Covid-19 khiến thế giới hiểu được cần ứng dụng CNTT trong vận hành kinh tế, xã hội

NK| 07/08/2021 09:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo GS. TS Bùi Tùng, Giám đốc điều hành chương trình MBA cấp cao của trường Kinh doanh Shidler, Đại học Hawaii tại Việt Nam, dịch Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp (DN) phải làm việc từ xa và phải thay đổi chiến lược, mô hình hoạt động của mình để phù hợp với nhu cầu của khách hàng thông qua việc ứng dụng CNTT.

Cần tận dụng CNTT để thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp với "bình thường mới"

Chia sẻ tại sự kiện trực tuyến "Làm việc ở bất cứ đâu - Mô hình vận hành trong tương lai" được tổ chức ngày 5/8, theo GS. TS Bùi Tùng, dịch Covid-19 buộc các công ty phải tổ chức làm việc từ xa, như tại Mỹ, 83% các DN bắt buộc làm việc từ xa. Để làm việc từ xa cần có sự hỗ trợ của CNTT để quản lý luồng công việc.

Câu chuyện tương tự ở thị trường Việt Nam, khảo sát hơn 358 DN Việt mới đây cho thấy, 38% bắt đầu sử dụng mô hình một nửa làm việc tại văn phòng, một nửa làm việc từ xa; 27% chỉ giảm số lượng nhân viên làm việc tại văn phòng. "Đây là một kết quả rất tích cực, khi mà quý 4/2020, các cuộc khảo sát cho thấy, đa số các công ty vẫn muốn nhân viên làm việc tại công ty, và chỉ có 11% khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà", ông Tùng nhận định.

Cũng theo ông Tùng, rất khó dự đoán chính xác tình hình kinh tế sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian tới. Vì vậy, các DN cần thay đổi chiến lược của mình, nếu như trước đây tập trung vào hiệu quả tăng trưởng thì hiện nay cần phải chú ý vào các mô hình vận hành để phục hồi, kinh doanh không gián đoạn.

Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến việc ứng dụng CNTT, DN cần phải thay đổi mô hình kinh doanh để thích ứng với giai đoạn "bình thường mới". "Trước đây, một nhà hàng của Hawaii chuyên đón tiếp các VIP, nhưng vì Covid-19 nên phải đóng cửa. Để thích ứng, những đầu bếp nổi tiếng của nhà hàng đã tổ chức học nấu ăn qua mạng hoặc nấu ăn tận nhà khách hàng. Như vậy, mô hình đã thay đổi, thay vì đem khách đến tận cửa tiệm thì hiện nay đã được chuyển thành đem món ăn đến tận cửa nhà khách hàng", ông Tùng lấy ví dụ.

Hay như với lĩnh vực Y tế, nếu như trước đây, bác sĩ, y tá phải ngồi chờ bệnh nhân đến bệnh viện thì tại sao lại không chủ động tìm đến bệnh nhân thông qua mô hình khám bệnh online. Tương tự các trung tâm thể dục thể thao, những huấn luyện viên có thể đưa ra các chương trình tập online cho khách hàng của mình.

"Các DN cần tận dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp, giải quyết được nhu cầu của khách hàng. Song song với đó, dù chỉ thay đổi mô hình một chút, các DN cũng cần phải cần đào tạo lại nhân viên của mình để thích nghi với mô hình hoạt động mới", ông Tùng chia sẻ.

Covid-19 khiến cả thế giới hiểu được việc cần áp dụng CNTT trong vận hành kinh tế, xã hội - Ảnh 1.

GS. TS Bùi Tùng: Để làm việc từ xa hiệu quả cần có sự sẵn sàng của công nghệ và cũng như việc đồng thuận, truyền cảm hứng, động viên từ người lãnh đạo DN.

Bên cạnh đó, để "làm việc tại bất cứ nơi nào" hiệu quả nhất, DN cần thay đổi mô hình quản trị nhân sự, từ việc chỉ nghĩ đến "chi phí và năng suất lao động" thì nay cần tập trung vào văn hóa làm việc và kỹ năng của người lao động, bao gồm: kỹ năng công nghệ, kỹ năng làm việc.

Đồng thời, do mỗi công ty có một văn hoá, tài chính, kinh tế khác nhau nên sẽ có không có một mô hình chung cho tất cả các DN.

Khi được hỏi làm việc từ xa có khiến tăng năng suất công ty hay không, ông Tùng cho rằng, tùy theo hoàn cảnh của DN và nếu các công ty hội tụ đủ các yếu tố gồm kỹ năng tốt, văn hóa tốt, công nghệ tốt thì nghiên cứu cho thấy những đơn vị này sẽ tăng năng suất, hiệu quả làm việc. "Để làm việc từ xa hiệu quả cần có sự sẵn sàng của công nghệ cũng như việc đồng thuận, truyền cảm hứng, động viên từ người lãnh đạo DN", ông Tùng khẳng định.

Chuyển đổi số giúp việc kinh doanh không gián đoạn, tăng hiệu suất cho nhân viên

Chia sẻ tại sự kiện, ông Phạm Duy Phúc, Tổng Giám đốc Công ty Viễn thông Quốc tế FPT (FTI - thuộc FPT Telecom), dù công ty cũng gặp những khó khăn nhất định nhưng do thích ứng nhanh với chuyển đổi số, thay đổi cơ cấu hoạt động nên việc kinh doanh đã có nhiều kết quả tốt. Doanh số trong năm vừa qua của FTI khoảng 3.000 tỷ đồng, với nhân sự khoảng 1.000 người, công ty cũng đang chuyển dịch từ mô hình B2B (khách hàng doanh nghiệp) sang cả mô hình B2C, hướng đến khách hàng đầu cuối.

Kể về những khó khăn trong thời điểm dịch Covid-19, ông Phúc cho rằng, đó là việc thu hút, giữa chân khách hàng, nhất là các lĩnh vực như giáo dục, du lịch – những ngành nghề bị ảnh hưởng lớn nhất bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, FTI đã quyết tâm số hóa toàn bộ quy trình hoạt động, tái cấu trúc tổ chức phù hợp với tình hình mới. "Trong năm 2020, chúng tôi quyết định phải đưa ra sản phẩm VPN để đảm bảo hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nhờ sự quyết tâm của thành viên trong công ty, sản phẩm đã được ra mắt chỉ chỉ sau 5 ngày, trong khi trước đó phải mất trung bình khoảng một tháng", ông Phúc chia sẻ về những thay đổi lớn nhất của FTI trong thời gian qua.

Covid-19 khiến cả thế giới hiểu được việc cần áp dụng CNTT trong vận hành kinh tế, xã hội - Ảnh 2.

Sự kiện trực tuyến "Làm việc ở bất cứ đâu - Mô hình vận hành trong tương lai" được tổ chức mới đây giúp DN tìm ra được các bài học trong giai đoạn "bình thường mới".

Để làm việc tại nhà hiệu quả, từ kinh nghiệm thực tiễn của FTI, ông Phúc đã lưu ý những vấn đề sau đối với nhân viên: Đặt ra kỳ vọng rõ ràng cho nhân viên của mình, phải giao việc rất cụ thể cũng như liên tục báo cáo kết quả đạt được; Phản hồi nhanh chóng cho nhân viên, có thể hỗ trợ họ như thế nào; Tin tưởng nhân viên.

Còn đối với DN, cần kiểm soát tài chính rõ ràng, vì dòng tiền là mạch máu của DN nên việc quản lý dòng tiền là vô cùng quan trọng, thông qua nâng cao kiểm soát dòng tiền, đánh giá lại khách hàng, nhà cung cấp. Tiếp theo cần số hóa – chuyển đổi số hoạt động DN, tại thời điểm này, FTI vẫn hoạt động bình thường nhờ số hóa các quy trình, sử dụng hóa đơn điện tử, hợp đồng dòng điện tử, chữ ký số nên gần như các hoạt động không bị gián đoạn.

Ngoài ra, các công ty cần thay đổi mô hình kinh và đào tạo marketing online cho toàn bộ nhân viên kinh doanh. Đồng thời, trong thời điểm dịch bệnh, doanh nghiệp cũng cần làm mới hình ảnh để cho khách hàng thấy được công ty liên tục đổi mới, đưa ra các sản phẩm mới, sáng tạo cho khách hàng. "Cuối cùng, DN cần tăng cường đào tạo sản phẩm dịch vụ, trao đổi các ý tưởng kinh doanh vận hành mới", ông Phúc khẳng định.

Còn theo ông Nguyễn Bằng, Giám đốc nhân sự Công ty 365 Group, mục tiêu đối với chuyển đổi số không phải là ứng dụng CNTT mà là mô hình kinh doanh, phương thức kinh doanh phù hợp để mang lại hiệu quả cho DN và khách hàng.

Đối với 365 Group, công ty đã sử dụng nhiều công nghệ, phần mềm khác nhau để giải quyết các vấn đề trong thời gian dịch bệnh. Đầu tiên là việc đảm bảo hoạt động công việc thường ngày ở bất kỳ đâu, quản lý nhân sự trong giai đoạn dịch ra sao, Base HRM đã giúp giải quyết 60-70% hạng mục công việc này. Hay làm sao vẫn duy trì và đạt được các mục tiêu, dự án mới, đối với công việc này, 365 Group đã sử dụng Base Workflow và cải thiện 70-80% công việc. Cuối cùng là truyền thông và quản trị thông tin nội bộ như thế nào, đối với vấn đề này, công ty dùng Base info để xử lý. "Nhờ đó, mà thay vì phải mất 5-7 ngày để ký xong hợp đồng thì hiện nay chỉ mất từ 4-15 tiếng, qua đó tăng hiệu suất làm việc", ông Bằng chia sẻ.

GS. TS Bùi Tùng cho biết, các nghiên cứu cho thấy, để làm việc từ xa hiệu quả thì DN cần chú ý những điều kiện sau: Có phương thực liên lạc được tối ưu hoá; Có công nghệ tốt; Tư duy của công ty như hỗ trợ tinh thần, động viên những người làm từ xa.

Còn về chiến lược xa hơn, để phù hợp với giai đoạn "bình thường mới", DN cần có chiến lược phù hợp, quan điểm phù hợp. Đó là việc đầu tư vào CNTT không phải là đầu tư công cụ mà là để giúp thay đổi mô hình, giá trị kinh doanh; Để làm việc từ xa thì cần có chiến lược nhân sự trước và phù hợp; Nếu vận hành đúng thì mô hình "làm việc tại bất kì đâu" có thể tốt cho công ty, những nhân viên của họ và giúp tăng năng suất lao động, doanh thu….

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
Đừng bỏ lỡ
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Covid-19 khiến thế giới hiểu được cần ứng dụng CNTT trong vận hành kinh tế, xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO