Theo cảnh báo từ Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhiều người đã trở thành nạn nhân của các cuộc lừa đảo tài chính sử dụng deepfake và trí tuệ nhân tạo (AI).
Thông tin Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện Lâm Thao kêu gọi ủng hộ những người bị ảnh hưởng bởi sự cố sập cầu Phong Châu trên fanpage là không chính xác; người dân cần cảnh giác, không chuyển tiền vào số tài khoản cá nhân trên trang fanpage giả mạo.
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã đưa ra loạt cảnh báo về các mánh khóe lừa đảo mới trên không gian mạng xuất hiện trong thời gian gần đây như dịch vụ đọc trộm tin nhắn, giả mạo website Kho bạc Nhà nước, nhận ghi số lô đề trên mạng, lừa đảo mua bán hàng giả trên mạng… để người dân có thể chủ động phòng tránh.
Thời gian gần đây đang xuất hiện nhiều trang fanpage giả mạo cuộc thi UPU trên Facebook nhằm lôi kéo học sinh, phụ huynh để lừa đảo tài sản, chiếm đoạt thông tin cá nhân.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, tội phạm mạng đang ngày càng tinh vi hơn trong việc lợi dụng các công cụ AI để phát tán phần mềm độc hại.
Nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh cán bộ ngân hàng, cơ quan quản lý để liên hệ với người dân “hỗ trợ cài đặt dịch vụ xác thực sinh trắc học” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Các hình thức tấn công giả mạo (phishing) đã được tội phạm mạng sử dụng để vượt xác thực hai yếu tố (2FA), một biện pháp bảo mật quan trọng được thiết kế để bảo vệ tài khoản trực tuyến.
FPT Software đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với Ant Digital Technologies - công ty cung cấp các giải pháp công nghệ số. Sự kết hợp này được kỳ vọng sẽ củng cố các dịch vụ của FPT Software trong lĩnh vực tài chính ở khu vực Đông Nam Á.
Philippines ghi nhận 163.279 số vụ giả mạo tài chính cao nhất trong năm 2023. Tiếp theo là Malaysia với 124.105 vụ, Indonesia cũng ghi nhận 97.465 cuộc tấn công, trong khi đó, số vụ tấn công tại Việt Nam là 36.130. Thái Lan và Singapore là hai quốc gia có số lượng tấn công ít nhất, lần lượt là 25.227 và 9.502.
Là đối tác chính thức kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân, giải pháp định danh khách hàng điện tử Viettel eKYC giúp ngăn chặn giả mạo giấy tờ với độ chính xác cao.
Các chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó có cả Yoshua Bengio - nhà nghiên cứu AI tiên phong - đã ký tên vào lá thư ngỏ kêu gọi tăng cường quản lý hoạt động sáng tạo nội dung sử dụng công nghệ giả mạo khuôn mặt (deepfake) tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho xã hội.
Biên lai giao dịch của các ngân hàng vốn là bằng chứng xác thực việc chuyển tiền thành công đến tài khoản thụ hưởng, tuy nhiên dạo gần đây nhiều kẻ xấu đã lợi dụng độ uy tín của biên lai giao dịch để làm mồi câu khiến nhiều nạn nhân rơi vào tròng.
Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ TT&TT mới đây đã đưa ra thông báo khuyến cáo mọi người cần tỉnh táo trước tình trạng giả mạo website bán vé đêm nhạc Westlife nhằm chiếm đoạt tài sản.
Theo Công ty An ninh mạng Viettel, chiến dịch lừa đảo tấn công người dùng tại Việt Nam thông qua việc giả mạo ứng dụng tài chính, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Do đó, các tổ chức và người dùng cần hết sức cảnh giác.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ) (Bộ TT&TT) đã phối hợp với các doanh nghiệp (DN) di động và các đơn vị thuộc Bộ Công an phát hiện, xử lý 24 vụ BTS giả mạo phát tán tin nhắn rác và lừa đảo.