Truyền thông

Để những tác phẩm văn học hấp dẫn các em học sinh hơn

Thu Hiền 13:17 20/04/2023

Chào mừng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 - 2023, sang nay 20/4, Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng tổ chức giao lưu ra mắt sách "Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương.

Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương là artbook tập hợp các đoạn trích hay nhất trong sách giáo khoa chương trình phổ thông viết về cảnh đẹp non sông gấm vóc Việt Nam kết hợp với những bức tranh được các họa sĩ hiện đại sáng tác. Tại sự kiện các độc giả đã được giao lưu với nhóm tác giả và các khách mời: nhà văn Nguyễn Trương Quý, TS. Ngữ văn Nguyễn Thị Ngọc Minh, họa sĩ Trương Văn Ngọc.

z4280042419439_08478f74db1d7de60acb689136a9231e.jpg
Các diễn giả chia sẻ về quá trình vẽ minh họa cuốn sách "Những miền lưu dấu-cảnh Việt trong văn chương"

Đa dạng phong cách để tác phẩm văn học hấp dẫn các em học sinh hơn

Tại Tọa đàm, các diễn giả cho rằng trong thời đại ngày nay, khi mà văn hóa nghe nhìn phổ biến thì những tác phẩm văn học “toàn chữ” bỗng trở thành nhàm chán đối với giới trẻ, đặc biệt là các em học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, cần có nhiều ý tưởng chuyển tải các tác phẩm văn học sang âm nhạc, sang hội họa… để những tác phẩm văn học phong phú hơn, hấp dẫn các em học sinh hơn.

z4280042406614_c27bb45b60b2d7e341885f7b3c8e476b.jpg
Toàn cảnh Tọa đàm

Các diễn giả cũng bày tỏ những quan điểm và cách thức làm sao để các tác phẩm hội họa hài hòa được với nội dung của tác phẩm văn học.

Họa sĩ Trương Văn Ngọc cho biết: khi tiếp cận tác phẩm văn học không có hình ảnh, mỗi người sẽ có một sự liên tưởng khác nhau. Tôi phải đi thực tế trải nghiệp rất nhiều để tìm hiểu cuộc sống, để khi nhận minh họa thì những hình ảnh đó cứ thế hiện ra tạo nên những tác phẩm hội họa mà người đọc có thể hình dung hết và cảm nhận được nội dung của tác phẩm văn học.

“Làm sao mỗi tác phẩm hội họa không được ảo quá, gần gũi với cuộc sống, sát thực với tác phẩm văn học nhưng vẫn phải mang giá trị thẩm mỹ. Khi người nghệ sĩ tạo ra một tác phẩm nghệ thuật là đã để lại một phần hồn mình ở trong tác phẩm đó nên chỉ có thể cảm nhận tác phẩm đó bằng sự rung cảm của tâm hồn", họa sĩ Trương Văn Ngọc tâm sự.

Còn họa sĩ Nguyễn Ngọc Minh nhận định: "Hội họa có sức sống độc lập, tác phẩm văn học là một niềm cảm hứng gợi ý cho tác phẩm hội họa. Tác phẩm hội họa có sức sống riêng của nó. Ngoài việc xem hội họa thì nên đọc tác phẩm văn học để có thể cảm nhận tinh tế hơn trước cái đẹp. Ngắm bức tranh là mài rũa thêm về cảm hứng nghệ thuật và rung động trước cái đẹp".

“Người họa sĩ toàn quyền tạo nên một tác phẩm hội họa hoàn toàn khác với các nhà văn, miễn là tạo nên những tác phẩm mang giá trị chân - thiện - mỹ cho người đọc, đặc biệt là khơi gợi trí tưởng tượng phong phú cho trẻ em”, họa sĩ Nguyễn Ngọc Minh bày tỏ.

Các diễn giả cũng đồng quan điểm khi cho rằng phong cách bây giờ rất đa dạng, khi vẽ về thiên nhiên mỗi tác phẩm hội họa cũng không nhất thiết dữ dội hay hiền hòa. Khi vẽ hãy tiếp nhận một cách tự nhiên thì mới tạo nên được những tác phẩm hội họa chân thực, chạm đến trái tim người xem.

z4280042396630_1b9448a78e568ca5aaad54198863783e.jpg
z4280042395097_f9d6904004b63e7af60561b4e4bc60be.jpg
z4280042374653_4c9d0b454f20aede0e9971a05b041533.jpg
Các em học sinh hào hững tham gia trò chơi vé tranh theo nội dưng sách và diễn đạt lại nội dung theo tranh.

Hội họa tiếp bước những áng văn

Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương bao gồm 35 trích đoạn thơ, truyện ngắn của các tác giả Việt Nam từ trung đại đến hiện đại.

35 tác phẩm văn chương dẫn lối chúng ta đi đến các miền đất trên khắp dải đất hình chữ S thân yêu. Nhờ có văn chương, chúng ta có khả năng đặt chân đến những nơi chốn mình chưa từng được tới. Chúng ta thấy mình ngồi trên tảng đá rêu, dưới bóng râm Côn Sơn khi ngâm ngợi vần thơ Nguyễn Trãi, chúng ta trầm trồ trước vẻ đẹp của miền đất Tây Tiến nhờ những câu thơ của Quang Dũng, chúng ta ghi nhớ dáng hình của sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân...

Những vùng đất qua ngòi bút văn chương mang cách nhìn, tình cảm, sự tưởng tượng và sáng tạo của mỗi tác giả. Vì thế, các tác phẩm văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung luôn đưa chúng ta đi xa hơn những gì mình thấy hằng ngày. Hội họa tiếp bước những áng văn để tiếp tục hành trình đó, cho người đọc cách nhìn và cảm nhận khác hơn, giàu có hơn về những miền đất trên quê hương mình.

z4280042367489_855a85c5a9337e4102356dd8fd474ea1.jpg
Em Minh An- Học sinh trường Marie Curie: Cuốn sách đã chuyển tải một cách dễ hiểu dễ nhớ, khiến em thêm yêu thích các tác phẩm văn học, thích học môn văn và thêm yêu quê hương, Tổ quốc.

Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương là hành trình mà cảnh sắc Việt đã bước vào văn chương để rồi tiếp tục trở lại trước mắt ta với những bức tranh. Gần 30 họa sĩ với sự đa dạng của phong cách, thủ pháp, chất liệu đã chuyển hóa ngôn ngữ xúc cảm văn chương thành ngôn ngữ hình ảnh của nghệ thuật thị giác.

dtp02782.jpg
Cuốn sách "Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương"

Đó là những bức tranh phong cảnh màu nước hay acrylic, bột màu hay sơn dầu, tranh khắc gỗ hay kĩ thuật số… Mỗi tác giả một phong cách: lãng mạn của Trương Văn Ngọc, ấn tượng của Chu Hồng Tiến, hùng tráng của Vũ Xuân Hoàn… Tất cả hòa chung giai điệu ngợi ca vẻ đẹp Tổ quốc./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Để những tác phẩm văn học hấp dẫn các em học sinh hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO