Làm được việc nặng và linh hoạt hơn
Universal Robots (UR), nhà sản xuất robot cộng tác, vừa thông báo đã sẵn sàng cung cấp ra thị trường mẫu UR16e, mẫu robot cộng tác (cobot) có khả năng tải trọng lên tới 16 kg.
UR16e kết hợp khả năng tải trọng lớn, tầm với của cánh tay đạt tới 900 mm và khả năng lặp lại tư thế, khả năng tái tạo chính xác các tư thế hoặc vị trí mong muốn và lặp lại với độ chênh lệch chỉ khoảng /- 0,05 mm. Điều này giúp UR16e trở nên lý tưởng cho các thao tác tự động như xử lý vật liệu nặng, xử lý bộ phận nặng và chăm sóc máy.
Ông Jürgen von Hollen, Chủ tịch của Universal Robots cho biết: “Trong môi trường kinh tế thiếu tính ổn định như hiện nay, các nhà sản xuất cần tìm kiếm các giải pháp linh hoạt để duy trì tính cạnh tranh. Với UR16e, chúng tôi đáp ứng nhu cầu về một robot cộng tác có thể giải quyết các nhiệm vụ nặng nề một cách đáng tin cậy và hiệu quả. Sự ra mắt sản phẩm này mở rộng đáng kể tính linh hoạt trong danh mục sản phẩm của chúng tôi và cung cấp cho các nhà sản xuất nhiều cách hơn để cải thiện hiệu suất, vượt qua các thách thức về nhân công và phát triển công việc kinh doanh của họ".
Được phát triển trên nền tảng e-Series sáng tạo của UR, UR16e mang đến những lợi ích, khả năng và giá trị to lớn cho các nhà sản xuất, bao gồm: Nhanh chóng và tinh gọn khi triển khai với việc lập trình dễ dàng và tiết kiệm không gian; Giải quyết các thách thức về lắp đặt máy móc hiệu quả và giảm chi phí; Lý tưởng cho xử lý vật liệu nặng và chăm sóc máy.
Ông von Hollen cho biết thêm: “Tại Universal Robots, chúng tôi tiếp tục vượt qua các ranh giới của những gì có thể với tự động hóa cộng tác. Ngày nay, chúng tôi giúp các nhà sản xuất có thể tạo doanh thu dễ dàng hơn bao giờ hết bằng việc tận dụng sức mạnh của tự động hóa với cobot có tải trọng lớn”.
Giống với những UR cobots e-Series khác; UR3e, UR5e và UR10e, UR16e bao gồm cảm biến lực tích hợp, 17 chức năng an toàn có thể điều chỉnh cấu hình, bao gồm thời gian dừng tùy chỉnh, khoảng cách dừng và luồng tự lập trình trực quan.
UR16e đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn an toàn và những đòi hỏi khắt khe nhất giúp sự cộng tác giữa người và robot được suôn sẻ. Những tiêu chuẩn an toàn bao gồm EN ISO 13849-1, PLd, Loại 3 và EN ISO 10218-1 đầy đủ.
Áp dụng robot trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam
Các quốc gia châu Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã bỏ xa phần còn lại của thế giới trong việc áp dụng robot trong khi Châu Âu và Hoa Kỳ bị bỏ lại phía sau.
Kể từ năm 2013, Đài Loan đã đứng thứ 6 trong số các thị trường robot quan trọng nhất trên thế giới về nguồn cung hàng năm. Lắp đặt robot tăng đáng kể giữa năm 2012 và 2017, trung bình 26% mỗi năm (CAGR). Trong năm 2017, doanh số robot đã tăng thậm chí 44% lên khoảng 10.900 chiếc, một đỉnh cao mới.
Ngành công nghiệp điện tử cũng chịu trách nhiệm cho việc tăng đáng kể doanh số bán robot tại Singapore trong năm 2017, tăng 72% lên khoảng 4.500 chiếc. Sau khi giảm trong những năm gần đây, doanh số bán robot ở Thái Lan đã tăng 28% lên 3.400 đơn vị trong năm 2017. Lắp đặt robot tăng 30% lên mức cao mới khoảng 3.400 đơn vị ở Ấn Độ, ngang với Thái Lan.
Việt Nam được xếp hạng là thị trường robot lớn thứ 7 toàn cầu vào năm 2017. Doanh số bán robot tại đây tăng từ 1.600 vào năm 2016 đến gần 8.300 trong năm tiếp theo nhờ ngành công nghiệp điện, điện tử. Việt Nam hiện cũng là nhà xuất khẩu đồ điện tử lớn thứ 2 trong khối ASEAN.
Chính phủ Việt Nam mới công bố Chương trình ‘Make in Vietnam 4.0’ để chuẩn bị đưa đất nước bắt kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Chương trình thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới, chính sách, tư duy và công nghệ hướng tới công nghiệp 4.0 và tham vọng về kinh tế kỹ thuật số của mình.
Ông James McKew, Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Universal Robots, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy được tiềm năng về các giải pháp robot và cobot ở khu vực Đông Nam Á nói riêng. Khu vực này rất hấp dẫn đối với các công ty - trong nước hoặc quốc tế - đang tìm cách tăng lợi thế cạnh tranh của họ, và cho dù thiết lập các cơ sở mới, hoặc chuyển đến từ các quốc gia khác. Sản phẩm UR16e mới này mở rộng khả năng của dòng e-Series của chúng tôi, phục vụ cho nhiều nhu cầu kinh doanh hơn.”
Được thiết kế để làm nhiều hơn
UR đã thay đổi mô hình của tự động hoá trong ngành sản xuất. Trong hơn một thập kỷ qua, các giải pháp cobot của UR đã trao quyền cho các nhà sản xuất cạnh tranh, chiến thắng và phát triển, giải pháp mới này được xây dựng để làm nhiều hơn, phát triển hơn.
Không giống như những giải pháp tự động hoá truyền thống, những thứ rất tốn kém, phức tạp và không đảm bảo an toàn, UR mang lại cho những nhà sản xuất ở mọi qui mô giải pháp mà họ cần để tăng tốc tự động hoá với cobot. Giải pháp này rất dễ thực hiện với lập trình trực quan và không gây gián đoạn đối với dây chuyền sản xuất hoặc công việc.
Hiện nay, UR có hơn 37.000 cobot đang làm việc trên toàn thế giới. Các cobot này thực hiện các nhiệm vụ mang tính lặp đi lặp lại và quan trọng trên hàng nghìn môi trường sản xuất, bao gồm lắp ráp, chọn và đặt, đánh bóng, xếp hàng, chăm sóc máy và xiết ốc.
Với UR , một hệ sinh thái mở của các sản phẩm được chứng nhận và UR Academy, trung tâm đào tạo robot trực tuyến miễn phí, cung cấp giải pháp cobot tốt nhất có thể cho các yêu cầu dù là rất khó của bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Những giải pháp này có đặc điểm là liền mạch và hiệu quả về chi phí, hoàn vốn nhanh, tổng chi phí của chủ sở hữu thấp và có tỉ suất hoàn vốn cao.
Được biết, Universal Robots được thành lập vào năm 2005 nhằm đưa công nghệ Robot tiếp cận với mọi người thông qua việc phát triển những mẫu robot cỡ nhỏ, thân thiện với người dùng, giá thành hợp lí, có tính linh hoạt trong công nghiệp và an toàn khi làm việc cùng.
Kể từ khi robot cộng tác (hay còn gọi là cobot) được ra mắt vào năm 2008, có sự tăng trưởng đáng kể của cobot thân thiện với người dùng hiện được bán trên toàn thế giới. Trong năm 2018, Universal Robots có doanh thu là 234 triệu đô.
Sức mạnh và các tính năng tiên tiến của UR16e được trình diễn trực tiếp lần đầu tiên tại Hội chợ Công nghiệp Quốc tế Trung Quốc đang diễn ra tại Thượng Hải (17-21/ 9/2019), sau đó là Pack Expo vào tuần tới (23-25/9/2019) tại Las Vegas.
Báo cáo mới nhất của Liên đoàn Robot quốc tế (IFR - International Federation of Robotics) về Robot trên toàn cầu cho thấy giá trị doanh thu toàn cầu hàng năm là 16,5 tỷ USD vào năm 2018 - một kỷ lục mới. 422.000 chiếc đã được xuất xưởng trên toàn cầu vào năm 2018 - tăng 6% so với năm trước.
Tuy nhiên, năm 2018, nhu cầu toàn cầu về các thiết bị và linh kiện điện tử giảm đáng kể. Ngành công nghiệp lắp ráp có lẽ là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng thương mại Mỹ -Trung vì các nước châu Á đang dẫn đầu trong việc sản xuất các sản phẩm và linh kiện điện tử.
Lắp đặt robot trong ngành này đã giảm 14% từ mức cao nhất khoảng 122.000 chiếc vào năm 2017 xuống còn 105.000 chiếc vào năm 2018. 79% tổng số lắp đặt trong ngành điện, điện tử đã được lắp đặt ở ba quốc gia có địa điểm sản xuất chính: Trung Quốc (43%), Hàn Quốc (19%), Nhật Bản (17%). Việt Nam chứng kiến sự gia tăng đơn hàng trong năm 2017 được thúc đẩy bởi một vài dự án lớn (7.080 đơn vị), nhưng đã giảm trở lại vào năm 2018 (689 đơn vị).
Từ năm 2018 đến 2021, ước tính có gần 2,1 triệu robot công nghiệp mới sẽ được lắp đặt tại các nhà máy trên khắp thế giới.