Đảm bảo thiết bị đầu cuối an toàn để truy cập các dịch vụ công hiệu quả

Đỗ Minh| 08/12/2021 09:10
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong chiến lược phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) hướng tới Chính phủ số (CPS) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, một trong số các mục tiêu hướng đến chính là mỗi một người dân tiến tới đều có điện thoại thông minh - một trong số các công cụ công nghệ số hữu ích để người dân, doanh nghiệp (DN), các tổ chức… gắn kết với chính phủ. Chuyên gia Samsung có chia sẻ về giải pháp bảo đảm thiết bị di dộng an toản khi tham gia dịch vụ CPĐT.

Xu hướng sử dụng smartphone tiếp cận dịch vụ công

Phát  triển chính phủ số cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền dân chủ trong việc tham gia quản lý nhà nước, tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính phủ trong quản lý, điều hành, phục vụ nhân dân, thực hiện cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công…

Để thực hiện tốt một số mục tiêu trên, Chính phủ  thời gian qua luôn coi trọng ưu tiên cho việc phát triển hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu, các nền tảng số quốc gia, bởi đây cũng được xác định là nhân tố "then chốt" góp phần đẩy mạnh tiến trình thực hiện nhiệm vụ CĐS quốc gia và đảm bảo giữ, bảo vệ các thành quả cho nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm này.

Song hành với các mục tiêu này, một nhiệm vụ quan trọng đặt ra, xuyên suốt là việc phải đảm bảo mọi hoạt động điều hành của Chính phủ an toàn trên môi trường số; cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng; sử dụng nguồn lực tối ưu; có khả năng kiến tạo, phát triển dẫn dắt chuyển đổi số (CĐS) quốc gia…

Đảm bảo thiết bị đầu cuối an toàn để truy cập các dịch vụ công hiệu quả  - Ảnh 1.

Các ứng dụng, thiết bị, công nghệ di động đã góp phần đưa các dịch vụ hành chính công trên môi trường trực tuyến phục vụ hiệu quả các yêu cầu của người dân

Để góp sức, hoàn thiện thành công các mục tiêu trên, điều cần chính là sự đóng góp, góp sức tích cực, mạnh mẽ từ các tập đoàn, công ty công nghệ, thông qua việc cho ra đời các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Đặc biệt, các công ty công nghệ cũng cho ra đời các ứng dụng, thiết bị, công nghệ di động cũng là cơ sở, nền tảng vững chắc nhằm thúc đẩy việc xây dựng, phát triển CPĐT, CPS đảm bảo khả năng, năng lực kết nối, quản lý, cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến hiệu quả trên môi trường số, Internet.

Và cũng nhờ thông qua các ứng dụng, thiết bị, công nghệ di động, người dân, DN, các tổ chức được kết nối với Chính phủ tốt hơn, đặc biệt là với người dân ở các vùng sâu, vùng xa, khó khăn mà không mất thời gian chờ đợi so với các giao dịch truyền thống.

Như chúng ta đều biết, hiện nay, ở Việt Nam, một số cơ quan nhà nước cũng đã bắt đầu cung cấp thông tin và một số dịch vụ công qua điện thoại di động, điều này đã thu được một số kết quả tích cực, tuy nhiên những kết quả đó mới chỉ diễn ra nhỏ lẻ với một số ít các dịch vụ, như cung cấp thông tin về hoạt động cơ quan nhà nước, cung cấp thông tin tình trạng xử lý hồ sơ hành chính…

Trong bước tiến thay đổi này, nhất là sự thay đổi, bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ di động, thì nhiều quốc gia trên thế giới đã nắm bắt xu hướng xây dựng vận hành Chính phủ di động (M-government) và coi đây là một xu thế tất yếu, bước phát triển tự nhiên trong triển khai CPĐT, CPS và chắc chắn về lâu, dài, đây cũng sẽ được dự báo là một xu hướng dịch vụ công thế hệ tiếp theo.

Bảo mật di động nhân tố "cần" cho việc phát triển CPĐT, CPS

Để thúc đẩy phát triển CPS, nhất là đảm bảo cho các DN, tổ chức, người dùng được an toàn, mới đây tại hội thảo "An toàn thông tin trong CĐS: Thách thức và giải pháp" do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức, ông Đinh Trọng Du, chuyên gia kỹ thuật cao cấp Samsung Việt Nam cho biết, trong giai đoạn 04 năm (2016 - 2020), trên thế giới có khoảng 3,5 tỷ người dùng đã sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) và còn tiếp tục tăng theo hàng năm.

Trong số người dùng smartphone, ngoài việc sử dụng mục đích cá nhân, luôn có tỷ lệ lớn sử dụng vào mục đích xử lý các công việc chuyên môn khi có tới 93% người sử dụng smartphone vào công việc chuyên môn, 33% số người dùng dành thời lượng cho công việc hàng ngày, 4/10 người cho rằng việc sử dụng smartphone có thể thay thế máy tính truyền thống.

Đảm bảo thiết bị đầu cuối an toàn để truy cập các dịch vụ công hiệu quả  - Ảnh 2.

Bảo mật di động giúp người dùng bảo toàn dữ liệu dùng đầu - cuối.

Trước thực tế này, việc tăng cường các tính năng bảo mật, đồng thời tăng tính hiệu quả quản lý, năng xuất lao động, làm việc trên các thiết bị điện thoại đang là một ưu tiên để Samsung không ngừng phát triển, cho ra đời các sản phẩm mới chất lượng tốt nhất.

Hiện Samsung đang cung cấp các bộ giải pháp bảo mật di động như: Samsung Knox, Knox Mobile Enrollment, Knox Configure, Knox Guard, Knox E-FOTA… Đây là các giải pháp bảo toàn được dữ liệu cho người dùng cuối.

Cụ thể, khi nói về giải pháp Knox là nền tảng bảo mật được tích hợp vào các thiết bị di động của Samsung từ chip đến các phần cứng được triển khai từ năm 2013, đến nay theo thống kê đã bảo vệ được hơn 1 tỷ thiết bị, đã quản lý được hơn 70 triệu thiết bị trên toàn thế giới và đã hỗ trợ được trên 2000 DN.

Knox gồm 02 phần: Phần cứng (tích hợp ngay trên các thiết bị của Samsung từ quá trình sản xuất); phần mềm (sử dụng cloud pay giúp DN sử dụng các tiết bị có cấu hình cao, đồng bộ, tương thích với các thiết bị di động).

Đồng thời, Knox luôn đảm bảo ngay trong quá trình thiết kế, sản xuất sản phẩm. Các dữ liệu người dùng được lưu trữ an toàn, mã hóa khi thiết bị không hoạt động và có khả năng giải mã các dữ liệu khi thiết bị hoạt động trở lại nếu người dùng xác thực. Trong quá trình hoạt động, thiết bị luôn được kiểm tra, giám sát và giải pháp Knox sẽ tự động thông báo, cảnh giác những bất thường lập tức cho người dùng biết ngay trong quá trình khởi động lẫn hoạt động.

"Knox dễ dàng sử dụng cho mọi cấu hình, quản lý đơn giản, bảo mật cấp quốc phòng, được chính phủ nhiều quốc gia tin dùng", ông Du nhấn mạnh.

Cũng ưu điểm như giải pháp bảo mật Knox, sản phẩm Knox Mobile Enrollment là một giải pháp di động giúp DN triển khai nhanh chóng an toàn, đồng bộ các thiết bị cùng một lúc, tại một thời điểm (có thể cùng lúc trên 10.000 thiết bị cùng lúc).

Đối với giải pháp Knox Configure, DN có thể triển khai nhanh chóng, kết nối đồng bộ cấu hình các thiết bị mà không cần phải bật máy. Đồng thời, giúp các DN nhận diện được thương hiệu, triển khai các lô gô tên công ty dùng làm màn hình chờ, khởi động của thiết bị và cho phép triển khai các chức năng lock các thiết bị vào một ứng dụng duy nhất, không cho phép người dùng thoát ra khỏi thiết bị đó.

Còn giải pháp Knox Guard, giúp các DN triển khai thực thi các chương trình bán hàng trả góp trên di động. Giải thích về lợi thế của giải pháp, ông Du cho biết, khi DN triển khai bán hàng trả góp thông thường hay phải tuân thủ các quy định về thời gian trả hàng và nếu người dùng không tuân thủ các quy định đó, DN có thể tạo, thực hiện việc khóa máy, khóa ứng dụng, vì lẽ đó, người dùng buộc phải thực thi các điều khoản thanh toán, thực hiện, cam kết và lập tức các chức năng quản lý thiết bị sẽ được tự động gỡ bỏ, phục hồi.

"Đặc biệt ưu điểm của sản phẩm này không chỉ hỗ trợ các smatphone hoạt động đồng bộ trên các hệ thống của hệ điều hành Android thông thường mà còn cho phép tạo ra như một mã quét mã vạch công nghiệp 1D, 2D, QR Code…", ông Du nhấn mạnh.

Đối với giải pháp Knox E-FOTA, cho phép IT của DN quản lý các hệ điều hành của thiết bị, đồng thời, cho phép cập nhật các hệ điều hành đã được chứng thực tại thời điểm đã được định trước để tránh sự ngắt quãng trong quá trình sử dụng của thiết bị.

Như vậy, với các thiết bị di động được bảo mật không chỉ đảm bảo an toàn cho người dùng cuối, mà còn mang ý nghĩa giúp chính phủ các nước sử dụng vận hành, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến hiệu quả./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đảm bảo thiết bị đầu cuối an toàn để truy cập các dịch vụ công hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO