Phó Chủ tịch Daniel cũng đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Chủ tịch, và Chính phủ Bờ Biển Ngà vì sự hỗ trợ to lớn không chỉ cho Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) mà còn cho ngành bưu chính châu Phi, Ông Hussein cho biết.
Theo người đứng đầu UPU, Đại hội Bưu chính toàn cầu thông thường sẽ thu hút khoảng 2.000 đại diện của các quốc gia thành viên của UPU, các nhà khai thác bưu chính và ngành bưu chính quốc tế sẽ đến châu Phi. Ông nhấn mạnh rằng Đại hội lần này sẽ đến vào thời điểm chuyển giao trong lịch sử của khu vực, và có cơ hội lớn để phát triển tiềm năng.
Ở khắp châu Phi, những luồng gió mới về công nghệ đang mang đến những thay đổi sâu rộng về cách thức hoạt động của Bưu chính và cách thức thương mại được tiến hành. Nền kinh tế kỹ thuật số đang cho phép chính phủ tạo ra quyền truy cập nhiều hơn vào thương mại điện tử, dịch vụ điện tử và các giải pháp kỹ thuật số khác.
Để hỗ trợ nền Bưu chính của các quốc gia Châu Phi gặt hái những phần thưởng về số hóa và thương mại điện tử, UPU đang tiếp tục triển khai hai dự án quan trọng: Ecom@Africa và Easy-Export để xây dựng kết nối trên hệ sinh thái thương mại điện tử. Bờ Biển Ngà sẽ tham gia dự án Ecom@Africa cùng với Tunisia, Morocco, Ethiopia, Kenya, Cameroon và Nam Phi.
Easy-Export là chương trình thương mại liên kết với Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu SDG 8.3 về tạo việc làm và mục tiêu 17.11 tập trung vào tăng gấp đôi xuất khẩu cho các nước đang phát triển. Ông Hussein đã khép lại bài phát biểu của mình bằng câu nói, Liên minh Bưu chính Quốc tế và Bờ Biển Ngà sẽ biến Đại hội Bưu chính Thế giới lần thứ 27 trở thành ngọn hải đăng sáng chói cho những tiến bộ và thành công của cộng đồng bưu chính châu Phi.
Bên lề buổi lễ chính thức, Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc đã có cơ hội gặp Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Bờ Biển Ngà để thảo luận về một số chủ đề, bao gồm cách thức tổ chức hội nghị và Ecom@Africa.