Edtech: làn gió mới cho kỷ nguyên học tập tại châu Á

Ngọc Diệp| 20/09/2022 16:11
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự bùng nổ của công nghệ giáo dục (edtech) tại châu Á trong thời kỳ cao điểm của đại dịch COVID-19 dường như đang chững lại, hàng loạt công ty buộc phải cắt giảm nhân viên, thậm chí một số công ty edtech của Ấn Độ phải tự đổi mới để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển với những phân khúc bị bỏ ngỏ trong các lĩnh vực nền tảng giáo dục số, hệ thống quản lý trường học số...

Edtech là một khái niệm chỉ việc áp dụng công nghệ trong giáo dục, bao gồm cả phần cứng và phần mềm được thiết kế để hỗ trợ việc giảng dạy và học tập trong môi trường giáo dục. Trên thế giới, lĩnh vực edtech là thị trường đang rất nóng hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, chỉ xếp sau lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) và thương mại điện tử.

Trong hơn 2 năm qua với sự xuất hiện và bùng nổ của đại dịch COVID-19, nhu cầu dạy và học trực tuyến của các cơ sở giáo dục tăng cao, thị trường edtech mới thực sự khởi sắc với sự tham gia ngày một nhiều của các tập đoàn lớn cùng các công ty khởi nghiệp. Theo đó, học sinh có thể học trực tuyến tại nhà trên thiết bị điện tử thay vì phải đến lớp học trực tiếp, hoặc phụ huynh cũng có thể theo sát tình hình học tập của trẻ 24/7 thông qua sổ liên lạc trực tuyến,… Không chỉ vậy, cải tiến công nghệ còn mang đến cơ hội giúp học sinh, sinh viên có thể học tập theo những cách thức hoàn toàn mới, dễ dàng ứng dụng và cá nhân hóa việc học tập.

"Làn gió mới" cho giáo dục trực tuyến tại Ấn Độ

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong đại dịch COVID-19, Byju's của Ấn Độ đã phát triển trở thành công ty edtech được đánh giá cao nhất thế giới. Theo hãng phân tích dữ liệu CB Insights (Mỹ), tính đến tháng 6/2021, Byju's là công ty khởi nghiệp giá trị thứ 11 trên thế giới.

Byju's đã tạo ra một tác động tích cực đến môi trường học tập ở Ấn Độ ngày nay. Mục tiêu chính của nền tảng là làm cho việc học trở thành một trải nghiệm thú vị chứ không phải là một gánh nặng.

Edtech: Định hình kỷ nguyên học tập mới tại châu Á - Ảnh 1.

Giá trị Byju đến từ tác động của COVID-19 tại Ấn Độ. Sau khi chính phủ nước này ra lệnh phong tỏa toàn quốc, khiến mọi trường học đều ngừng hoạt động. Vì thế, hàng triệu phụ huynh sử dụng dịch vụ giáo dục trực tuyến để con của họ có thể tiếp tục học.

Vào tháng 6/2020, ứng dụng dạy học trực tuyến Byju được định giá hơn 10 tỷ USD. Sau khi gặp hái được thành công tại thị trường trong nước nhờ sự bùng nổ của xu hướng học trực tuyến, Byju's còn đẩy nhanh tiến trình mở rộng ra thị trường quốc tế.

Học hỏi kinh nghiệm với các công ty khởi nghiệp Indonesia

Delores Mia Monorica, một người nội trợ Indonesia, 43 tuổi, bắt đầu sử dụng khóa học hoạt hình một năm của công ty khởi nghiệp edtech Ruangguru vào tháng 7 để giúp con gái lớn Ibrenna Mirkaela Simanjuntak học tập ở nhà.

Trước đó, cùng tháng, Mirkaela, 8 tuổi, đã phải nghỉ học trước khi bắt đầu năm học thứ ba ở trường tiểu học để tự học ở nhà, vì cha mẹ muốn em tập trung vào việc xây dựng nhân cách và học tập theo năng khiếu và sở thích của mình.

Giờ đây, hàng ngày, em xem các video ngắn dạy toán học và tiếng Bahasa Indonesia thông qua các câu kể chuyện và làm các bài tập trong khoảng một giờ. Các hoạt động khác của em bao gồm đọc, viết và vẽ. Em cũng học đọc tiếng Anh bằng một ứng dụng có tên là Epic.

Các công cụ trực tuyến giúp nâng cao hiệu quả học tập tại Singapore

Edtech: Định hình kỷ nguyên học tập mới tại châu Á - Ảnh 2.

Tại Singapore, học sinh và giáo viên đã phải nhanh chóng chuyển sang học tập trực tuyến tại nhà khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020. Đến nay, khi đã quay lại học trực tiếp, các giáo viên vẫn duy trì việc sử dụng công nghệ trong lớp học, bao gồm sử dụng các công cụ trực tuyến như Slido với các cuộc thăm dò và câu đố trực tiếp cũng như bảng thông báo ảo Padlet để giúp việc học trở nên tương tác hơn, qua đó cải thiện trải nghiệm học tập cho các em học sinh và giúp mỗi tiết học trở nên thú vị.

Chính phủ Singapore đang nỗ lực hướng đến việc tích hợp công nghệ trong các lớp học.

Giải quyết những bài toán về giáo dục tại Hàn Quốc

Nếu một học sinh gặp khó khăn về các vấn đề toán học, công ty khởi nghiệp Mathpresso của Hàn Quốc có thể giúp đỡ.

Được thành lập vào năm 2015, Mathpresso vận hành ứng dụng di động Qanda (viết tắt của "Q và A"). Với ứng dụng này, học sinh có thể chụp ảnh các bài toán của họ và công nghệ AI của ứng dụng sẽ tìm kiếm câu trả lời. Văn bản và công thức toán học trong ảnh được nhận dạng bằng công nghệ nhận dạng ký tự quang học. Ngoài toán, Mathpresso còn có kế hoạch mở rộng ứng dụng sang cả các môn học khác như tiếng Anh và Khoa học.

Theo thông tin từ trang web của Mathpresso, ứng dụng Qanda đã giải được 2,5 tỷ bài toán từ 9,8 triệu người dùng từ hơn 50 quốc gia. Số lượng người dùng đã tăng lên gấp 5 lần kể từ khi đại dịch buộc các trường học phải đóng cửa. Ngoài tiếng Hàn, ứng dụng còn có các ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng Việt, tiếng Indonesia và tiếng Thái.

Riiid, một công ty khởi nghiệp về công nghệ giáo dục có trụ sở tại Hàn Quốc, sử dụng AI để hỗ trợ người dùng cho bài kiểm tra tiếng Anh quốc tế (TOEIC), một bài kiểm tra trình độ tiếng Anh quốc tế dành cho những người không phải là người bản ngữ, trong khi Alux sử dụng robot để dạy viết mã.

Sự trở lại của một số công ty edtech ở Trung Quốc 

Theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 cho giai đoạn 2021-2025, Trung Quốc đặt mục tiêu thông qua việc "giảm gánh nặng giáo dục cho học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường". Chính phủ nước này đã điều chỉnh việc quản lý các cơ sở đào tạo ngoài trường, cũng như điều tra kỹ lưỡng và xử lý nghiêm khắc các cơ sở về các vấn đề như đội ngũ giảng viên không đủ tiêu chuẩn và trục lợi không đáng có, bao gồm cả việc thông đồng với các trường.

Các nhà quản lý Trung Quốc đã đề xuất một loạt các biện pháp quản lý như không cho phép các kế hoạch thanh toán dài hạn, kiểm tra các quảng cáo gây hiểu lầm, đặc biệt là những quảng cáo có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của học sinh và phụ huynh. Họ cũng muốn hạn chế sự phát triển quá mức của các trung tâm dạy thêm sau giờ học và thắt chặt việc phê duyệt các môn học và giảng viên, để đảm bảo chỉ những chuyên gia có trình độ mới được phép dạy trực tuyến.

Trong một động thái khác, hồi tháng 7/2021, Chính phủ Trung Quốc đã thông báo kế hoạch yêu cầu các trường hay trung tâm dạy kèm chuyển đổi trở thành các tổ chức phi lợi nhuận trong nỗ lực giảm bớt áp lực tài chính trong nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, những quy định như vậy có thể phá hủy ngành công nghệ giáo dục có giá trị đến 100 tỷ USD ở nước này.

Trước đó, vào tháng 5/2021, Yuanfudao và Zuoyebang - những kỳ lân edtech có trụ sở tại Trung Quốc chuyên dạy kèm sau giờ học, đã bị phạt 400.000 USD mỗi công ty vì các chiến dịch quảng cáo sai sự thật và gây hiểu lầm.

Sau đợt thắt chặt quản lý, nhiều công ty trong lĩnh vực này đã phải chuyển sang hướng kinh doanh khác như bán nông sản thông qua phát trực tiếp. Một số khác đang tìm cách âm thầm khởi động lại các hoạt động do nhu cầu của người dùng đối với các dịch vụ này và việc phong tỏa các thành phố để đối phó các đợt bùng phát COVID-19 đã dẫn đến các lớp học chuyển sang trực tuyến./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 startup công nghệ Việt Nam đang được chú ý
    Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tạo được môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
  • Tân Tổng thống Mỹ thu hồi Sắc lệnh về giảm thiểu rủi ro AI
    Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi sắc lệnh hành pháp năm 2023 do cựu Tổng thống Joe Biden ký nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro mà trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra cho người dùng, người lao động và an ninh quốc gia.
  • Giải pháp xây dựng nền tảng ứng dụng AI trong doanh nghiệp
    Nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) kỹ thuật số tích hợp nhiều công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, các giải pháp CNTT điều khiển từ xa và phân tích dữ liệu để cải thiện việc cung cấp dịch vụ CNTT và điện tử viễn thông (ĐTVT).
Đừng bỏ lỡ
Edtech: làn gió mới cho kỷ nguyên học tập tại châu Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO