Microsoft đã thấy sự chuyển đổi số trong 2 tháng qua tương đương với 2 năm trước cộng lại. Khách hàng của Microsoft đang tìm cách nắm lấy việc "điều khiển từ xa" mọi thứ để điều chỉnh và tiếp tục hoạt động.
Khả năng chuyển đổi nhanh là một lợi thế cạnh tranh và có thể có tác động đáng kể đến lợi nhuận của các công ty. Tuy nhiên, các Giám đốc An toàn thông tin (CISO) và Giám đốc Công nghệ thông tin (CIO), thường cho biết, có sự chênh lệch lớn về mức độ sẵn sàng và khả năng điều chỉnh hoạt động, tùy thuộc vào các DN khác nhau.
Ví dụ: Các công ty trong lĩnh vực sản xuất đã bắt đầu chuyển sang ứng dụng đám mây, SaaS và có quyền truy cập từ xa có thể chuyển đổi nhanh hơn. Nhân viên làm việc tại đây có thể tiếp tục thay đổi dây chuyền sản xuất và quy trình sản xuất trong khi làm việc từ xa. Các nhà cung cấp dịch vụ như quản lý hiệu suất tài sản - thu thập và phân tích dữ liệu từ các tài sản vật chất trong hệ sinh thái sản xuất để dự báo.
Mặt khác, các công ty chủ yếu dựa vào cơ sở hạ tầng CNTT phải đối mặt với một nhiệm vụ phức tạp hơn nhiều, đó là duy trì cơ sở hạ tầng và cho phép nhân viên thực hiện công việc hiệu quả. Thực tế cho thấy, việc bảo mật kiến trúc hệ thống phù hợp đã khiến nhiều DN gặp rủi ro lớn hơn.
Vậy, điều gì đã cản trở nhiều công ty hoạt động trở lại, và làm thế nào để các công ty có thể bắt đầu tăng tốc với các sáng kiến kỹ thuật số và phát triển mạnh mẽ hơn sau đại dịch toàn cầu? Đây không phải là vấn đề công nghệ mà là vấn đề về con người.
Ba cách để tiến về phía trước, nhanh hơn
Dưới đây là ba khuyến nghị giúp thúc đẩy các sáng kiến giúp nhiều công ty có thể chuyển đổi nhanh chóng.
1. Người phụ trách chuyển đổi kỹ thuật số, có thể là Giám đốc Kỹ thuật số (CDO) hoặc một số trong tổ hợp các chức danh CIO, COO và CISO, phải thu hút được sự hỗ trợ từ phần còn lại của nhóm điều hành cho các dự án chuyển đổi kỹ thuật số.
Không có thời gian nào tốt hơn bây giờ để theo đuổi điều này, vì các đồng nghiệp của bạn đã trải qua những khó khăn và rắc rối khi không được chuẩn bị trước tình huống như khủng hoảng COVID-19. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, ngân sách không phải là yếu tố chính mà là tốc độ của mọi người và người phụ trách nên ở vị trí tốt hơn để nhận được sự hỗ trợ của họ.
Tuy nhiên, nếu ngân sách là một vấn đề trong quá khứ thì ở thời điểm hiện tại nó không còn là vấn đề nữa bởi vì nhiều thành viên hội đồng quản trị đã rất sẵn lòng sau đại dịch toàn cầu.
Gặp gỡ vài tuần một lần thay vì cứ sau vài tháng, tham gia các cấp độ hoạt động và cung cấp hướng dẫn trong thời điểm thử thách này, có thể sẽ đạt được sự đánh giá cao hơn của họ cho sự chuyển đổi số, tác động tích cực có thể có đối với DN. Có được sự hỗ trợ của các bên liên quan, chúng ta sẽ loại bỏ được sự tự mãn và hạn chế được sự quan liêu có thể có.
2. Bảo mật là một thành phần nền tảng của quá trình chuyển đổi số, vì vậy, hãy đảm bảo CISO được tham gia ở mọi giai đoạn. Khởi đầu hành trình chuyển đổi kỹ thuật số, các sáng kiến mở, các phương thức kết nối mới cho cơ sở hạ tầng DN, cho nhân viên chủ chốt hoặc thu thập dữ liệu từ thiết bị và lưu trữ và phân tích nó trên đám mây, có thể tối ưu hóa các quy trình và cắt giảm chi phí.
Tiến xa hơn trên hành trình này, sử dụng các thiết bị máy học, trí tuệ nhân tạo, nhận dạng khuôn mặt và các công nghệ khác... để tăng khả năng giám sát và quản lý quy trình sản xuất của công ty. Ví dụ, robot trong môi trường sản xuất công nghiệp đang bắt đầu được kết nối và cung cấp dữ liệu để đáp ứng với những thay đổi của nhà máy. Mỗi dự án chuyển đổi kỹ thuật số này có thể giúp thúc đẩy lợi thế cạnh tranh.
3. Truyền thông và minh bạch xung quanh các rủi ro có thể có liên quan đến các dự án chuyển đổi số sẽ phải đi một chặng đường dài để đạt được sự chấp nhận cho các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số. CISO có trách nhiệm giải thích tác động tương đối của các kịch bản xấu tiềm tàng, để nhóm điều hành và hội đồng quản trị hiểu được rủi ro và có thể chọn chấp nhận hoặc giảm thiểu nó.
Môi trường công nghệ vận hành (OT) là nơi các nhà sản xuất kiếm tiền và bất kỳ mối đe dọa nào đối với tính khả dụng hoặc thời gian hoạt động có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả mấu chốt, vì vậy hãy mở rộng các cuộc thảo luận về CNTT để đảm bảo là đã bao gồm bảo mật OT. Với các phương án kiểm soát bảo mật cho phép các nhóm CNTT và OT xem xét các quy trình và quản trị một cách toàn diện. Người đứng đầu dự án không chỉ ủng hộ việc chuyển đổi kỹ thuật số an toàn, mà còn có các công cụ để thực hiện công việc này một cách hiệu quả.
Con người đã quen làm mọi việc theo một cách nhất định và xu hướng tự nhiên của chúng ta là tiếp tục đi theo con đường cũ. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng, chúng ta sẽ sẵn sàng trải qua những khó khăn ngắn hạn để đạt được lợi ích lâu dài. Tận dụng thời điểm này để xây dựng sự đoàn kết, tập trung vào bảo mật, cải thiện giao tiếp và minh bạch, chúng ta có thể tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo lợi thế cạnh tranh, ngay cả khi khủng hoảng đã chấm dứt.