Đà Nẵng đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, cung cấp dịch vụ công

Đỗ Minh| 28/10/2021 06:00
Theo dõi ICTVietnam trên

"Cơ chế một cửa", "Một cửa liên thông" (CCMC/MCLT), chính là một giải pháp nhằm đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp, giúp nền hành chính trở nên dân chủ, minh bạch, chuyên nghiệp, mang đến sự thuận lợi, phục vụ hiệu quả các nhu cầu của mọi người dân.

Hướng đến việc thực hiện đẩy nhanh mục tiêu, đảm bảo hiệu quả việc đổi mới cải cách các thủ tục hành chính (TTHC), ngày 21/10/2021, UBND Đà Nẵng ban hành Kế hoạch số 183/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án về nội dung này.

Cắt giảm TTHC thông qua việc ứng dụng CNTT

Cụ thể, mục tiêu Đề án thực hiện lấy người dân, doanh nghiệp (DN) làm trung tâm; sự hài lòng của người dân, DN là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết TTHC theo CCMC/MCLT; cắt giảm TTHC thông qua việc ứng dụng CNTT.

Đồng thời, Đề án cũng đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý, cung cấp dịch vụ công (DVC), thay đổi cách quản trị hành chính từ chính quyền truyền thống sang hiện đại, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp (DN) số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đặc biệt, trong hướng đổi mới đảm bảo nguyên tắc mở, có tính khả thi theo chủ trương chuyển giao một số nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho DN, tổ chức xã hội đảm nhiệm; đổi mới không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ.

Đà Nẵng hướng đến vì một nền hành chính số, chính quyền số không giấy tờ - Ảnh 1.

Năm 2021, Đà Nẵng tích cực đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử

Đề án nêu rõ các mục tiêu đến hết năm 2021: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về việc thực hiện CCMC/MCLT trong giải quyết TTHC; triển khai quy trình số hóa hồ sơ; số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đạt tối thiểu tương ứng các mức 30% (thành phố), 20% (quận, huyện), 10% (phường xã), đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

Mục tiêu đến năm 2022, triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đạt 50% (quận, huyện), 30% (phường, xã); tăng tối thiểu 20% việc số hóa kết quả TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền các cấp để bảo đảm việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; giảm tối thiểu 30% người dân, DN khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC; giảm thời gian chờ đợi (tối đa 30 phút/01 lần giao dịch).

Năm 2023 đến năm 2025, thành phố tăng tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy từ, kết quả giải quyết TTHC đã được giải quyết thành công trong mỗi năm thêm 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 10%% để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử;

80% người dân, DN khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC; tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công (DVC) trực tuyến (DVCTT) và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% so với tổng hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết TTHC được luận chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền thực hiện trên phương thức điện tử; 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ.

Cùng với đó, TP. Đà Nẵng sẽ điện tử hóa việc giám sát, đánh giá kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC làm cơ sở đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức công khai, minh bạch, hiệu quả.

Đặc biệt, Đà Nẵng phấn đấu đạt 100% DVCTT mức độ 4 (trừ một số TTHC có tính chất đặc thù, có quy định riêng); 60% dịch vụ sự nghiệp công trực tuyến mức độ 3, 4 được cung cấp trên nhiều nền tảng số, hỗ trợ trên thiết bị di động; đẩy mạnh thanh toán, lệ phí DVC không dùng tiền mặt tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố đạt 30%, tại Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả quận, huyện đạt 20%...

Đổi mới việc giám sát, đánh giá chất lượng việc giải quyết TTHC theo thời gian thực

Để thực hiện, đạt hiệu quả các mục tiêu này, Đề án nêu giải pháp cụ thể: Các cấp, cơ quan, đơn vị của thành phố cần rà soát, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT; nghiên cứu hợp nhất Cổng DVC và Hệ thống thông tin (HTTT) một cửa điện tử thành phố để tạo lập HTTT giải quyết TTHC của thành phố là lõi của Bộ phận một cửa các cấp nhằm thống nhất, liên thông giữa các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương; đồng thời, thực hiện nâng cấp, hiệu chỉnh kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của thành phố.

Cùng với đó, thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia với CSDL chuyên ngành, HTTT cung cấp DVC của bộ, ngành với HTTT giải quyết TTHC thành phố qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ đơn giản hóa TTHC và giải quyết TTHC theo CCMC/MCLT trên môi trường điện tử và DCVTT trên Cổng DVC quốc gia.

Đà Nẵng hướng đến vì một nền hành chính số, chính quyền số không giấy tờ - Ảnh 2.

Đà Nẵng chú trọng việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp

Trong quá trình triển khai, thực hiện đổi mới, các cấp đơn vị cần nghiêm túc thực hiện việc đánh giá chất lượng giải quyết TTHC và đánh giá mức độ hài lòng của người dân, DN đáp ứng yêu cầu được giao tại Đề án; đổi mới việc giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết TTHC theo thời gian thực; tổng hợp danh mục dự án đầu tư phục vụ mục tiêu đổi mới việc thực hiện CCMC, MCLT trong giải quyết TTHC (nếu có) được giao tại Đề án vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương để cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đầu tư công…

"Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp", một yêu cầu của giải pháp.

Để đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề ra, Đề án giao trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng đơn vị cụ thể, trong đó Sở TT&TT là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT; tham mưu nâng cấp, hiệu chỉnh kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng DVC và HTTT một cửa điện tử của thành phố…

Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị, tổ chức khi triển khai, thực hiện nhiệm vụ cần bảo đảm đúng tiến độ, mục tiêu của Kế hoạch đề ra, nếu có khó khăn, vướng mắc gửi công văn phản hồi về Văn phòng UBND thành phố để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, giải quyết.

CNTT giúp Đà Nẵng thúc đẩy CĐS toàn diện

Nhân nói về các kết quả việc ứng dụng CNTT trong việc cải cách TTHC trong các cơ quan nhà nước, Đà Nẵng được coi là địa phương điển hình khi mạnh dạn, chủ động phát triển, đẩy mạnh các ứng dụng, công nghệ mới, tiên tiến, đặc biệt, với các lĩnh vực điện tử, viễn thông phù hợp với xu hướng CMCN 4.0; gắn với nhiệm vụ CĐS toàn diện, xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT), thành phố thông minh (TPTM).

Cũng nói về điều này, theo Sở TT&TT TP. Đà Nẵng, Thành phố đã ban hành ban hành hoàn thiện khung kiến trúc CQĐT và TPTM. "CQĐT theo mô hình tập trung, TPTM triển khai tập trung dựa trên mô hình sử dụng trục hạ tầng - dữ liệu - ứng dụng thông minh… Đà Nẵng xác định triển khai CĐS để tiến tới TPTM".

Đà Nẵng luôn xác định hạ tầng CNTT-TT đi trước một bước, ưu tiên dự án chỉ tập trung triển khai ứng dụng, triển khai thí điểm trong phạm vi hẹp trước (về phạm vi hoặc về chức năng) sau đó mở rộng, nhân rộng.  

Đặc biệt, Đà Nẵng chú trọng, thúc đẩy triển khai các nền tảng số có khả năng tịch hợp đồng bộ (thay vì các ứng dụng đơn lẻ) có tính hiệu quả ứng dụng thực tế cao và dễ triển khai, nhanh, chi phí thấp. Tiêu biểu về điều này, nền tảng ứng dụng trên Cổng DVC của Đà Nẵng cho phép người dân, DN dễ dàng tạo lập, hiệu chỉnh nhanh các DVCTT (tối đa 10 phút/01 DVCTT) khi TTHC được ban hành mới hoặc thay đổi.

Nhờ việc sử dụng các nền tảng số hiệu quả, đến nay, Cổng DVC thành phố đã có gần 100% DVC trực tuyến (DVCTT) mức 3, 4; 84,5% DVCTT mức 4; thí điểm sử dụng dữ liệu số thay thế thành phần hồ sơ (sổ đỏ, sổ hộ khẩu, giấy phép đăng ký kinh doanh).

"Đà Nẵng luôn xác định cần tích cực huy động sự tham gia của người dân, DN địa phương khi triển khai ứng dụng, làm chủ công nghệ, từ đó đó phát triển sản phẩm Make in Da Nang/Make in Viet Nam", theo Sở TT&TT.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, cung cấp dịch vụ công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO