Tận dụng sức mạnh của công nghệ số, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua một cuộc thay đổi nền tảng với sự bùng nổ của lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT).
Khi số lượng các cuộc giao dịch tài chính trực tuyến đã và đang gia tăng trong suốt thời gian đại dịch, đây sẽ là giai đoạn quan trọng để ngành tài chính tích hợp bảo mật và cải thiện khả năng thông tin về mối đe dọa an ninh mạng.
Sau khi ra mắt hàng loạt sản phẩm online (trực tuyến), giữa các ngân hàng diễn ra "cuộc đua" ví điện tử để thu hút khách hàng. Với việc triển khai ví điện tử, ngân hàng có thêm dịch vụ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và đây cũng là lựa chọn thanh toán không dùng tiền mặt được nhiều người ưu tiên.
Tổ chức trung gian có vai trò quan trọng, có tính quyết định tới sự phát triển của thị trường của thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Các công nghệ số sẽ tạo nên đột phá quan trọng trong triển khai các dịch vụ ngân hàng mới hiện
đại, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Xu hướng ứng dụng các công nghệ này không chỉ giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng, cung cấp các sản phẩm ngân hàng mang tính cá nhân hóa cao đến người dùng đúng thời điểm, đúng nhu cầu mà còn mang lại cơ hội tiếp cận dịch vụ cho người dân ở những khu vực không được phục vụ.
Năm 2020 có thể được coi là một năm bùng nổ của các ngân hàng, fintech, khi liên tục tăng trưởng đột biến về số người dùng và lượng giao dịch trực tuyến. Kết quả này là do quá trình chuyển đổi số liên tục từ trước đó và năm 2020 là thời điểm để bắt đầu “hái quả”. Tuy nhiên, vẫn còn thách thức từ hành lang pháp lý đối với mô hình vay ngang hàng.
Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt gần 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019). Các ví điện tử như MoMo, ZaloPay... và các ngân hàng cũng ghi nhận số giao dịch qua di động tăng vọt.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế số (Bộ Công thương), dù nhiều người kì vọng TMĐT sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong dịch Covid-19 nhưng 71% doanh nghiệp (DN) làm giải pháp công nghệ, chuyển đổi số cho rằng TMĐT đều giảm doanh thu so với cùng kì năm ngoái, chỉ có 29% số DN là vẫn tăng trưởng tốt.
Trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức do đại dịch Covid-19, nền kinh tế Internet của Đông Nam Á vẫn đang trên đà tăng trưởng, dự kiến vượt mốc 300 tỷ USD vào năm 2025, phù hợp với các dự báo được đưa ra một năm trước đó.
Đây là nhận định của các đại biểu tham gia Tọa đàm trực tuyến Tại sao Việt Nam - Why Viet Nam, một trong nhiều sự kiện trong khuôn khổ Triển lãm - Hội nghị ITU Digital World 2020 do ITU và Bộ TT&TT tổ chức trong 3 ngày 20 - 22/10/2020.
Sau 5 năm xây dựng và phát triển, Timo - nền tảng ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam quyết định hợp tác với đối tác ngân hàng mới - Ngân hàng Bản Việt, nhằm mang đến sự đổi mới nhanh chóng hơn và trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng với việc ra mắt ứng dụng mới.
Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) với đặc trưng quan trọng nhất là “số hóa” và xử lý dữ liệu thông minh làm thay đổi sâu sắc mọi chiều cạnh đời sống kinh tế - xã hội trên toàn phạm vi toàn cầu. CMCN 4.0 và “số hóa” tạo ra những khác biệt căn bản so với các thời đại trước cả về nguồn lực, cấu trúc và nguyên lý vận hành kinh tế. Đó là sự chuyển đổi có tính cách mạng.