Dự án Tạp hoá số và tham vọng số hoá 6.000 cửa hàng trong năm 2021

TP| 10/08/2021 07:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Dịch Covid-19 đã khiến kênh bán hàng truyền thống đang chiếm tới 70% thị phần như chợ, siêu thị buộc phải đóng cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Vì thế, VECOM, DTS... đã phải liên tục triển khai dự án đưa tiểu thương các chợ lên sàn TMĐT hay Tạp hoá số, nhằm "số hoá" 6.000 cửa hàng tạp hoá trong năm 2021.

Chuyển đổi số (CĐS) các điểm tạp hoá, giúp kết nối trực tuyến với người tiêu dùng

Dịch Covid-19 tại TP. HCM diễn biến phức tạp, việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế và xã hội. Việc các kênh bán lẻ truyền thống đóng cửa đã khiến người dân dồn đến các siêu thị, cửa hàng và sàn thương mại điện tử (TMĐT) gây nên tình trạng quá tải, giao hàng đình trệ do số lượng đơn hàng lớn, đặc điểm sản phẩm hàng tiêu dùng thiết yếu cần phải giao hàng trong ngày và khan hiếm người giao hàng.

Trong bối cảnh này, đặt ra một vấn đề lớn trong ngành bán lẻ, làm sao cung ứng đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân mùa dịch cách nhanh nhất, tối ưu nhưng vẫn đảm bảo các quy định phòng phòng dịch.

Theo số liệu thống kê đến 07/2021, trên địa bàn TP. HCM có khoảng 40.000 cửa hàng tạp hóa, đây là mạng lưới phân phối có độ phủ lớn nhất xung quanh các khu dân cư. Tuy nhiên, các cửa hàng này đang vận hành đơn lẻ, tính phân tán cao theo phương thức tự kinh doanh, không có cơ quan chủ quản, chưa có các quy chuẩn chung và phương thức phòng dịch nên phải tạm dừng hoạt động.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho biết, hệ thống cửa hàng tạp hóa có độ phủ rất lớn trên khắp cả nước với hình ảnh gần gũi, cung cấp đầy đủ các mặt hàng nhu yếu phẩm cho người tiêu dùng và giữ vai trò như nhà đại diện nhà phân phối. Dịch bùng phát, siêu thị quá tải, 70% số lượng đơn hàng trên các sàn TMĐT tồn đọng. Trong khi đó, hệ thống tạp hóa đang hoạt động rất hiệu quả, tuy nhiên, chưa có hướng xoay chuyển kịp thời và phải đóng cửa để đảm bảo an toàn chống dịch, vì vậy cần có giải pháp để nâng cao vai trò của cửa hàng tạp hóa.

"Trong thời gian tới, VECOM và các đối tác Liên minh DTS, IM Group sẽ liên kết để hỗ trợ CĐS cho các cửa hàng tạp hóa tham gia dự án tạp hóa số, hệ thống tạp hóa số sẽ trở thành kênh phân phối hiệu quả và an toàn trong mùa dịch", ông Dũng nói.

Theo ông Trương Gia Bảo, Chủ tịch Liên minh CĐS DTS, đơn vị tổ chức Dự án Tạp hoá số, thời gian đầu, DTS cũng đã làm việc với VECOM để đưa ra ác giải pháp để hỗ trợ các tiểu thương tại chợ bán hàng," data-rel="follow">các giải pháp để hỗ trợ các tiểu thương tại chợ bán hàng, tuy nhiên các hình thức này chưa đáp ứng kịp thời khi tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến khó lường. Trước đây, cửa hàng tạp hóa bán lẻ chịu tải từ 70 - 75% sức mua, thì giờ đây họ lại không có hàng bán, thậm chí một số nơi không được cho mở cửa.

Vì thế dự án được thành lập để nâng cấp CĐS, nhằm tập hợp các tạp hóa thành chuỗi cung ứng, phát triển và quản lý chuỗi cung ứng mặt hàng thiết yếu tối ưu hiệu quả và giúp họ kết nối trực tuyến, với tiêu dùng. "Dự án này trước mắt để giải quyết bài toán phục hồi chuỗi cung ứng mùa dịch, mục tiêu lâu dài sẽ phát triển thành hệ thống cung ứng hiện đại, vận hành tối ưu", ông Bảo chia sẻ thêm.

"Mặc dù dự án hỗ trợ các tiểu thương tại chợ bán hàng dự án và dự án Tạp hoá số ra đời ở thời điểm và tình huống khác nhau nhưng chúng tôi vẫn luôn nhìn vào hướng lâu dài của các dự án. Bởi vì không ai có thể trả lời thời gian kết thúc tình trạng dịch cũng như việc tranh thủ thời gian rảnh rỗi và áp lực CĐS để họ có thể thay đổi và nâng cấp công việc của mình", ông Bảo nhấn mạnh.

Đại diện nhà phân phối Tiến Minh cho hay, vấn đề lưu thông, vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn, nguồn hàng đứt gãy, gây nên tình trạng ùn tắc hàng hóa. Mặc dù đã ứng dụng nhận đơn hàng trên kênh mạng xã hội, nhưng còn nhiều cửa hàng tạp hóa vẫn đang vận hành theo hình thức truyền thống, chưa làm quen với hệ thống đặt hàng online. "Vì vậy, mong rằng chương trình tạp hóa số sẽ hỗ trợ cho Tiến Minh cũng như hệ thống tạp hóa CĐS hiệu quả và đáp ứng nhu cầu chuỗi cung ứng hiện nay", đại diện nhà phân phối Tiến Minh nhấn mạnh.

Ngoài nhà phân phối Tiến Minh, đại diện các tiệm tạp hoá trong buổi lễ ra mắt dự án Tạp hoá số đều cho biết họ đang gặp khó khăn rất lớn trong tình hình dịch bệnh như hiện nay từ khách hàng cho đến nguồn hàng và mong muốn dự án này có thể giúp tháo gỡ những vấn đề đang gặp phải.

Việc đặt vấn đề thay đổi, "số hoá" các tiệm tạp hoá không chỉ có tại Việt Nam mà đã được triển khai trước đó tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vài năm gần đây, ông lớn công nghệ Trung Quốc Alibaba đã triển khai dự án mang tên Ling Shou Tong. Chỉ bằng một ứng dụng, các chủ tiệm tạp hoá có thể dễ dàng đặt hàng dự trữ từ kho của Alibaba, dự báo lượng hàng bán ra, bổ sung thêm các dịch vụ như nạp tiền điện thoại hay thanh toán trực tuyến. Hay tại Ấn Độ, nền tảng mang tên StoreKing, có tới hơn 50.000 đối tác cửa hàng và kết nối với khoảng 800 triệu khách hàng.

Ngoài ra, Grab, Tokopedia và Bukalapak cũng đang đầu tư mạnh vào nền tảng riêng cho cửa hàng tạp hóa của mình hay M&A , báo hiệu sức hút của lĩnh vực này tại Đông Nam Á sẽ tiếp tục nóng trong thời gian tới.

Dự án Tạp hoá số và tham vọng số hoá 6.000 cửa hàng tạp hoá trong năm 2021 - Ảnh 1.

Ông Trương Gia Bảo, Chủ tịch DTS cho hay: Dự án Tạp hoá số trước mắt để giải quyết bài toán phục hồi chuỗi cung ứng mùa dịch, mục tiêu lâu dài sẽ phát triển thành hệ thống cung ứng hiện đại, vận hành tối ưu.

Mô hình tạp hóa số 4.0 sẽ giúp các cửa hàng có thêm nhiều giá trị mới

Mặc dù vậy, theo ông Bảo, so với dự án đưa chợ truyền thống, các tiểu thương lên sàn TMĐT thì việc đưa triển khai Tạp hoá số sẽ vất vả hơn nhiều. Nguyên nhân là do đối tượng kinh doanh tiệm tạp hóa có độ tuổi trung bình cao hơn và khả năng thương mại cũng thấp hơn do mô hình là tận dụng mặt bằng sinh sống và dử dụng nguồn lực rảnh rỗi nhừ người già, trẻ con, người thất nghiệp. "Vì thế từ khâu vận động, đào tạo lẫn triển khai đều sẽ tốn nguồn lực nhiều hơn các dự án khác mà DTS, VECOM đã triển khai", ông Bảo nói.

Tuy nhiên, điểm thuận lợi của dự án Tạp hoá số là đa số bà con đều có nhiều thời gian và thấy được mô hình của mình ngày càng bị đe dọa bởi các mô hình hiện đại khác nên sẽ có động lực thay đổi và việc hợp tác có thể thuận lợi hơn.

Đánh giá về việc các điểm tạp hoá số sẽ đóng góp như thế nào vào bức tranh hệ sinh thái TMĐT Việt Nam, Chủ tịch Liên minh DTS cho rằng, mô hình tạp hóa của Việt Nam phổ biến và len lỏi đến từng con hẻm nhỏ sát với nhà của dân nên vẫn đóng vai trò quan trọng trong chuỗi phân phối. Do đó, nếu nâng cấp được mô hình tạp hóa số 4.0 thì các nơi này sẽ có thêm rất nhiều giá trị mới, như việc phân phối hàng hóa đa dạng hơn, trở thành kho tạm của các nhà phân phối và TMĐT (đồng bỗ dữ liệu hàng hóa tồn kho); Trở thành các điểm lấy hàng (Locker), khi mà một số nơi giao hàng vẫn rất khó khăn và giờ giấc của người mua cũng gây khó cho shiper vì thế giao tại tiệm tạp hóa sau đó người mua sắp xếp đến lấy sẽ tiện hơn; Trở thành nơi giao hàng hay thậm chí là làm dịch vụ hậu bán hàng cho các hãng.

Để thực hiện dự án này, giải pháp đầu tiên là phải tiến hành nâng cấp các tiệm tạo hoá. Để thực hiện điều này, đơn vị tổ chức (DTS và VECOM) cũng như đơn vị triển khai là Chuỗi Tạp hóa Cam và IM Group đã tập hợp được các giải pháp và các đối tác có thể hỗ trợ được tiệm tạp hóa đồng ý tham gia chương trình. Đồng thời các đơn vị tham gia cũng đã huy động được lực lượng sinh viên học sinh tình nguyện tham gia cùng đồng hành CĐS với các cô chú tiệm tạp hóa. 

"Mục tiêu của việc áp dụng nâng cấp CĐS này là các tiệm tạp hóa sẽ có 4 nguồn thu trong tương lai bao gồm: từ bán hàng truyền thống; từ Mobile Commerce (Bán hàng nhờ kênh điện thoại); E-Commerce (Bán hàng qua sàn TMĐT, website và social (mạng xã hội); Bán hàng nhờ chăm sóc khách hàng cũ qua hệ thống CRM.

Giải pháp thứ 2 mà DTS cũng như các đơn vị liên quan sẽ triển khai là tổ chức thường xuyên, lâu dài các khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng. Mặc dù vậy, việc học những nội dung nào và trong thời gian bao lâu thì sẽ tuỳ theo tình hình thực tế của các tiệm tạp hoá. "Bởi vì so với các tiểu thương, các chủ tiệm tạp hoá có khác biệt lớn về độ tuổi khả năng số (khả năng học hỏi, ứng dụng công nghệ số)", ông Bảo chia sẻ thêm.

Dự án Tạp hoá số và tham vọng số hoá 6.000 cửa hàng tạp hoá trong năm 2021 - Ảnh 2.

Việc "số hoá" các cửa hàng tạp hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ tại các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia....

Cần sự đồng hành của nhiều đơn vị để cùng triển khai dự án Tạp hoá số

Khi được hỏi về việc các quy định chặt chẽ đối với các shipper tại TP.HCM hiện nay có tác động như thế nào đối với dự án Tạp hoá số, ông Bảo khẳng định những việc này đều không ảnh hưởng đến các dự án "số hóa" vì đây là những dự án mang tính chất dài hạn. Trước mắt, trong thời gian giãn cách xã hội, các tiểu thương, chủ tiệm tập hoá có thể học tập và tương tác với các chuyên gia qua điện thoại hay ứng dụng công nghệ.

Chưa kể đến, kể cả việc đưa tiểu thương lên sàn TMĐT hay Tạp hoá số, người bán cũng là người giao hàng. Mặc dù họ có thể sử dụng các dịch vụ vận chuyển nhưng do cả 2 đối tượng bán hàng đều đang phục vụ theo một phạm vi địa lý nhất định nên họ có thể tối ưu được chi phí vận chuyển bằng cách trực tiếp giao hàng.

Đối với dự án Tạp hoá số, thay vì đi kêu gọi quyên góp tiền và vật chất để giúp đỡ những cửa hàng tạp hoá đang gặp khó khăn do dịch bệnh thì VECOM và DTS đi quyên góp chất xám công nghệ và lực lượng triển khai ứng dụng công nghệ góp công góp sức đồng hành cùng với họ.

Có thể nói, tạp hóa là kênh phân phối tiềm năng để giải quyết các vấn đề bất cập hiện tại, ứng dụng công nghệ mang nhu yếu phẩm đến gần người dân hơn. Vì đây là một chương trình mang tính chất xã hội cao nên dự án cần nhiều hơn sự tham gia của tất cả các cửa hàng tạp hóa, các nhà phân phối và nhãn hàng, đối tác để có thể chung tay để triển khai dự án một cách tốt nhất, thông qua trang kinhdoanhso.com.

Về kế hoạch triển khai dự án tạp hóa số gồm 4 nội dung chính bao gồm:

- Tạp hóa số sẽ kết nối và cung cấp hàng hóa đa dạng gồm rau, củ, quả và nhu yếu phẩm cần thiết cho cửa hàng tạp hóa.

- Cung cấp các ứng dụng công nghệ trong bán hàng và đặt hàng. Với hình thức kinh doanh cũ, nhân viên kinh doanh sẽ đến từng cửa hàng để thống kê số lượng hàng cần cung cấp cho tạp hóa, nhưng với ứng dụng đặt hàng và bán hàng online sẽ đảm bảo các yêu cầu mùa dịch.

- Triển khai tổ chức các chương trình tập huấn bán hàng online, bán hàng trên các kênh mạng xã hội và hướng dẫn chăm sóc khách hàng cho các chủ cửa tiệm tạp hóa.

- Triển khai các giải pháp cho nhà cung cấp và nhà phân phối, cung cấp miễn phí hệ thống quản lý kho, giao hàng và đặt hàng. Đồng thời, chương trình thực hiện kết nối bán hàng với mạng lưới tạp hóa số và đào tạo CĐS.

Mục tiêu kỳ vọng của dự án là lan tỏa sứ mệnh và thông điệp từ dự án đến tất cả chủ cửa hàng tạp hóa để có thể đạt mục tiêu CĐS và triển khai trên chuỗi 2.000 cửa hàng tạp hóa tại khu vực TP.HCM đến tháng 9/2021 trước khi cán mốc 6.000 cửa hàng trong năm 2021. Thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng đến các tỉnh thành khác trên khắp cả nước./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Dự án Tạp hoá số và tham vọng số hoá 6.000 cửa hàng trong năm 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO