Du lịch số - động lực thúc đẩy sự phục hồi ngành du lịch

Kim Ngân| 18/12/2021 15:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dựa trên phát minh của nhiều ngành công nghệ cao, đã và đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; trong đó, sự thay đổi của ngành du lịch không chỉ là xu thế mà còn là yêu cầu tất yếu.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dựa trên phát minh của nhiều ngành công nghệ cao, đã và đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; trong đó, sự thay đổi của ngành du lịch không chỉ là xu thế mà còn là yêu cầu tất yếu.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đã chỉ ra, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động du lịch. Đó là giúp cho ngành du lịch tạo ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, như du lịch trực tuyến, du lịch thông minh. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm chi phí, thời gian lao động, chi phí sản xuất, giá thành dịch vụ và hỗ trợ đắc lực cho việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Ngoài ra, công nghệ cũng được xem là “cầu nối” giúp các điểm đến và doanh nghiệp lữ hành dễ dàng kết nối các tour, tuyến du lịch, tăng hiệu quả khai thác sản phẩm và hiệu suất kinh doanh. Đặc biệt, việc số hóa các cơ sở dữ liệu du lịch như giới thiệu các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, bản đồ các điểm du lịch, hệ thống các nhà hàng, khách sạn, hệ thống giao thông... của mỗi địa phương, đơn vị, doanh nghiệp nếu được triển khai rộng rãi, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch và bản thân du khách.

Có lẽ không quá khi nói rằng, cả thế giới ngày nay có thể được gói gọn trong 1 chiếc điện thoại thông minh, hay chiếc điện thoại đang trở thành cầu nối giữa con người với thế giới số. Theo một số liệu nghiên cứu của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cách đây vài năm, thì có khoảng 70% dân số Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh; trung bình mỗi ngày một người dành 2 giờ để kết nối internet qua điện thoại di động. Có gần 70% người đi du lịch có thói quen sử dụng điện thoại di động để tra cứu, tìm kiếm thông tin, sử dụng các dịch vụ (đặt phòng, vé, dịch vụ...) trước khi bắt đầu chuyến đi. Điều này có cơ sở khi công nghệ đang chứng tỏ “sức mạnh vạn năng” của nó trong việc kết nối vạn vật. Suốt 2 năm qua, khi đại dịch COVID-19 tác động nặng nề đến hoạt động du lịch, thì công nghệ càng chứng tỏ vai trò quan trọng của nó trong công tác quản lý, xúc tiến, quảng bá du lịch. Đồng thời, du lịch số đang trở thành động lực thúc đẩy sự phục hồi ngành du lịch trong bối cảnh đại dịch.

Để tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy du lịch số phát triển, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định 1505/QĐ-UBND ngày 26-4-2018, phê duyệt Đề án “Phát triển một số sản phẩm công nghệ thông tin mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, nêu rõ mục tiêu đến năm 2020, xây dựng từ 3 đến 5 sản phẩm phần mềm thương mại điện tử, kết nối cung cầu để giới thiệu sản phẩm truyền thống, sản phẩm du lịch, tham gia lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Thanh Hóa. Riêng với lĩnh vực du lịch, danh mục sản phẩm được triển khai trong giai đoạn 2018-2020 là “Phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ du lịch Thanh Hóa”.

Đặc biệt, tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Tổng cục Du lịch và Tổng Công ty Viễn thông Mobifone - nhà cung cấp sản phẩm du lịch thông minh, để đặt hàng sản phẩm công nghệ Smart travel platform. Smart travel platform là tạo dựng và đưa vào ứng dụng sản phẩm du lịch AR – trải nghiệm thực tế tăng cường và du lịch VR 360 – du lịch qua màn ảnh. Các sản phẩm này sẽ hỗ trợ tối đa cho khách du lịch trong việc thu thập thông tin; tìm địa điểm du lịch; chỉ dẫn thông tin điểm du lịch (thông qua tour du lịch ảo và thực tế tăng cường, bình luận và đánh giá địa điểm, gợi ý điểm đến du lịch); tham quan điểm du lịch bằng AR (hotspot xung quanh, dẫn đường); tham quan điểm du lịch bằng AR (nhận diện và chỉ dẫn hiện vật); tour tham quan bằng VR 360; điểm cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, Smart travel platform còn có các tính năng hỗ trợ nhà cung cấp dịch vụ trong việc quản trị nội dung AR, quản trị nội dung VR; đồng thời, hỗ trợ cho nhà quản lý trong việc phân tích số liệu hoạt động du lịch và cung cấp thông tin cho khách du lịch. Việc xây dựng và đưa vào ứng dụng sản phẩm này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quảng bá du lịch; mà còn là cơ hội để tiếp tục số hóa và nâng tầm chất lượng, giá trị các điểm đến trọng điểm của Thanh Hóa như Sầm Sơn, Hải Tiến, Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En, Pù Luông, suối cá Cẩm Lương... nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay.

Cùng với đó, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung triển khai xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, xã hội số và do đó du lịch Thanh Hóa cần tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách du lịch. Đồng thời, nâng cao chất lượng trải nghiệm, chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm bằng cách tạo thêm các giá trị gia tăng thông qua các sản phẩm công nghệ tại điểm du lịch; cung cấp thông tin và tương tác hiệu quả giữa khách du lịch với khu/điểm du lịch, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch... Một lợi thế để chuyển đổi số ngành du lịch Thanh Hóa hiện nay là các điểm du lịch đều phủ sóng thông tin di động, cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng và tiếp nhận thông tin liên lạc của du khách.

Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ quản lý, xúc tiến quảng bá hiện đã không còn là xu thế mà trở thành yêu cầu tất yếu hay một giải pháp cơ bản, có khả năng thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, an ninh, vận tải, y tế, thương mại...; đồng thời, sản phẩm du lịch được tạo thành từ nhiều loại hình dịch vụ đơn lẻ như điểm tham quan, giải trí, mua sắm, khách sạn, nhà hàng... Do đó, để phát triển du lịch thông minh, hay du lịch số, nhiều ý kiến cho rằng cần phải đổi mới cả tư duy và hành động, song song với việc tăng cường năng lực công nghệ. Có như vậy, du lịch số mới thực sự trở thành một động lực thúc đẩy sự phục hồi ngành du lịch trong bối cảnh đại dịch.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Du lịch số - động lực thúc đẩy sự phục hồi ngành du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO