Truyền thông

Đắm mình trong dòng chảy phong tục tập quán người Việt qua “Nước Nam một thuở”

Vân Khanh 09:38 02/02/2024

"Nước Nam một thuở" gây bất ngờ cho người đọc khi được nhìn thấy lịch sử Việt Nam dưới các con mắt của những chuyên gia khác nhau đến từ Pháp và Việt Nam đương thời.

Khi nói về lịch sử Việt Nam, người ta sẽ nhắc đến những trang sử hào hùng của dân tộc, những trận chiến giặc ngoại xâm, những chiến thắng vang dội khắp năm châu bốn biển. Hay khi nhắc đến lịch sử Việt Nam, ta lại nhớ đến truyền thống văn hiến của dân tộc, là một đất nước có bề dày văn hoá lịch sử lên đến hàng nghìn năm, Việt Nam luôn là điểm đến của những ngòi bút yêu thích lịch sử và văn hoá.

Và cuốn sách Nước Nam một thuở đã ra đời dưới ngòi bút của các chuyên gia, học giả người Pháp và người Việt. Nước Nam một thuở là cuốn sách tập hợp 38 công trình nghiên cứu, bài viết tiêu biểu bằng tiếng Pháp và 60 tranh ảnh phong phú về đất nước, con người An Nam đăng trên các Tạp chí Đông Dương, Tạp chí Viễn Á, Tuần san Đông Dương, Tập san Dân Việt Nam xuất bản từ năm 1894 - 1948, do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tuyển dịch sang tiếng Việt.

nuoc-nam-mot-thuo.png

Được mệnh danh là cuốn sách “Vàng” trong lĩnh vực sách về văn hoá và lịch sử Việt Nam. Ấn phẩm chủ yếu khai thác các bài tiểu luận có chất lượng ẩn trong các hồ sơ lưu trữ, trong đó có các ấn phầm định kỳ được phát hành từ năm 1948 trở về trước. Nước Nam một thuở sẽ gây bất ngờ cho người đọc khi được nhìn thấy lịch sử Việt Nam dưới các con mắt của những chuyên gia khác nhau đến từ Pháp và Việt Nam đương thời.

Tác giả của những công trình này là các học giả, nhà khoa học, quan chức người Pháp và người Việt như: Louis Bezacier, Gustave Dumoutier, Pierre Pasquier, Cerutti, Henry Bontoux, Paul Boudet, G. Tucat, Ngô Quý Sơn, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Xuân Chữ… Họ đã nghiên cứu kỹ lưỡng về nhiều lĩnh vực của đời sống: văn hóa, giáo dục, du lịch, quân sự, y tế, ngành nghề truyền thống…

Mỗi một chương trong cuốn sách không chỉ đem lại cho người đọc trải nghiệm lạc vào không gian tưởng tượng của trí não, mà còn được trải nghiệm bằng thị giác thông qua những bức ảnh minh hoạ đầy màu sắc, ghi rõ tác giả, kí hiệu tra tìm, niên đại.

Vì là một tác phẩm nổi tiếng được sưu tầm những gì tinh tuý nhất từ những bài nghiên cứu của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy nên trong quá trình biên dịch, dịch giả của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 đã rất cố gắng và sát sao từng câu chữ để nội dung sát ý nhất với bản gốc của tài liệu.

Một số bài dịch chữ Nôm, Hán vốn có nhiều khái niệm trừu tượng khó hiểu cũng như không có câu, từ tương đương trong tiếng Pháp; tác giải đồng thời dịch giải chỉ có thể chuyển ý tóm lược, hay những tên địa Tiếng Việt viết không dấu cũng gây nhiều khó khăn cho người dịch.

Chỉ qua 216 trang sách, đọc giả được chậm rãi đắm mình trong dòng chảy lịch sử nước Nam. Từ Phong tục ngày Tết, cho đến các nghi lễ phong tục tập quán, hay các đặc điểm văn hoá theo từng vùng và khu vực như tiếng rao ở Sài Gòn khiến lòng người nao nao. Lại kể đến các danh nhân văn hoá… Từng mẩu chuyện tưởng chừng như tách rời nhau nhưng lại liên quan chặt chẽ, bổ sung ý cho nhau, làm đầy thêm những hình ảnh về vùng đất nước Nam xa xưa qua từng trang sách.

Với một cuốn sách tuyệt vời như vậy, Nước Nam một thuở xứng đáng nằm trên kệ sách của bất kì một ngôi nhà nào. Từ trẻ nhỏ cho đến người lớn, những chi tiết ẩn trong cuốn sách đều đáng để đọc, để ghi nhớ và để ngẫm nghĩ. Là một cuốn sách xuyên không gian và thời gian, Nước Nam một thuở chắc chắn sẽ là một áng văn hay đến mức mỗi lần đọc lại là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời./.

Bài liên quan
  • "Xẻ dọc" trung tâm vùng Ông Tạ cùng nhà báo Cù Mai Công
    Với Sài Gòn một thuở - “Dân Ông Tạ đó!” tập 3, “nhà Ông Tạ học” Cù Mai Công đã “xẻ dọc” vùng đất trung tâm Ông Tạ để thiết đãi bạn đọc gần xa những ký ức ngõ hẻm dào dạt hương thơm và mùi vị.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Đắm mình trong dòng chảy phong tục tập quán người Việt qua “Nước Nam một thuở”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO