Truyền thông

Đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Minh Đức 09/12/2024 14:27

Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng, góp phần xây dụng, củng cố lòng tin, tăng cường quan hệ hợp tác, thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Những năm qua, quán triệt và “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại để bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”, Việt Nam đã tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, hiệu quả.

Trong đó, đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng được xác định là phương thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình.

picture1.png
Lễ Xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và đội công binh số 3 đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan và Khu vực Abyei. (Ảnh: Internet)

Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đã không ngừng phát triển, cả về chiều rộng và chiều sâu. Đến nay, Bộ Quốc phòng Việt Nam có quan hệ quốc phòng với trên 100 đối tác, trong đó đẩy đủ 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và 3 tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc - UN, Liên minh châu Âu - EU, Tổ chức Thủy văn Quốc tế - IHO).

Các hoạt động hợp tác được triển khai toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: Trao đổi đoàn, hợp tác đào tạo, thương mại quân sự và công nghiệp quốc phòng, chia sẻ thông tin, quan điểm, chính sách quốc phòng, hợp tác hải quân, không quân, lục quân, khắc phục hậu quả chiến tranh,..

Nhiều văn bản quan trọng về hợp tác quốc phòng với các đối tác đã được ký kết và triển khai thực hiện hiệu quả như các Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng, Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương, nghị định thư, chương trình, kế hoạch hợp tác 3 năm, 5 năm. Các văn bản trên đã làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng song phương, góp phần củng cố tin cậy chính trị, nâng cao hiệu quả, thực chất trong các lĩnh vực hợp tác.

Bên cạnh đó, đã có nhiều sự sáng tạo trong việc triển khai công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, chủ động đề xuất các hoạt động, cơ chế hợp tác mới, đạt kết quả tích cực.

Tiêu biểu là các điểm sáng như: Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Campuchia thắm tình hữu nghị, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển; Triển khai lực lượng thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa ở nước ngoài, thể hiện những đóng góp quên mình và những hành động vô cùng cao đẹp của lực lượng cứu hộ, cứu nạn quân đội nhân dân Việt Nam; Tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2022 trọng thị, thành công, góp phần tăng cường vị thế, uy tín của đất nước và quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; hoàn thành tốt các công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024.

Cùng với hợp tác song phương, hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đa phương cũng được thúc đẩy. Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ động, tích cực tham gia hiệu quả vào các cơ chế diễn đàn hợp tác quân sự, quốc phòng khu vực và toàn cầu, đặc biệt là tại các hội nghị quốc phòng, quân sự trong khuôn khổ ASEAN như: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và ASEAN Mở rộng (ADMM+), Hội nghị Tư lệnh Quốc phòng các nước ASEAN (ACDFM), Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM); các diễn đàn đa phương quốc tế quan trọng như Đối thoại Shangri-La, Hội nghị An ninh quốc tế Moscow, Diễn đàn Hương Sơn - Bắc Kinh... Sự tham gia của ta trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc cũng đạt những dấu ấn lớn.

Trong 10 năm qua, với ban đầu với chỉ triển khai 2 cán bộ, thì đến nay, Việt Nam đã triển khai gần 1.000 cán bộ chiến sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình tại các phái bộ của Liên hợp quốc, đã triển khai 6 đội Bệnh viện dã chiến cấp 2 và 3 đội Công binh.

Với các kết quả trên, hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đa phương đã góp phần thể hiện rõ hình ảnh Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.​

Tăng cường đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò chiến lược quan trọng của hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; thực hiện chủ trương tranh thủ tối đa và phát huy cao nhất các nguồn lực để tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước, xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn; cạnh tranh chiến lược và tập hợp lực lượng giữa các nước lớn diễn ra gay gắt; xung đột cục bộ, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ và các điểm nóng có chiều hướng gia tăng; các vấn đề về an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống ngày càng chuyển hóa, đan xen, tác động sâu sắc trên nhiều lĩnh vực..., sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới.

Điều này càng đòi hỏi chúng ta tăng cường hội nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng; xác định rõ chủ trương, giải pháp thực hiện với lộ trình và bước đi phù hợp.

1-7-.jpg
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (thứ 3 từ phải qua) tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 18 diễn ra ngày 18/11/2024. (Ảnh: admm.vn)

Theo đó, cần quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 34-CT/TW, ngày 9/1/2023, của Bộ Chính trị, “về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng”; Kết luận số 53-KL/TW, ngày 28/4/2023, của Bộ Chính trị, “về Chiến lược hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo”; Nghị quyết số 44-NQ/TW, ngày 24/11/2023, của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII, “về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và Đề án xây dựng Trung tâm điều phối quốc gia về gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc;

Xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng phù hợp với tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc; trong đó, xác định rõ các cấp độ đối ngoại quốc phòng phù hợp và tương thích với mức độ quan hệ hợp tác với từng đối tác cụ thể;

Tập trung thực hiện tốt ba khâu đột phá trong hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng là:

Một là, tiếp tục mở rộng đối ngoại quốc phòng song phương có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở các thỏa thuận đã ký kết; tập trung vào lĩnh vực hợp tác về nghiên cứu khoa học quân sự, hiện đại hóa quân đội, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.

Ưu tiên thúc đẩy quan hệ quốc phòng gắn bó mật thiết, ổn định, vững chắc với các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác và giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, củng cố đường biên giới hòa bình, ổn định; coi trọng quan hệ hợp tác với các nước ASEAN; củng cố, phát triển quan hệ quốc phòng với các nước lớn; tăng cường quan hệ đối ngoại quốc phòng với các nước bạn bè truyền thống và các nước đang phát triển.

Hai là, tích cực, chủ động tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, trước hết là các cơ chế hợp tác quốc phòng do ASEAN giữ vai trò chủ đạo; tham gia các cơ chế đa phương về kiểm soát vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoạt động chống khủng bố và các hoạt động khác phù hợp với điều kiện, khả năng của đất nước.

Ba là, từng bước mở rộng phạm vi, quy mô, tham gia hiệu quả hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, như quan sát viên quân sự, huấn luyện, diễn tập chung về ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, hoạt động hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thảm họa, khắc phục hậu quả chiến tranh... đúng với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. “Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Chủ động phối hợp với các quốc gia bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống, tạo vành đai an ninh bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”.

Quá trình thực hiện quán triệt phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, trong đó độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc là bất biến; kiên định về nguyên tắc chiến lược; linh hoạt, sáng tạo về sách lược; về quan điểm luôn khách quan, trung lập; về nguyên tắc phải bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc và độc lập, tự chủ; về biện pháp, cách làm cụ thể phải nhạy bén; kịp thời trao đổi, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm; nâng tầm tư duy, hành động chắc chắn, hiệu quả.

Tích cực tạo lập thế trận giữa quốc phòng, an ninh với đối ngoại vững chắc dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng và sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ Quốc phòng với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương trong thực hiện hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng.

Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng; tập trung vào hoạt động đối ngoại của lãnh đạo các cấp, các sáng kiến, đóng góp của Việt Nam tại các hội nghị, diễn đàn quân sự, quốc phòng đa phương, kết quả hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ nhân đạo, đối ngoại biên giới, bảo vệ chủ quyền biển, đảo…

Nắm chắc diễn biến tình hình, những yếu tố tác động đến hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, nhất là cạnh tranh chiến lược, xu thế tập hợp lực lượng của các nước lớn, tình hình Biển Đông, tình hình trên các tuyến biên giới và vùng biển Tây Nam, các thách thức an ninh phi truyền thống... để xây dựng đối sách, phương thức xử lý hiệu quả.

Triển khai hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đồng bộ trên các lĩnh vực; tham gia đầy đủ, hiệu quả các cơ chế, khuôn khổ, cấu trúc, diễn đàn khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất sáng kiến, thể hiện vai trò dẫn dắt ở một số lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh; đảm nhiệm tốt vai trò chủ trì các hoạt động trong khuôn khổ của ASEAN./.

Bài liên quan
  • Ngoại giao đưa Việt Nam hội nhập vào dòng chảy thời đại
    Theo dòng chảy thời gian, ngoại giao đã đóng góp những dấu ấn quan trọng trong những trang sử vẻ vang của dân tộc, khơi thông quan hệ với nhiều đối tác, mở ra cục diện mới phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng
    Cùng với một số Bộ ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với mục tiêu chính của sự hợp nhất này là giảm bớt một số chức năng và nhiệm vụ chung, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), phát triển khoa học công nghệ và quản lý báo chí số tốt hơn.
  • Bưu điện ra mắt sàn thương mại điện tử nông sản và hợp tác với TikTok
    Với phương châm “Mỗi sản phẩm là một món quà đến tay người tiêu dùng”, sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày mà còn mang đến những lựa chọn phù hợp để tặng người thân, bạn bè, đối tác.
  • Cốc Cốc: Năm 2024, mỗi người Việt trung bình ghé thăm 67 trang web khác nhau
    ‏Theo ‏‏Báo cáo xu hướng tìm kiếm và lướt web 2024‏‏ được Cốc Cốc công bố ngày 13/12‏‏, trung bình, mỗi người dùng ghé thăm 67 trang web trong năm.‏ ‏Trong đó, nhu cầu ‏‏lướt mạng xã hội, xem video và nghe nhạc, làm việc‏‏ chiếm tỷ trọng lớn nhất.‏‏
  • Đối ngoại nhân dân góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh đất nước
    Đối ngoại nhân dân là một trong ba trụ cột của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam. Phát huy vai trò là một trụ cột trong nền ngoại giao Việt Nam, từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, công tác đối ngoại nhân dân đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng trong việc triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng.
  • Nhận diện và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
    Nhận diện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực thù địch về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là hành động rất cần thiết để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời trực tiếp bảo vệ vững chắc tư tưởng Đảng.
  • Mối quan hệ đang "nồng ấm" giữa báo chí và chuyển đổi số
    Sự ra đời của công nghệ số đã làm thay đổi sâu sắc ngành báo chí, báo hiệu sự chuyển đổi từ các hình thức truyền thống của báo in và phương tiện phát sóng.
  • Báo chí phát triển cần dựa trên nền tảng đám mây thông minh
    Trung Quốc cũng là một trong số những quốc gia tích cực, điển hình trong việc ứng dụng các công nghệ số mới để đổi mới, phát triển ngành báo chí, truyền thông theo hướng kỹ thuật số, thông minh, chuyên nghiệp hiện đại.
  • Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024
    Tối 13/12/2024, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức chương trình Vinh danh sản phẩm công nghiệp chủ lực cho 36 sản phẩm của 25 doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, hệ sinh thái cho lĩnh vực media: Sigma OTT của Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) là 1 trong 3 sản phẩm công nghệ số được vinh danh.
  • Chuyển đổi số với báo chí đa nền tảng và bài toán nhân lực
    Khi báo chí đa nền tảng là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan báo chí ngày càng quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Gắn chặt hơn với các cơ sở đào tạo uy tín, thậm chí mời sinh viên về tòa soạn để vừa đào tạo, vừa thực hành là những giải pháp mà một số cơ quan báo chí đã áp dụng và cho hiệu quả ban đầu.
  • Tín dụng chính sách xã hội thay đổi cuộc sống người dân
    Những năm qua, nhiều người dân đã xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, nhiều địa phương cũng đã thay da đổi thịt nhờ tín dụng chính sách xã hội.
Đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO