Truyền thông

Để mạng xã hội thành kênh tuyên truyền chính trị hiệu quả

H.H 03/11/2023 10:33

Thực tế cho thấy sự phát triển Internet, chuyển đổi số sẽ tạo điều kiện để công tác tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội có nhiều thuận lợi hơn.

Thực trạng

Sử dụng các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Youtube... để tuyên truyền chính trị trên mạng đã dần trở nên phổ biến. Thông qua nền tảng mạng xã hội, người dân và chính quyền các cấp thông tin tương tác, giải quyết thủ tục hành chính được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Đơn cử như việc triển khai cấp cấp căn cước công dân, hướng dẫn các biểu mẫu, đường dẫn đến website của Cổng dịch vụ công quốc gia và Bộ Công an... Ở các tỉnh, thành phố đều thành lập các fanpage để chuyển tải những thông tin chính thức về tình hình các mặt của Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương. Các cơ quan tuyên truyền đã sử dụng mạng xã hội thành kênh thu nhận và phản hồi thông tin với công chúng. Nhiều cơ quan báo chí đã phát triển các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Lotus, kênh Youtube, Facebook...

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền chính trị trên mạng hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc theo dõi, chỉ đạo định hướng đưa thông tin tích cực lên mạng xã hội chưa được thường xuyên. Chưa có bộ phận chuyên sâu cung cấp thông tin tích cực, theo dõi, phát hiện tin xấu trên mạng xã hội. Các nền tảng mạng xã hội nội địa chưa phát triển đa dạng, đủ mạnh, chưa nhiều tiện ích và chưa có tính bảo mật thông tin cao. Cán bộ, đảng viên chưa chủ động đăng tải thông tin tích cực hoặc bình luận phản bác các thông tin xấu độc trên mạng xã hội. Một số cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử xa rời tôn chỉ mục đích, chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân, câu khách; Báo chí chính thống chưa theo kịp, mờ nhạt so với mạng xã hội. Các thế lực thù địch, phản động lợi dụng các trang mạng có máy chủ ở nước ngoài để liên lạc, huấn luyện, tán phát thông tin xấu độc, tác động trực tiếp tới những đối tượng hạn chế về nhận thức chính trị, về lịch sử...

Giải pháp

Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ mục tiêu xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông, khẳng định “Tăng cường quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên Internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”. Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị chỉ rõ “tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng”. Mục tiêu của Đảng “Đến năm 2025, xây dựng hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội…đến năm 2030, mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; Mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp”. Sự phát triển Internet, chuyển đổi số sẽ tạo điều kiện để công tác tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội có nhiều thuận lợi hơn qua các giải pháp:

1. Nâng cao nhận thức, chất lượng, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các chủ thể tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội; Bổ sung, ban hành các văn bản pháp lý, cơ chế, chính sách tạo điều kiện xây dựng, phát triển các mạng xã hội nội địa Việt Nam đủ mạnh, đáp ứng với sự phát triển nhanh và mạnh của mạng xã hội; Xây dựng các cơ quan báo chí, tổ hợp truyền thông chủ lực đủ mạnh để làm chủ tuyên truyền trên mạng xã hội; Trên cơ sở các quy định của Luật An ninh mạng, Luật an toàn thông tin… các cơ quan chức năng của nhà nước xây dựng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm đảm bảo tính chủ động, kịp thời trong quản lý thông tin trên mạng xã hội; Hợp tác quốc tế, phối hợp tốt giữa các nền tảng mạng xã hội trong nước và quốc tế đảm bảo các hoạt động mạng theo đúng tôn chỉ, pháp luật Việt Nam; Xây dựng đội ngũ cung cấp, xử lý và tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội phục vụ công tác tuyên truyền chính trị.

2. Nội dung tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội cần chú trọng tính toàn diện, tính phổ biến, phù hợp với đối tượng sử dụng mạng xã hội. Tuyên truyền, phổ biến những giá trị chủ yếu của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách đổi mới hiện nay của Đảng, Nhà nước, truyền thống lịch sử quý báu của dân tộc qua các sự kiện, ngày lễ kỷ niệm lớn, những giá trị khoa học mới tinh hoa văn hóa nhân loại, thông tin tình hình tư tưởng chính trị trong nước, quốc tế, tuyên truyền đối ngoại; Chú trọng tuyên truyền những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt…

3. Trên nền tảng công nghệ số, Internet ngày càng phát triển, cần sử dụng nhiều ứng dụng để mở rộng các hình thức tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội; Sử dụng hình thức tuyên truyền chính trị trực quan bằng hình ảnh, infographic, video, audio, bằng văn bản, các câu trích dẫn, các khảo sát, bình luận chính trị; Nghiên cứu, cập nhật các thay đổi về nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiếp nhận thông tin của đối tượng; Xác định lực lượng gồm những tổ chức, cơ quan, cá nhân chuyên trách về công tác tư tưởng lý luận, báo chí, truyền thông, những người có uy tín, nổi tiếng tham gia tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội...

4. Nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực tuyên truyền chính trị cho đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện công tác tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội. Ngoài lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng , cần xây dựng mạng lưới cộng tác viên, những chuyên gia, cố vấn chính trị, người có tầm ảnh hưởng... cho các hoạt động tuyên truyền trên mạng xã hội. Các trường đại học, các Học viện, các trường chính trị tỉnh, thành phố kết hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị với về kỹ thuật, nghiệp vụ tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội trên mạng xã hội. Cán bộ, đảng viên, học viên, sinh viên được đào tạo đó sẽ là lực lượng đông đảo nhất, đi đầu trong tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội. Mọi tổ chức, doanh nghiệp, đảng viên và toàn thể các tầng lớp nhân dân… có kỹ năng, kỹ thuật tăng cường tuyên truyền trên mạng xã hội.

5. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại và các điều kiện đảm bảo cho các nền tảng ứng dụng mạng xã hội hoạt động. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thu thập, quản lý dữ liệu và giao dịch trên nền tảng Internet ở các cơ quan nhà nước; Tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lõi, công nghệ số để làm tiền đề tăng cường tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội hiện nay.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
    Thủ tướng đánh giá thời gian qua, đất nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực về sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có vai trò của hoạt động khởi nghiệp.
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Để mạng xã hội thành kênh tuyên truyền chính trị hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO