Financial Times: Làn sóng "bán ở đâu sản xuất ở đó" đã khiến Apple chọn Việt Nam

Hoàng An| 11/05/2020 19:13
Theo dõi ICTVietnam trên

Đầu tư vào Trung Quốc sẽ vẫn hấp dẫn vì quy mô thị trường, nhưng cuộc chiến thương mại và đại dịch đã nhấn mạnh những rủi ro của việc phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất. Nhiều công ty đang lựa chọn chiến lược "make where you sell" (bán ở đâu thì sản xuất ở đó).

Trên thực tế, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cho thấy rất ít dấu hiệu nới lỏng, ngay cả khi các bên tham chiến vẫn đang quay cuồng với coronavirus. Trong thập kỷ trước, mọi con mắt đều đổ dồn vào Trung Quốc. Giờ đây, trọng tâm của tăng trưởng toàn cầu đang chuyển sang Đông Nam Á, thị trường với gần 700 triệu người, ở phía nam Trung Quốc và phía đông Ấn Độ. 

Với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng, nhân khẩu học trẻ, số hóa sâu rộng, mức độ tiếp cận giáo dục và trao quyền cho phụ nữ ngày càng tăng, Đông Nam Á đã sẵn sàng để có được chỗ đứng mới trên thế giới. 

Đông Nam Á có thể xây dựng kinh tế dựa trên thành công của các nước láng giềng, nhờ vào tiềm tăng nội khối. 60% tổng thương mại trên khắp châu Á hiện là nội khu vực: ranh giới giữa các nền kinh tế đã được xóa mờ và nghèo đói cũng vậy. Đầu tiên là sự bứt phá của Nhật Bản, tiếp theo là sự trỗi dậy của 4 "con rồng châu Á": Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và Singapore. 

Những làn sóng đó đã truyền cảm hứng và dẫn dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc, nơi trở thành trung tâm tăng trưởng lớn nhất châu Á trong hơn 10 năm qua. Bây giờ tất cả họ đang đầu tư vào Đông Nam Á. 

ASEAN cùng với Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Trung Quốc đang tạo thành một khu vực lớn chiếm gần 40% GDP thế giới (ngang giá sức mua). Đề xuất Khởi nghiệp công nghệ Đầu tư của Trung Quốc vào Đông Nam Á đã tăng gấp 4 lần. Trung Quốc giao dịch với Đông Nam Á nhiều hơn so với Mỹ. Thực tế là Trung Quốc đang ủng hộ các nước láng giềng - những người đáng tin cậy hơn một siêu cường thất thường (Hoa Kỳ), Financial Times nhận xét. 

Các nhà đầu tư mạo hiểm Trung Quốc cũng nhìn thấy cơ hội ở khu vực Đông Nam Á. Họ đã đầu tư hơn 650 triệu USD vào các công ty công nghệ Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2019, theo nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv. 

Mặc dù Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Vào năm 2019, nhập khẩu hàng Việt đã tăng trung bình 40%, trong khi nhập hàng Trung Quốc đã giảm hơn 20%. 

Chính vì Mỹ không tham gia TPP, nên các công ty từ Mastercard và Qualcomm đến Exxon và Pfizer đã đầu tư nhiều hơn vào châu Á, vì đó là cách tốt nhất để họ có thể thâm nhập vào thị trường châu Á. Năm 2019, Đông Nam Á thu hút 150 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài, thấp hơn 200 tỷ USD của Trung Quốc nhưng cao hơn Ấn Độ với 50 tỷ USD.

Sẽ còn nhiều dòng vốn đầu tư đổ vào hơn nữa khi EU cũng tìm kiếm một thỏa thuận thương mại với ASEAN, cùng với việc Anh thời hậu Brexit phấn đấu cho sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở châu Á. Đầu tư vào Trung Quốc sẽ vẫn hấp dẫn vì quy mô thị trường, nhưng cuộc chiến thương mại và đại dịch đã nhấn mạnh những rủi ro của việc phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất. Nhiều công ty đang lựa chọn chiến lược "make where you sell" (bán ở đâu thì sản xuất ở đó). 

Financial Times: Làn sóng bán ở đâu sản xuất ở đó đã khiến Apple chọn Việt Nam - Ảnh 1.

Ảnh: Bloomberg

Nhiều công ty đa quốc gia muốn đa dạng hóa vào Đông Nam Á để tiếp cận các thị trường đang phát triển nhanh chóng. Điện thoại Samsung đã được sản xuất tại Bắc Ninh và Thái Nguyên ngay cả trước khi các công ty Hàn Quốc chuyển sang sản xuất ở Việt Nam nhiều hơn sau khi Covid-19 bùng phát. 

Thật vậy, các công ty có quy trình sản xuất tinh vi như Apple vẫn chưa thể tìm được ở nơi đâu có chất lượng và quy mô sản lượng như nhà máy iPhone của Foxconn ở Trịnh Châu, Trung Quốc. Nhưng ngay cả trước khi coronavirus tấn công, Apple cũng đã do thám Việt Nam để thành lập các khu sản xuất tương tự. 

Coronavirus sẽ ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu, nhưng các nước ASEAN đang có nhiều yếu tố thuận lợi hơn để vượt qua cơn bão, so với năm 1998 hay 2008. Bởi lẽ, những năm 2008, nhu cầu suy yếu ở phương Tây đã làm tê liệt các quốc gia phụ thuộc xuất khẩu. Giờ đây, Đông Nam Á phụ thuộc vào nhau, cũng như những người hàng xóm như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ nhiều hơn là phụ thuộc vào các quốc gia phương Tây. 

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Financial Times: Làn sóng "bán ở đâu sản xuất ở đó" đã khiến Apple chọn Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO