Đừng đánh giá thấp tin giả “bình dân” - Cheapfake

Hướng Dương| 19/02/2021 11:16
Theo dõi ICTVietnam trên

Cheapfake được biết đến với những cái tên như "tin tức giả mạo rẻ tiền" hay "tin tức giả mạo bình dân".

Cheapfake - Tâm điểm của các sự kiện tầm quốc tế...

Ở góc độ về cấu trúc, cheapfake chính là đơn vị cơ sở để tạo nên deapfake hay nói cách khác deapfake có thể được hiểu là sự kế thừa "cao cấp" của cheapfake. Vì thế, không nên đánh giá thấp ảnh hưởng từ thông tin sai lệch do người dùng bình dân đăng tải và lan truyền. 

Loại thông tin này không chỉ chiếm số lượng lớn mà một số nội dung cụ thể có thể tạo ra lượng tương tác khổng lồ, ví dụ một status nói rằng xông hơi và máy sấy tóc có thể ngăn COVID-19. Rất khó đánh giá động cơ bởi người dùng có rất nhiều lý do khi chia sẻ thông tin sai lệch. Có thể là họ định trêu chọc (troll) ai đó hoặc họ thực sự tin vào thông tin sai lệch đó, thậm chí là ủng hộ đảng phái của mình.

Đừng đánh giá thấp tin giả “bình dân” – Cheapfake - Ảnh 1.

Một tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua chính là quan hệ giữa Úc và Trung Quốc. Theo đó, ngày 30/11/2020, trên trang cá nhân Twitter của mình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Lijian Zhao) đã đăng tải bức ảnh một người lính đứng cạnh lá cờ Úc cầm con dao dính máu kề vào cổ một cậu bé, kèm bình luận cho rằng ông "bị sốc trước việc lính Úc sát hại thường dân và tù nhân Afghanistan. Chúng tôi kịch liệt lên án thường dân và tù nhân Afghanistan. Chúng tôi kịch liệt lên án những hành vi như vậy và kêu gọi họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật". 

Sự việc này ngay lập tức đã tạo nên làn sóng phẫn nộ. Nhất là khi dòng tweet này được đăng tải giữa lúc lúc Chính phủ Úc công bố thông tin về cuộc điều tra các cáo buộc cho rằng lực lượng đặc nhiệm Úc "giết hại bất hợp pháp" 39 dân thường và tù nhân ở Afghanistan từ năm 2019 - 2013. Do đó, hình ảnh có chủ đích trên Twitter của ông Triệu đã làm gia tăng mối quan hệ vốn đã rất căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc.

Thủ tướng Úc, Scott Morrison, nói rằng Chính phủ Trung Quốc nên biết "xấu hổ" và yêu cầu một lời xin lỗi về hình ảnh "đáng ghê tởm" trên dòng tweet này. Phía Bắc Kinh đã từ chối, thay vào đó cáo buộc Úc là "dã man" và cố gắng "làm chệch hướng sự chú ý của công chúng" khỏi các cáo buộc tội ác chiến tranh của các lực lượng vũ trang của họ ở Afghanistan.

Trên thực tế, các nhà phân tích cho rằng đây là hình ảnh giả mạo, nếu xem xét kỹ sẽ thấy không thuyết phục, bởi hình ảnh được ghép lại bởi một người mới làm quen với Photoshop. Hình ảnh này được gọi là cheapfake, một dạng của phương tiện truyền thông đã bị thao túng, chỉnh sửa, dán nhãn sai hoặc không đúng ngữ cảnh để phát tán thông tin sai lệch.

Qua sự việc này cho thấy hai bài học chính trị quan trọng được rút ra. Đầu tiên là việc Bắc Kinh trừng phạt việc một trong những nhà ngoại giao hàng đầu của nước này sử dụng cheapfake để tích cực truyền bá thông tin sai lệch trên các nền tảng trực tuyến của phương Tây. Theo truyền thống, Trung Quốc luôn thận trọng trong những vấn đề như vậy, nhằm thể hiện mình là một siêu cường nhân từ và có trách nhiệm. Tuy nhiên, với cách tiếp cận mới này, cho thấy Trung Quốc rõ ràng đã bắt đầu có sự thay đổi. 

Ở phạm vi rộng hơn, sự việc này cũng cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của thông tin sai lệch được sử dụng như một công cụ chính trị. Trong thập kỷ qua, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông bị thao túng đã định hình lại thực tế chính trị. Chẳng hạn như những cheapfake đã châm ngòi cho một cuộc diệt chủng chống lại người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện hoặc giúp truyền bá thông tin sai lệch về đại dịch COVID. Giờ đây, khi các siêu cường quốc đang công khai chia sẻ những cheapfake trên mạng xã hội, câu hỏi được đặt ra liệu tác nhân nào hay điều gì có thể ngăn chặn sự phát tán của những thông tin hình ảnh sai lệch này.

 ...đến việc xuất hiện ở khắp mọi nơi 

Các tiến bộ công nghệ đang hỗ trợ để các thông tin hình ảnh đánh lạc hướng "che mắt" được người xem và giúp việc tạo ra chúng dễ dàng hơn. Hiện nay, hoàn toàn có thể tạo ra những tin tức giả mạo thông qua các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Vì thế, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra các thông tin sai lệch hình ảnh tinh vi mà không tốn kém. Câu chuyện này khiến cho cheapfake có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Tại quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới, cheapfake đã trở thành "món ăn" thường xuyên trong đời sống chính trị. Điều này được khởi nguồn từ đoạn video được cho là Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói năng không mạch lạc xuất hiện vào năm 2019. Năm nay, cheapfake lại xuất hiện trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Đơn cử là một video lan truyền về Tổng thống đắc cử Joe Biden nói: "Tôi nghĩ chúng ta đã cùng nhau thành lập tổ chức lừa đảo cử tri rộng rãi và bao trùm nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ". Khi được ngữ cảnh hóa phù hợp, nhận xét của Biden có thể được hiểu là mô tả một chương trình bảo vệ cử tri trong trường hợp kiện tụng vô căn cứ liên quan đến kết quả bầu cử. Tuy nhiên, đoạn clip được chia sẻ bởi cả Tổng thống Trump và Thư ký Báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany và được miêu tả như một sự thừa nhận gian lận.

Ngay cả khi các phiếu bầu vẫn đang được kiểm đếm, các video xác thực về những người làm công tác bầu cử ghi lại phiếu bầu và thu thập phiếu bầu theo cách thường xuyên đã được chia sẻ bởi nhiều người trong đó có cả Tổng thống Trump, như "bằng chứng" về việc giả mạo phiếu bầu. Trong khi đó, một tin tức giả về một người đàn ông "xé" phiếu bầu lan truyền với tốc độ nhanh chóng lại là tác phẩm của trò chơi khăm trên TikTok.

Các cáo buộc về gian lận cử tri là vô căn cứ và các tòa án trên khắp nước Mỹ đang bác bỏ nỗ lực của Nhóm pháp lý của Trump trong việc tranh chấp kết quả bầu cử. Đầu tháng này, Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr (người từ chức vào ngày 23/12) cuối cùng đã thừa nhận rằng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã không phát hiện ra bằng chứng gian lận nào. Những cheapfake đã gây ra hậu quả trong thế giới thực. 

Đầu tháng 12, Gabriel Sterling, Giám đốc triển khai hệ thống bỏ phiếu của Georgia, đã trích dẫn các trường hợp đe dọa và đe dọa "tự tử" đối với những người làm công tác bầu cử. Họ bị khủng hoảng tâm lý khi phải van nài: "Mọi chuyện đã đi quá xa! Nó phải dừng lại!"; Một nhân viên kiểm phiếu bầu cử ở Georgia đã phải lẩn trốn sau khi một cheapfake video dài 34 giây quay cảnh anh ném một mảnh giấy bị hiểu lầm là vứt bỏ phiếu bầu. Video này lan truyền mạnh mẽ, thu hút tới hàng triệu lượt xem. Cheapfake này đã khiến nhân viên kiểm phiếu này phải rời khỏi nhà, ở nhờ chỗ bạn bè cũng như không dám lái xe của mình vì thông tin về biển xe cũng bị lộ.

Chưa dừng lại ở những tác động đó, cheapfake còn tác động đến niềm tin của công chúng. Cuộc bầu cử Mỹ cho thấy niềm tin vào câu chuyện về "cuộc bầu cử gian lận" giảm theo đảng phái. Một cuộc thăm dò do Politico/Morning Consult thực hiện cho thấy: 70% cử tri Đảng Cộng hòa nói họ không tin vào "tự do và công bằng" sau cuộc bầu cử; 35% không tin tưởng vào quy trình trước cuộc bầu cử. Ngược lại, chỉ một nửa số cử tri đảng Dân chủ (52%) cho biết họ tin rằng cuộc bầu cử sẽ "tự do và công bằng" trước ngày 3/11. Trong các cuộc thăm dò được tiến hành sau chiến thắng của Biden, con số này đã tăng vọt lên 90%.

Vychúngtanêntintưởngvàođiềugì?

Sựphổbiếnngàycàngtăngcủathôngtinđánhlạchướngdườngnhưđangảnhhưởngđếnchínhtrịtheohaicáchriêngbiệt.Đầutiên,đangnuôidưỡngsựgiatăngcủatấtcảcácloạithôngtinsailệch.Cáckẻxấuđanghànhđộngnhiềuhơntinrằngthểtránhbịsoimóikhôngbịchịutráchnhiệm.Thứhai,sựphổbiếnngàycàngtăngcủathôngtinhìnhảnhđánhlạchướngkhiếnchúngtadễbịảnhhưởnghơnbởitấtcảcácthôngtinsailệch.Khicôngchúngnhậnthứchơnvềnhiềucáchphươngtiệntruyềnthôngthểbịthaotúng,họsẽtrởnênhoàinghihơnđốivớitấtcảcácphươngtiệntruyềnthông,baogồmcảphươngtiệntruyềnthôngđíchthực.

Sự hoài nghi này khiến những kẻ xấu dễ dàng bác bỏ những sự kiện thật. Nó cũng có thể dẫn đến những cách hiểu ngày càng chủ quan và mang tính đảng phái của chính công chúng về các sự kiện. Ví dụ, hãy xem xét niềm tin của các cử tri Đảng Cộng hòa rằng cuộc bầu cử năm 2020 ở Hoa Kỳ không tự do và công bằng. Điều này rõ ràng là sai, nhưng dữ liệu dư luận cho thấy, không chỉ các cử tri Đảng Cộng hòa không tin tưởng vào quy trình bầu cử mà ngay cả các cử tri Đảng Dân chủ cũng tỏ ra nghi ngờ cho đến khi họ giành chiến thắng. Một giả thuyết đặt ra, nếu một ứng cử viên Đảng Cộng hòa giành chiến thắng vào năm 2024, liệu dư luận có lật lại các đảng phái.


Tài liệu tham khảo

1. https://www.technologyreview.com/2020/12/22/1015442/cheapfakes-more-politicaldamage-2020-election-than-deepfakes/

2. https://www.thesun.co.uk/news/13134061/georgia-election-worker-forced-hiding-fakeclaim-

ballot/

3. https://www.lawfareblog.com/thirty-six-hours-cheapfakes

(Bài đăng ấn phẩm in đăng Tạp chí TT&TT số 1 tháng 1/2021)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đừng đánh giá thấp tin giả “bình dân” - Cheapfake
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO