Cùng “Xây dựng - Bảo vệ - Giáo dục” vì một Việt Nam số hóa

23/05/2020 11:27
Theo dõi ICTVietnam trên

Ông Phạm Thế Trường, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam đã có những chia sẻ công nghệ là chìa khóa giúp Việt Nam rạng danh trên bản đồ thế giới. Dưới đây, Tạp chí TT&TT giới thiệu những chia sẻ của ông về vai trò của công nghệ vì một Việt Nam số.

Hơn hai năm đồng hành cùng Microsoft tại Việt Nam, tôi luôn tự hỏi bản thân mình làm thế nào để những công nghệ tinh hoa của tập đoàn có thể giúp Việt Nam tiến xa hơn trên đường đua số hóa. Đây cũng chính là sứ mệnh đề ra của Microsoft: "Trao quyền cho mọi cá nhân và mọi tổ chức trên thế giới, giúp họ gặt hái được nhiều thành quả hơn".

Trong giai đoạn cả nước thực hiện giãn cách xã hội để đối phó với Covid-19 vừa qua, Microsoft đã có những đóng góp tích cực, đồng hành cùng chính phủ và nhiều doanh nghiệp (DN) trong công tác đẩy lùi dịch, nhằm ổn định tình hình xã hội và sớm mang lại cuộc sống bình an mới cho người dân.

Đồng lòng ứng phó với đại dịch Covid-19 bằng công nghệ

Khi nhận thấy việc cách ly xã hội để phòng chống Covid-19 là dài hạn, việc ứng dụng công nghệ để duy trì liên lạc, kết nối hệ thống quản lý và các bệnh viện đầu ngành càng trở nên cấp thiết. Microsoft đã nhanh chóng phối hợp cùng Bộ Y tế triển khai công cụ Microsoft Teams cho một số bệnh viện đầu ngành, giúp việc chỉ đạo điều hành, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn từ các lãnh đạo, chuyên gia tới những bác sĩ ở tuyến đầu đang trực tiếp điều trị người bệnh, sẵn sàng đối phó với các cấp độ kịch bản bệnh dịch được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Trang web chính thức (ncov.moh.gov.vn) cập nhật thông tin chính thống liên quan đến dịch bệnh của Bộ Y Tế cũng đang được đặt trên nền tảng đám mây Azure của Microsoft. Trong thời gian dịch bệnh xảy ra, với lượng truy cập khổng lồ, Bộ Y Tế đòi hỏi một nền tảng có thể duy trì được sự ổn định cho website, đồng thời phải đáp ứng được những quy chuẩn về bảo mật và an ninh mạng. Và tôi tự hào khi Microsoft Azure trở thành sự lựa chọn của Bộ Y tế.

Cùng “Xây dựng – Bảo vệ - Giáo dục” vì một Việt Nam số hóa  - Ảnh 1.

Đến nay tại Việt Nam đã có hơn 3 triệu giáo viên, học sinh, sinh viên trên toàn quốc sử dụng Microsoft Teams trong công tác dạy và học.

Bên cạnh đó, trong thời điểm học sinh, sinh viên không thể đến lớp do thực hiện giãn cách xã hội nhằm đối phó với dịch bệnh, thực tế đòi hỏi nhiều trường phải nhanh chóng triển khai hình thức giảng dạy trực tuyến để hạn chế những gián đoạn gây ra bởi dịch bệnh, cũng như đảm bảo rằng học sinh không chịu nhiều áp lực khi quay trở lại học tập sau thời gian giãn cách.

Để hỗ trợ các tổ chức giáo dục số hóa giáo án, chuyển đổi phương thức giảng dạy và quản lý học sinh trên các nền tảng công nghệ một cách tốt nhất, Microsoft đã đồng hành cùng Đề án Hệ tri thức Việt số hóa (itrithuc) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ trong dự án giáo dục số của chính phủ.

Là một trong những trường học đầu tiên triển khai việc dạy học online thông qua Microsoft Teams, Trường phổ thông liên cấp Nguyễn Tất Thành đã có thể hạn chế được tối đa những gián đoạn từ Covid 19. Khi 100% các giáo viên của trường sử dụng thành thạo ứng dụng Microsoft Teams để giảng dạy trực tuyến, kể cá các bộ môn như âm nhạc hay thể dục, Cô Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng trường Trung học liên cấp Nguyễn Tất Thành đã nói đó là một điều kỳ diệu và giấc mơ của cô đã thành hiện thực.

Tuy vậy, không phải tổ chức nào cũng có những chuẩn bị về mặt công nghệ từ trước để có khả năng ứng phó đại dịch và chuyển đổi từ hình thức dạy học truyền thống sang trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng như trường Nguyễn Tất Thành.

Hiểu được sự cấp thiết trong việc trang bị nền tảng dạy và học trực tuyến trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, Microsoft đã không quản ngày đêm, sát cánh cùng các sở GD&ĐT và các tổ chức giáo dục triển khai Microsoft Teams trong thời gian ngắn nhất có thể. Cụ thể, chỉ trong 27 giờ, hơn 200.000 học sinh thuộc 200 trường học thuộc TP. Hải Phòng đã được khởi tạo và cấp phát tài khoản, sẵn sàng triển khai và đưa vào sử dụng đồng loạt nền tảng cộng tác số O365 của Microsoft.

Cho đến nay tại Việt Nam đã có hơn 3 triệu giáo viên, học sinh, sinh viên trên toàn quốc sử dụng Microsoft Teams trong công tác dạy và học.

Cùng “Xây dựng – Bảo vệ - Giáo dục” vì một Việt Nam số hóa  - Ảnh 2.

Cùng Xây dựng – Bảo vệ - Giáo dục vì một Việt Nam 4.0

Đồng hành và chắp cánh những ước mơ Việt Nam

Những hoạt động trên là một phần trong hành trình dài hạn mang tri thức số đến với Việt Nam của Microsoft. Từ các cơ quan chính phủ, DN, đến học sinh, sinh viên, chúng tôi mong muốn tất cả mọi người đều có cơ hội được tiếp cận với công nghệ và được trang bị những kiến thức số cần thiết. Cùng với sự phát triển của công nghệ, chúng tôi luôn nỗ lực để không ai bị bỏ lại phía sau bởi chính sự phát triển đó.

Chính vì vậy, chúng tôi đã hợp tác cùng chính phủ và nhiều tổ chức phi lợi nhuận nhằm đa dạng hóa đối tượng tiếp cận của các chương trình phổ cập kiến thức cơ bản cũng như đào tạo chuyên sâu về công nghệ.

"Con thuyền mơ ước" là một trong những chương trình đào tạo kiến thức số mà Microsoft triển khai cho hơn 11.000 thanh thiếu niên vùng sông nước, giúp những đối tượng này thay đổi tương lai của chính mình với công nghệ.

Tôi đã vô cùng thán phục cô bé Tuệ Huy cùng sản phẩm trò chơi do chính bé lập trình bằng ngôn ngữ Scatch khi tham gia "Con thuyền mơ ước" của Microsoft tại Việt Nam. Huy đã cho tôi thấy một điều: Nếu tuổi trẻ được cung cấp kiến thức và công cụ phù hợp, họ sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn, bằng cách này hay cách khác.

Tiếp nối chặng đường ấy, vừa qua chúng tôi đã triển khai dự án hợp tác giữa Microsoft và Grab nhằm đào tạo kỹ năng số cho chính các tài xế của hãng xe công nghệ hàng đầu châu Á này. Rất nhiều tài xế của Grab đến từ các tỉnh thành lân cận, mang trên vai gánh nặng thu nhập – cho gia đình, cho chi phí ăn ở, và cho trang trải của chính bản thân tại thành phố. Chúng tôi mong rằng chương trình này có thể trang bị cho các bác tài của Grab những kiến thức số tối thiểu, giúp họ nâng cao khả năng tìm kiếm thêm thu nhập từ những công việc phù hợp có sử dụng công nghệ.

Cùng Xây dựng - Bảo vệ - Giáo dục vì một Việt Nam 4.0

Nếu như giáo dục được coi là sự đầu tư không thể thiếu cho tương lai, thì song song, Microsoft cũng tích cực triển khai những dự án, hoạt động nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước. Điển hình là sự hợp tác giữa Microsoft và Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Bộ Công an thông qua Chương trình An ninh Chính phủ (GSP). Chúng tôi tự hào được đồng hành cùng Việt Nam bảo vệ một môi trường mạng an toàn cho cơ quan nhà nước, cũng như cho mỗi DN và người dân.

Không chỉ là môi trường mạng, Microsoft cũng luôn quan tâm và hướng tới một môi trường sống lành mạnh và an toàn. Nhằm giảm thiểu các dịch bệnh từ loài muỗi tại Việt Nam, Microsoft đã đầu tư chi phí và công nghệ vào dự án World Mosquito Program. Dự án giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh bằng cách thả muỗi có kháng thể ra tự nhiên để giao phối với những con muỗi mang mầm bệnh, giúp giảm thiểu khả năng gây bệnh.

Việc vận dụng máy học (machine learning), trí tuệ nhân tạo (AI) và thuật toán đám mây vào dự án có thể giúp tổng hợp được hệ thống dữ liệu, nhằm theo dõi lộ trình, vị trí, số lượng, thời gian muỗi được thả ra để tính toán hiệu quả đạt được. Tôi hy vọng rằng nỗ lực hỗ trợ của Microsoft sẽ tạo ra hướng giải quyết tích cực trong công tác phòng chống sốt xuất huyết cũng như các bệnh lây truyền từ muỗi khác tại Việt Nam.

Có thể nói, sự đầu tư của Microsoft tại Việt Nam và cho Việt Nam là sự đầu tư lâu dài và bền vững. Và tôi tin rằng sớm thôi, chúng ta sẽ nhìn thấy những thành quả đáng tự hào trên bảng vàng danh dự của thế giới. Thế hệ trẻ với những tiềm năng sáng tạo và bản lĩnh lãnh đạo sẽ dẫn dắt công nghệ đưa Việt Nam tiến lên phía trước, sánh vai với các nước dẫn đầu trong khu vực.

Chính niềm tin đó là động lực thúc đẩy chúng tôi tiếp bước trên hành trình trao quyền cho mọi cá nhân và mọi tổ chức ở Việt Nam để đạt được nhiều hơn.

Đó là hành trình xây dựng, bảo vệ và giáo dục, cùng công nghệ, vì một tương lai số hóa của Việt Nam.

Bài liên quan
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Cùng “Xây dựng - Bảo vệ - Giáo dục” vì một Việt Nam số hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO