Covid-19 làm khó một số ngành
Đây là lần đầu tiên những dự báo trong báo cáo e-Conomy ở Đông Nam Á hàng năm của Google, Temasek và Bain & Co không bị điều chỉnh lại, cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế Internet. Năm nay, nền kinh tế Internet của khu vực dự kiến sẽ đạt 100 triệu USD tổng giá trị hàng hóa (Gross Merchandise Value - GMV) - gần như không thay đổi so với năm trước.
Covid-19 đã làm khó một số lĩnh vực như dịch vụ gọi xe, du lịch trực tuyến và cho vay. Không có gì ngạc nhiên khi du lịch trực tuyến bị ảnh hưởng nặng nề nhất và giảm 58,8% xuống còn 14 tỷ USD GMV trong năm 2020.
Giao thông vận tải cũng chứng kiến mức sụt giảm GMV xuống còn 5 triệu USD, từ 8 triệu USD một năm trước đó, do sự đi lại trong đô thị giảm tới 80% vào cao điểm giãn cách xã hội, báo cáo cho hay.
Cũng theo báo cáo, "ngay cả khi việc giãn cách được nới lỏng, việc quen làm việc tại nhà và sự sụt giảm niềm tin đối với phương tiện giao thông chia sẻ đã tác động làm giảm GMV của ngành giao thông nửa đầu năm 2021. Nhưng về lâu dài, ngành giao thông vận tải sẽ phục hồi và trở lại mức bình thường". Dự kiến, lĩnh vực này sẽ tăng lên 19 tỷ USD vào năm 2025.
Cơ hội cho một số ngành khác
Tuy nhiên, theo báo cáo, đại dịch cũng mang lại lợi ích cho một số ngành. Lợi nhuận của các lĩnh vực như du lịch và vận tải bị sụt giảm thì một số lĩnh vực khác lại được bù đắp.
Báo cáo lưu ý rằng các lĩnh vực như thương mại điện tử (TMĐT), thanh toán, kiều hối và phương tiện truyền thông trực tuyến đều có mức tăng trưởng "thần tốc" trong năm nay.
TMĐT đã chứng kiến GMV tăng 63,2% lên 62 tỷ USD, từ 38 tỷ USD một năm trước. Dự kiến, con số này sẽ tăng lên 172 tỷ USD vào năm 2025, tăng so với ước tính của các năm trước, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 23%.
Hơn 1/3 thương mại trực tuyến của năm được tạo ra bởi những người mua sắm mới, trong đó 8/10 người có ý định tiếp tục mua hàng trực tuyến, báo cáo khảo sát 4.781 người được hỏi trong khu vực cho biết.
Cũng cần lưu ý rằng tần suất mua hàng cũng tăng lên, mặc dù sự chuyển dịch sang các nhóm thiết yếu đã thu hẹp quy mô giỏ hàng trung bình.
Truyền thông trực tuyến đã chứng kiến GMV tăng 22% trong năm nay lên 17 tỷ USD, được thúc đẩy bởi sự gia tăng người dùng mới trong trò chơi trực tuyến cũng như các dịch vụ thuê bao âm nhạc và video trong thời gian giãn cách xã hội.
Các dịch vụ tài chính số, được đo lường thông qua các ngành dọc như thanh toán, chuyển tiền, cho vay, bảo hiểm và đầu tư, hầu hết đều có xu hướng đi lên vào năm 2020. Các tài sản đầu tư được quản lý tăng 116% lên 21 tỷ USD; tổng giá trị giao dịch cho thanh toán số đạt 620 tỷ USD, tăng 3% so với năm trước.
Dòng kiều hối tăng 43% lên 15 tỷ USD và bảo hiểm tăng 30% lên 2 tỷ USD.
Cho vay là lĩnh vực duy nhất điều chỉnh xu hướng, giữ nguyên ở mức khoảng 23 tỷ USD. Tuy nhiên, tất cả các dịch vụ này dự kiến sẽ tăng ít nhất 15% "theo một quỹ đạo lành mạnh" vào năm 2025, báo cáo cho biết.
Người tiêu dùng hiện được đã có thói quen trực tuyến do tác động Covid-19, với việc gia tăng sử dụng thanh toán trực tuyến và tin tưởng vào các giao dịch trực tuyến.
Dựa trên nghiên cứu của Kantar, số lượng giao dịch tiền mặt trung bình của người tiêu dùng đã giảm từ 48% trước Covid-19 xuống 37% sau Covid-19. Đồng thời, tần suất giao dịch ví điện tử tăng từ mức trung bình 18% trước Covid-19 lên 25% sau Covid-19.
Hiện nay, nhiều người bán hàng cũng đã chấp nhận thanh toán số. Ngoài ra, áp lực từ đại dịch còn thúc đẩy các công ty cung cấp dịch vụ tài chính sẽ số hóa hoạt động của mình, trong khi các cơ quan quản lý cũng đã khuyến khích và hỗ trợ việc áp dụng các dịch vụ như vậy.