Đầu tư mạnh chuyển đổi số, các “đại gia” nông nghiệp thu lợi nhuận khủng

Thiên Hương| 20/06/2021 08:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo Bộ NNPTNT, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2021 đạt 10,61 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2020. Sự tăng trưởng này có được là nhờ vào sự nỗ lực của các doanh nghiệp (DN) trong việc ứng phó linh hoạt với dịch Covid-19, chuyển đổi số, nỗ lực duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản…

"Bão dịch" kích thích doanh nghiệp đầu tư, sáng tạo, chuyển đổi số

Từ năm 2006 đến những năm gần đây, Công ty CP Phúc Sinh là đơn vị thường xuyên đứng số 1 Việt Nam về xuất khẩu hạt tiêu với 8% thị phần toàn cầu. Không chỉ vậy, "vua tiêu" Phúc Sinh cũng nằm trong top 8 DN xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam.

Năm 2020, giữa lúc đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Phúc Sinh đã ra mắt ứng dụng mua sắm trực tuyến kphucsinh.com.vn app.

Đầu tư mạnh chuyển đổi số, các “đại gia” nông nghiệp thu lợi nhuận khủng - Ảnh 1.

Bắt đầu thực hiện chuyển đổi số từ cách đây hơn 10 năm, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh cho biết, quá trình này đã giúp DN tối ưu nhiều hoạt động, đem lại năng suất cao. 

Đặc biệt, việc triển khai app bán hàng trực tuyến đã giúp công ty không chỉ duy trì mà còn nâng cao doanh số lên gấp 2-3 lần trong thời gian dịch Covid-19 phức tạp.

Năm 2021, Dabaco dự kiến mở rộng đàn lợn với 3 dự án chính: Tổ hợp chăn nuôi lợn giống và lợn thương phẩm tại Bình Phước quy mô 5.300 lợn bố mẹ; tổ hợp chăn nuôi tại Hoà Bình 4.400 lợn bố mẹ; dự án chăn nuôi tại Thanh Hoá quy mô 5.600 lợn bố mẹ.

"Dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhưng trong khó khăn chúng tôi đã có những sáng tạo không giới hạn. Điển hình là đẩy nhanh xây dựng phần mềm bán hàng trực tuyến, ra mắt cà phê phin giấy, trước đó là tiêu sấy lạnh..." - ông Thông cho biết.

Nói về sản phẩm cà phê phin giấy độc đáo, ông Thông kể: "Cà phê pha phin thì đã quá quen thuộc với người Việt Nam, thành thức uống phổ biến hàng ngày. Nhưng khi làm việc với khách hàng châu Âu, chúng tôi đã nghĩ tại sao không phải là phin giấy, tiện lợi hơn? Và chúng tôi đã làm họ bất ngờ khi dùng phin giấy, chỉ sau 30 giây, đã có 1 ly cà phê như pha phin. 

Sau đó nhiều khách hàng đặt mua cả container cà phê loại này. Chúng tôi tiếp tục mang cà phê phin giấy về nước và ai cũng bất ngờ vì sự tiện dụng".

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, chỉ trong quý I/2021, Công ty CP Tập đoàn Dabaco đã ghi nhận doanh thu 2.473,7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 407 tỷ đồng. 

Trước đó, nhờ giá thịt lợn năm 2020 tăng phi mã, lần đầu tiên Dabaco có doanh thu vượt 10.000 tỷ đồng, lãi ròng 1.400 tỷ đồng. 

Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 phức tạp, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, "đại gia" nuôi lợn phía Bắc này đặt kế hoạch doanh thu tăng lên 15.439 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 827 tỷ đồng.

Đại diện Tập đoàn Dabaco cho biết, 2 năm qua ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng lớn bởi 2 dịch bệnh kép, đó là dịch tả lợn châu Phi và Covid-19. Trong đó dịch tả lợn châu Phi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn lợn của công ty, nhiều trang trại bị thua lỗ. 

"Tuy nhiên trong cái rủi có cái may, đó là trong bối cảnh dịch bệnh, chúng ta có cơ hội nhìn lại những điểm yếu của mình để thực hiện tái cơ cấu, thay đổi theo hướng chăn nuôi an toàn, quy mô hợp lý, hiệu quả. Dabaco đang định hướng tăng số lượng đầu lợn, dự kiến 2 năm tới sẽ tăng 25% số lượng tổng đàn" - đại diện Dabaco nói.

Sau những thiệt hại của đợt dịch tả lợn châu Phi đầu tiên, Dabaco đã nhanh chóng quán triệt quy trình chăn nuôi lợn an toàn và đến nay, các trang trại đều phát triển tốt. Đối với đàn lợn nái, năng suất bình quân cả nước hiện chỉ từ 23 - 24 lợn con cai sữa/nái/năm, nhưng Dabaco đã đạt 28 lợn con cai sữa/nái/năm; lợn thịt 2,3kg thức ăn/kg tăng trọng. 

Còn với mảng chăn nuôi gà, Dabaco hiện sản xuất 60 triệu con gà giống 1 ngày tuổi, đáp ứng 20% nhu cầu gà màu cho thị trường.

"Để tránh tình trạng giá gà lúc lên lúc xuống, giải pháp của chúng tôi là chủ động giữ tinh gà giống, giữ trứng trong phòng lạnh. Khi "bão giá" đi qua, chúng tôi vẫn có con giống, có trứng tung ra thị trường. Cần tăng đàn, chúng tôi có thể tăng ngay" - đại diện Dabaco nói.

Đầu tư mạnh chuyển đổi số, các “đại gia” nông nghiệp thu lợi nhuận khủng - Ảnh 3.

Công nhân chăm sóc lợn tại trang trại của Dabaco (huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Ảnh: Vũ Sinh

Đẩy nhanh chuyển đổi số

Nói về việc sản xuất kinh doanh giữa thời dịch Covid-19, ông Phan Minh Thông cho rằng ảnh hưởng của đại dịch này tới các DN đã quá rõ ràng. "Nhưng Covid-19 đã làm chúng tôi phải nghĩ một cách sáng tạo hơn. Thay vì chăm chăm xuất khẩu, chúng tôi quay lại thị trường nội địa, tìm những giải pháp thuyết phục người tiêu dùng nội địa bỏ tiền ra mua sản phẩm của Phúc Sinh, đơn cử như app bán hàng trực tuyến tiện lợi" - ông Thông nói.

"Chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng toàn cầu, không ai có thể đi ngược lại được. Do đó, chúng ta phải làm tốt hơn nữa vì vốn đã xuất phát chậm hơn so với thế giới. Để làm được điều đó, cần có sự đầu tư nhiều hơn về công nghệ, phần mềm để có thể tăng hiệu quả quản lý, sản xuất trong tương lai".

Ông Phan Minh Thông

Trước đó, Phúc Sinh là DN đầu tiên ở Việt Nam ra mắt sản phẩm tiêu sấy lạnh, nước sốt tiêu K pepper, mở cửa hàng bán cà phê nhân xanh. Nếu như 1 tấn tiêu thường chỉ có giá trên dưới 3.000 USD thì tiêu sấy lạnh giá khoảng 16.000 - 18.000 USD/tấn. 

Ông Thông tiết lộ, để làm ra những sản phẩm này, Phúc Sinh Group đã đầu tư 50 tỷ đồng cho nghiên cứu, dựa trên nền tảng công nghệ sấy lạnh tiêu trắng mà Phúc Sinh đã thành công về xuất khẩu.

"Giả sử không có đại dịch Covid-19, kết quả kinh doanh vẫn bứt phá thì chưa chắc chúng tôi đã đẩy nhanh chuyển đổi số. Điều đó chứng tỏ rằng, làm nông nghiệp bây giờ không phải là "chân lấm tay bùn" như xưa nữa. Đó là sáng tạo, áp dụng công nghệ 4.0 hay chuyển đổi số, để đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển lên tầm cao mới" – ông Thông khẳng định.

Còn đối với "đại gia" chăn nuôi lợn, gà phía Bắc, năm 2021 Tập đoàn Dabaco đang xây dựng chiến lược phát triển tổng thể bền vững, từ việc kiện toàn bộ máy tổ chức, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hệ thống quản trị DN, tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh…, tiếp đó là nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh, kết hợp phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng tại hệ thống nhà phân phối, cửa hàng, điểm bán…

Ông Nguyễn Như So - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco cho biết, Dabaco phấn đấu trong giai đoạn 2020 - 2025, trở thành doanh nghiệp "tỷ đô" theo tiêu chí tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; thu hút và tạo điều kiện sống tốt nhất cho thêm hàng nghìn lao động, góp phần phát triển an sinh xã hội của địa phương và cả nước. 

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đầu tư mạnh chuyển đổi số, các “đại gia” nông nghiệp thu lợi nhuận khủng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO