Với tiềm năng của thị trường Edtech (công nghệ trong giáo dục) cùng mức độ đầu tư cao cho giáo dục ở Việt Nam, đại diện Edupia kỳ vọng sẽ có một startup Edtech trở thành kỳ lân trong 4 - 5 năm tới.
Theo thống kê, trung bình một gia đình Việt Nam dành khoảng 20% thu nhập khả dụng cho việc giáo dục con cái, so với mức 6%-10% ở các nước Đông Nam Á khác. Vì thế, cơ hội cho sự phát triển của lĩnh vực Edtech tại Việt Nam là rất lớn.
Nếu như năm 2023 là một năm “ảm đảm’ thì sang năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu dần hồi phục, quỹ đầu tư ThinkZone kỳ vọng thị trường đầu tư startup Việt Nam sẽ khởi sắc hơn từ thời điểm 6 tháng cuối năm.
Dù tổng đầu tư thị trường khởi nghiệp Việt Nam 9 tháng đầu năm 2023 giảm 13% so với năm ngoái nhưng giáo dục và y tế trở thành điểm sáng với số tiền gọi vốn kỷ lục trong 10 năm trở lại, chạm mốc 59 triệu USD và 160 triệu USD.
Trước đại dịch COVID-19, học trực tuyến chỉ là một lựa chọn hoặc thậm chí là một đặc quyền với những người có điều kiện. Tuy nhiên, trong thời kỳ đại dịch, học trực tuyến đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối với sinh viên và nhân viên.
Đây là một cơ hội cho cộng đồng giáo dục và doanh nghiệp (DN) EdTech tại Việt Nam cùng nhau thảo luận về những thách thức và triển vọng hợp tác giữa hai bên.
Giải thưởng Công nghệ Giáo dục (Edutech Awards) vừa được công bố tại Diễn đàn và Triển lãm Giáo dục 4.0 năm 2023 (EDU4.0 2023) vào ngày 25/11 tại Hà Nội.
Việc phát hành rộng rãi ChatGPT vào cuối tháng 11/2022 đã chứng tỏ khả năng có tác động tiềm năng rõ ràng và sâu sắc đối với ngành báo chí đến nỗi sự đổi mới dựa trên AI hiện là trọng tâm cấp bách của các nhóm lãnh đạo cấp cao ở hầu hết mọi tòa soạn báo. Toàn bộ ngành tin tức đang tự hỏi “điều gì sẽ xảy ra tiếp theo”?
Theo Quỹ đầu tư Nextrans, năm 2023 sẽ tiếp tục là một năm “ảm đạm” của thị trường đầu tư công nghệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, các startup bền vững có lợi nhuận sớm hoặc các lĩnh vực như xe điện, công nghệ xanh… sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Sau khi nhận đầu tư 6 triệu USD, VUIHOC sẽ tiếp tục cải tiến sản phẩm và đẩy mạnh việc khai thác công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để cá nhân hóa học tập, đáp ứng nhu cầu đặc thù của từng học sinh.
Ngày 19/5, Tập đoàn Giáo dục Việt Nam EQuest đã công bố huy động thành công 120 triệu USD, gồm cả khoản vay và vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư hiện tại KKR.
Các công ty công nghệ giáo dục như Doyobi đang dần thay đổi quan niệm truyền thống về sự thành công trong bối cảnh giáo dục cạnh tranh của Singapore bằng cách thúc đẩy các kỹ năng thích ứng, phục hồi và tư duy phản biện.
Việc EduNext ứng dụng phương pháp kiến tạo xã hội - học thuyết mà Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng “đã làm nên ông và FPT hôm nay”, được kỳ vọng sẽ tạo ra cuộc “cách mạng” về Edtech tại Việt Nam.