Đầu tư vào công nghệ tại Đông Nam Á đạt 6 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019

TH| 22/08/2019 16:32
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo báo cáo của công ty đầu tư mạo hiểm Cento Ventures, lượng vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ tại khu vực Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2019 đã đạt mức cao kỷ lục.

Báo cáo cho thấy, từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019, tổng lượng vốn đầu tư khoảng 5,99 tỷ USD đã được "bơm" vào các công ty công nghệ của khu vực Đông Nam Á, thấp hơn khoảng 28% so với con số 8,31 tỷ USD đầu tư trong cùng kỳ năm 2018, nhưng cao hơn gần 1,6 lần so với 3,6 tỷ USD vốn đầu tư thu hút được trong 6 tháng cuối năm 2018.

Nhìn chung, số tiền đầu tư trong cả năm 2019 dự kiến sẽ ngang ngửa với mức của năm 2018, khi các công ty khởi nghiệp công nghệ lớn nhất khu vực như Grab, Gojek, Traveloka và Tokopedia tiếp tục thu hút được các nguồn vốn lớn, Cento Ventures cho biết.

Mặc dù phần lớn nguồn vốn có thể sẽ tiếp tục chảy vào một vài cái tên quen thuộc, nhưng sẽ xuất hiện gia tăng các công ty khởi nghiệp đang ở giai đoạn tăng trưởng và được định giá trên 100 triệu USD. Đó là các công ty vận chuyển khu vực Ninja Van, công ty khởi nghiệp AI Taiger và công ty thương mại điện tử Carousell của Singapore hay công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính RupiahPlus của Indonesia.

Báo cáo cho thấy có 332 giao dịch công nghệ được thực hiện trong 6 tháng đầu năm nay, tăng gần gấp đôi so với 177 giao dịch của năm trước, đánh dấu mức cao nhất mọi thời đại của khu vực. Các giao dịch nhỏ (dưới 500.000 USD) đã tăng đột biến trong nửa đầu năm, sau khi gần như giữ nguyên trong suốt giai đoạn 2016 - 2018.

Về mặt địa lý, đã có sự đa dạng hóa lớn hơn về vốn được triển khai, đặc biệt là vào Việt Nam, mặc dù Indonesia và Singapore vẫn tiếp tục nắm giữ phần lớn các giao dịch. Cụ thể, vốn đầu tư vào Việt Nam đang chứng kiến ​​mức tăng lớn nhất từ 5% tổng số vốn đầu tư vào khu vực năm 2018 lên 17% năm 2019 do xuất hiện thêm các công ty khởi nghiệp đang ở giai đoạn tăng trưởng như Tiki, VNPay và Vntrip.

Báo cáo gần đây của Standard Chartered, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ duy trì ở mức khoảng 7% vào năm 2020 và GDP bình quân đầu người sẽ vượt qua mốc 10.000 USD vào năm 2030. Hơn nữa, đặc điểm nhân khẩu học gồm 60% là dân số trẻ dưới 35 tuổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để di động và Internet phát triển, mang lại thêm 10 triệu người tiêu dùng trực tuyến vào năm 2023.

Sự thúc đẩy kinh tế còn đến từ việc nhiều công ty kỹ thuật số được chú trọng đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thanh toán và kho vận tốt hơn. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ tích cực của chính phủ. Theo Cento Ventures, khi những yếu tố trên kết hợp lại, Việt Nam chắc chắn sẽ có tiềm năng trở thành hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu tại Đông Nam Á.

Trong khi đó, Indonesia lại mất đi một phần lớn nguồn vốn đầu tư do không có các giao dịch lớn. Quốc gia này chỉ chiếm khoảng 48% tổng số tiền đầu tư vào khu vực trong nửa đầu năm 2019, giảm từ 77% trong năm 2018. Còn Singapore chiếm 25% tổng vốn đầu tư vào khu vực trong nửa đầu năm 2019, tăng từ 13% vào năm 2018. Các khoản tiền đầu tư vào Malaysia, Thái Lan và Philippines tương tự như với các năm trước.

Bên cạnh đó, các giao dịch đầu tư cũng trải rộng hơn trên nhiều lĩnh vực. Đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính, chăm sóc sức khỏe và kho vận cũng đã có sự tăng trưởng vững chắc.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Những xu hướng công nghệ nổi bật tại CES 2025
    CES 2025 sẽ diễn ra vào tuần tới, từ ngày 7 đến ngày 10/1/2025. Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô và những đổi mới về điện toán đám mây được dự đoán sẽ là những chủ đề chính của CES 2025.
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
  • OPPO ra mắt mẫu Reno đầu tiên tích hợp AI tiếng Việt
    Ngày 3/1, OPPO chính thức ra mắt Reno13 series tại thị trường Việt Nam - bao gồm Reno13 Pro, Reno13, và Reno13 F. Reno13 series cũng chính là thế hệ đầu tiên được OPPO tích hợp và hoàn thiện AI tiếng Việt, giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng.
  • Phát triển nguồn nhân lực số ở Latvia và gợi mở cho Việt Nam
    Để phát triển nhân lực số trong phát triển kinh tế số, Latvia cũng như nhiều quốc gia trên thế giới cần xây dựng chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển kỹ năng số, nhân lực số.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
Đầu tư vào công nghệ tại Đông Nam Á đạt 6 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO