Facebook sử dụng AI để loại bỏ những phát ngôn gây thù hận

Ánh Dương| 26/11/2020 09:07
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ của mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram… chúng ta cũng chứng kiến sự bùng nổ của những phát ngôn có tính chất khơi gợi sự thù hận (hate speech). Facebook đang từng bước sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để loại bỏ những nội dung này trên nền tảng của mình.

Hate speech là gì?

Hate speech là cụm từ thường được sử dụng để chỉ những phát ngôn tiêu cực, nhằm vào một số đặc điểm bản thân của "nạn nhân", với mục đích kêu gọi kích động sự thù ghét. Cụ thể hơn, phát ngôn thù hận là những phát ngôn có tính chất tấn công, sỉ nhục một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân cụ thể, với mục đích reo rắc sự căm ghét hay kêu gọi bạo lực đối với cá nhân hoặc nhóm cá nhân nào đó, vì lý do tôn giáo, sắc tộc, giới tính, quan điểm chính trị…

Phát ngôn thù hận có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới sự bình yên của xã hội. Trong một số trường hợp, phát ngôn thù hận không chỉ dừng ở "phát ngôn". Nó có thể gây ra bạo lực trong xã hội, gây hận thù giữa các cộng đồng, và thậm chí dẫn đến những hành động cụ thể, như các hành động khủng bố ở một số nước châu Âu và Mỹ...

Facebook sử dụng AI để loại bỏ những phát ngôn gây thù hận - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Ở Việt Nam, hate speech cũng không thiếu trên mạng xã hội. Nhiều khi, không có lý do gì cụ thể như phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, mà đơn giản chỉ là… thích thì chửi, không đồng quan điểm là… lăng nhục. Thậm chí, gia đình của những người bị tình nghi phạm tội cũng có thể trở thành mục tiêu để cư dân mạng "ném đá" với những lời lẽ vô cùng nặng nề. Người càng nổi tiếng thì càng dễ trở thành nạn nhân của những phát ngôn kiểu này.

Ví dụ, một người nổi tiếng trên mạng xã hội từng bị tấn công và "ném đá" thậm tệ trên Facebook chỉ vì quan điểm về một vấn đề không làm hài lòng nhiều người. Thay vì phản biện quan điểm, họ lại tập trung vào lăng mạ hình thức, giới tính của người đó một cách thản nhiên.

Hay việc ca sĩ Lynk Lee bị công kích vì phẫu thuật chuyển giới hồi tháng 6 cũng là một ví dụ điển hình của hate speech.

Sử dụng AI để loại bỏ nội dung gây thù hận

Facebook đã dành nhiều năm để xây dựng và triển khai AI vào việc loại bỏ những nội dung mang tính thù hận trên nền tảng mạng xã hội của mình. Công ty này cho biết hiện họ đang sử dụng công nghệ để chủ động phát hiện và gỡ bỏ gần 95% nội dung. Tuy nhiên, 5% còn lại có thể khó giải quyết.

Mới đây, Facebook cho biết trong quý 3 năm 2020, hệ thống AI của họ đã phát hiện và gỡ bỏ 94,7% trong số 22,1 triệu nội dung khiêu khích sự thù hận trên trang xã hội; tăng từ 80,5% trong số 6,9 triệu nội dung so với cùng kỳ của năm trước. Các số liệu này được lấy từ ấn bản mới nhất của Báo cáo Thực thi Tiêu chuẩn Cộng đồng do công ty phát hành hàng quý kể từ tháng 8.

Bản cập nhật được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg phát biểu trước Quốc hội về quy định Internet, trong đó ông liên tục chỉ ra sự phụ thuộc của công ty vào các thuật toán để phát hiện nội dung khủng bố và bóc lột trẻ em trước khi nó được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.

Facebook sử dụng AI để loại bỏ những phát ngôn gây thù hận - Ảnh 2.

Facebook sử dụng AI để loại bỏ những phát ngôn gây thù hận.

Giống như nhiều mạng xã hội khác, Facebook dựa vào AI để giúp một nhóm người kiểm duyệt một khối lượng nội dung khổng lồ ngày càng tăng trên nền tảng Facebook và Instagram. Việc xóa các bài đăng và quảng cáo phản cảm của người dùng là một nhiệm vụ khó khăn, một phần bởi có những từ ngữ và hình ảnh nếu đứng độc lập thì vô hại nhưng lại có thể gây tổn thương người khác khi được ghép lại với nhau.

Trong một cuộc gọi video với các phóng viên vào tuần trước, Giám đốc công nghệ Facebook, Mike Schroepfer, đã giải thích một số công cụ AI mới nhất mà Facebook đang sử dụng để tìm nội dung có hại trước khi nó được lan truyền, chẳng hạn như sử dụng dữ liệu trực tuyến từ hệ thống của Facebook để cải thiện, thay vì sử dụng một tập hợp dữ liệu ngoại tuyến.

Nội dung khó nhất để AI nắm bắt vẫn là nội dung dựa trên sự tinh tế và ngữ cảnh – những dấu hiệu mà máy tính chưa có khả năng phân biệt được. Schroepfer cũng cho biết thêm, Facebook hiện đang nỗ lực phát hiện các meme kích động sự thù hận; công ty đã tung ra bộ dữ liệu có sẵn công khai liên quan đến nội dung như vậy với hy vọng giúp các nhà nghiên cứu cải thiện khả năng phát hiện.

Ví dụ, nội dung có thể gây tổn thương người khác bằng việc sử dụng các meme như trích dẫn hình ảnh một nghĩa trang được chèn lên đó dòng chữ "bạn thuộc về nơi đây".

"Nếu dòng chữ được chèn lên có nội dung "Bạn thuộc về nơi đây" và hình nền là một sân chơi thì không sao. Nhưng nếu đó là hình ảnh một nghĩa địa, thì có thể được hiểu đó là nội dung gây thù ghét", ông nhấn mạnh.

Rõ ràng là do tính chất của mạng xã hội, nhiều người nấp sau màn hình đã không ngần ngại sử dụng những lời lẽ gây kích động, lặng mạ hoặc xúc phạm người khác, điều họ mà không dám hoặc không thể làm ở ngoài đời.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
Đừng bỏ lỡ
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Facebook sử dụng AI để loại bỏ những phát ngôn gây thù hận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO