Chuyển đổi số

Đầu tư vào chuyển đổi số tại Trung Đông sẽ tăng mạnh

Anh Minh 24/12/2022 18:33

Chi tiêu cho các sáng kiến ​​chuyển đổi số (CĐS) dự kiến sẽ tăng với tốc độ gộp hàng năm khoảng 16% trong khoảng thời gian 5 năm cho đến năm 2026.

4n7uuamy6beolmqpqjy7znp67u.jpg
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê Út, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Ả Rập, đã triển khai một số sáng kiến nhằm thúc đẩy việc sử dụng công nghệ trong các hoạt động

Đầu tư vào CĐS trên khắp khu vực Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Phi dự kiến sẽ vượt 74 tỷ USD vào năm 2026, giúp các tổ chức đạt được sự ổn định và tăng trưởng lâu dài, một nghiên cứu mới từ Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) cho biết.

Chi tiêu cho các sáng kiến ​​CĐS dự kiến sẽ tăng với tốc độ kép hàng năm khoảng 16% trong khoảng thời gian 5 năm cho đến năm 2026 và sẽ chiếm hơn 43% tổng đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông, công ty nghiên cứu của Mỹ cho biết. Tốc độ tăng trưởng đó sẽ hơn gấp đôi trong giai đoạn 2021 - 2026.

Jyoti Lalchandani, Phó chủ tịch nhóm và giám đốc điều hành khu vực này tại IDC cho biết, đối với nhiều tổ chức, khoản chi tiêu mà họ khởi xướng khi bắt đầu đại dịch COVID-19 đã giúp họ có vị thế tốt hơn để ứng phó và thích nghi với bối cảnh kinh tế đang thay đổi nhanh chóng. 

Ông nói: “Các khoản đầu tư vào công nghệ số mà họ đã thực hiện trong đại dịch để xây dựng khả năng phục hồi sẽ được phát huy tác dụng vào năm 2023 trên các khía cạnh kinh doanh chính như trải nghiệm khách hàng, hoạt động và quản lý tài chính, cùng những khía cạnh khác. Việc triển khai số hóa hơn nữa trong các lĩnh vực quan trọng và chuyển đổi nhanh hơn sang cách tiếp cận kinh doanh số sẽ là chìa khóa sức bật của các công ty”.

Các doanh nghiệp và chính phủ đã ca ngợi vai trò quan trọng của CĐS đối với nền kinh tế và xã hội, khi thế giới chuẩn bị cho một tương lai chủ yếu được hỗ trợ bởi công nghệ.

Theo dữ liệu từ Grand View Research, thị trường CĐS toàn cầu dự đoán sẽ đạt khoảng 3,95 nghìn tỷ USD vào năm 2030, từ khoảng 608 tỷ USD vào năm ngoái, tăng trưởng với tốc độ gộp hàng năm hơn 23%.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê Út, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Ả Rập, đã triển khai một số sáng kiến nhằm thúc đẩy việc sử dụng công nghệ trong các hoạt động và giao dịch hàng ngày, đồng thời là những nước đi đầu trong khu vực trên mặt trận này.

Theo trang The Economist, với sự biến động khó lường về địa chính trị quốc tế và đại dịch gần đây, một thực tế kinh tế mới đã xuất hiện. Khi nhìn xa hơn cuộc khủng hoảng COVID-19, các chính phủ phải tiếp tục tái cơ cấu các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế để thúc đẩy phát triển.

Nghiên cứu của IDC cho biết tự động hóa sẽ đi đầu quy trình, từ đó sẽ giúp giảm chi phí hoạt động, giải quyết các thách thức và thiếu hụt lao động, đồng thời tăng tốc độ đổi mới./.

Bài liên quan
  • Chuyển đổi số đi vào thực chất
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU (ngày 5/2/2022) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "Về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, các cấp, ngành, đơn vị trong tỉnh đã có nhiều giải pháp hiệu quả, tạo sự vào cuộc hưởng ứng tích cực của người dân, doanh nghiệp, đem lại sự thay đổi lớn trong phát triển kinh tế số, xã hội số và chính quyền số.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Thái Nguyên hướng tới trung tâm ứng dụng blockchain của quốc gia
    Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng, Thái Nguyên đang hướng tới việc xây dựng trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo với những lĩnh vực như nghệ thuật số, tài sản số... Do đó, blockchain sẽ được sử dụng như một công cụ mới để giải quyết những vấn đề mà trước đây chưa làm được.
  • Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
    Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị “về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” mang bản chất đột phá sáng tạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ở Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • “Muốn đất nước vươn mình phải nghĩ khác, làm khác”
    TS Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông - người góp công lớn đưa internet về Việt Nam đã dành cho Nhân Dân hằng tháng cuộc trao đổi chung quanh Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị vừa mới ban hành và những vấn đề mang tính chiến lược trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Cuốn sách giải mã sự bí ẩn và chuyển hoá kỳ diệu của số 0
    Trong lịch sử nhân loại, hiếm có khái niệm nào vừa gây tranh cãi dữ dội lại vừa có sức ảnh hưởng sâu rộng như số 0.
  • “AI: Cơ hội và thách thức với công tác tuyên giáo”
    Sự trỗi dậy của AI đang làm biến đổi sâu sắc không chỉ công cụ truyền thông, mà cả cách con người tiếp cận sự thật, niềm tin và ý nghĩa. Trong làn sóng đó, trí thức không còn chỉ là người phân tích hay cung cấp thông tin, mà còn phải là người kiến tạo định hướng - cho cộng đồng, cho chính sách, và cho chính mình.
Đừng bỏ lỡ
Đầu tư vào chuyển đổi số tại Trung Đông sẽ tăng mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO