Cuốn sách nhật ký về tuổi già nhận được đồng cảm của nhiều độc giả
Cuốn sách “Nhật ký bí mật của ông Hendrik Groen 83 ¼ tuổi” là câu chuyện được diễn ra tại viện dưỡng lão ở Thụy Điển, là một câu chuyện và nhân vật lại là chính tác giả của cuốn sách đã 70 tuổi.
Câu chuyện của chính tác giả ở viện dưỡng lão
Một ai đó đã nói rằng “Bạn bao nhiêu tuổi không quan trọng, quan trọng là bạn trông như bao nhiêu tuổi” cho chúng ta thấy được rằng, tuổi tác không phải và vấn đề quá lớn, chúng ta dù ở bất kì hoàn cảnh hay lứa tuổi nào cũng sẽ dám làm và trải nghiệm những thứ mới mẻ nhất. Và đừng để tuổi tác ngăn cản những ước mơ và hoài bão của bạn. Hãy làm những điều mình thích khi còn tồn tại trên thế giới tươi đẹp này.
Cũng như cụ ông Hendrik Groen, năm nay 70 tuổi, ông đã viết nhật ký và cho ra mắt tác phẩm độc đáo, để đời của mình: “Nhật ký bí mật của ông Hendrik Groen 83 ¼ tuổi”. Cuốn nhật ký được dịch sang 20 thứ tiếng, nó đã để lại cho độc giả nhiều cung bậc cảm xúc và ấn tượng khó phai.
Vậy tại sao cuốn nhật ký của ông lại có sức hấp dẫn với độc giả đến thế?
Câu chuyện được diễn ra tại viện dưỡng lão ở Thụy Điển, đây là một câu chuyện hư cấu và nhân vật này ở đây lại là chính tác giả của cuốn sách. Ông ấy bắt đầu viết nhật ký này và kể cho mọi người nghe về cuộc đời của ông dưới dạng nhật ký.
Mới chỉ lướt qua vài trang đầu thôi, chúng ta sẽ bị thu hút bởi câu chuyện này, chúng rất hài hước. Tuy nhiên, khi câu chuyện tiếp tục chúng ta sẽ dần hiểu ra những thăng trầm hơn khi ở độ tuổi của ông ấy trong viện dưỡng lão. Đồng thời, một trong những ước mơ và hy vọng của ông ấy là vượt qua được mùa xuân hoặc mùa hè vì những điều ông ấy muốn làm và bắt đầu tại thời điểm đó, chúng ta sẽ thực sự suy nghĩ về tuổi già sẽ như thế nào.
Ông là thành viên của một câu lạc bộ (CLB) trong viên dưỡng lão. CLB này hơi cũ kĩ và trầm ngâm, tuy nhiên ông vẫn luôn muốn tìm kiếm được niềm vui trong cuộc sống. Bỗng cổ họng tôi nghẹn lại, khi ông ấy nói về cái chết êm ái, khi bạn bè họ chết, khi họ yêu nhau và còn rất nhiều điều có thể xảy ra hơn nữa mà không bị giạn hạn ở trong cuốn sách này.
Khi đã đến một độ tuổi, độ tuổi mà đã trải qua những thăng trầm thì những cảm xúc trước từng sự kiện cuộc đời chừng như “cô đọng” hơn. Người ta sẽ yêu và chấp nhận bản thân, trân trọng những thứ còn ở lại, đồng thời họ âm thầm coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không ai hay biết. Chính vì thế mà các nhân vật trong câu chuyện này đều sống tràn đầy, không e sợ, khoan dungvà đặc biệt là luôn tạo cho bầu không khí vui vẻ nhất có thể. Họ chọn đi nốt chặng đường cuối một cách tích cực, không ngần ngại để mạo hiểm hoặc bày tỏ tình yêu thương.
Khác hẳn với tác phẩm: “Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ”…, ông Hendrik Groen kể câu chuyện trong một không gian khá chật chột và thực tế hơn nhiều: viện dưỡng lão. Những người già trong viện đều là nhân vật chính.
Nhật ký bí mật của ông Hendrik Groen 83 ¼ tuổi không cố thể hiện bức tranh màu hồng của ông và những người xung quanh: Họ luôn luôn có thể ngã xuống vì bệnh tật hay tai nạn bất ngờ, lo lắng về chế độ phúc lợi cho người già, nhớ mong con cháu. Họ ý thức rất rõ mình là ai và mình đang sống vì điều gì.
Cuốn sách được dịch sang 20 thứ tiếng và đồng cảm của nhiều độc giả
Các nhân vật trong cuốn nhật ký này chẳng có siêu năng lực hay tài năng gì đặc biệt, đơn giản họ là những người đang cố gắng tìm cách cùng nhau trải qua tuổi già trong niềm vui và lạc quan nhất có thể.
Tất cả những gì họ làm đều rất bé nhỏ, cũng bởi vì giới hạn về sức khỏe lẫn cả tiền bạc: Họ lập nên CLB Già mà không Cỗi để định kỳ gặp nhau cùng nấu ăn, đi xem phim 3D, thăm hỏi khi đau bệnh. Những trải nghiệm dễ dàng có được khi ta trẻ khỏe (và có tiền) thì trở nên đáng trân quý khi ta già đi.
Với giọng văn hài hước, pha thêm những chi tiết cảm động sâu sắc. Tuổi già dường như đi kèm với sự bất lực và tủi thân bất chợt đôi khi trào đến vì một điều gì đơn giản là không còn nữa.
Câu chuyện ông Hendrik Groen kể không phải cho một mình ông, hay các người bạn mà là cho tất cả chúng ta. Rồi một ngày người thân, bạn bè, hay chính bản thân chúng ta cũng sẽ già đi và chính chúng ta sẽ trải qua cảm giác đó, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Có lẽ chính vì vậy, cuốn sách khiến độc giả đi qua nhiều cung bậc cảm xúc cười, khóc, suy ngẫm và cảm động này nhận được sự hoan nghênh đến vậy trên toàn thế giới./.