Giải pháp CNTT trên nền Điện toán đám mây

03/11/2015 21:51
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc ra mắt mô hình cung cấp dịch vụ mới của Winsoft và Microsoft giúp các doanh nghiệp có thể chi trả chi phí phù hợp trong việc sử dụng CNTT hiện đại để vận hành và quản trị Doanh nghiệp tốt hơn. Đây là một bước tiến phù hợp và tối ưu nhất cho các Doanh nghiệp tự tin sử dụng CNTT chính hãng, tránh các rủi ro.

Ngày 5/11/2013, tại thành phố Hồ Chí Minh,Công ty Winsoft phối hợp cùng Mcirosoft đã tổ chức Hội thảo “Microsoft Hosting Solution Day” nhằm đưa ra các giải pháp ứng dụng CNTT trên nền Điện toán đám mây.

Microsoft và Winsoft đã công bố giải pháp về xử lý “thuê chỗ” cho các doanh nghiệp và các chuyên gia Việt Nam dưới hình thức thuê bao đám mây, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ giải pháp CNTT Việt Nam đưa công nghệ Microsoft vào các gói dịch vụ đám mây đến các doanh nghiệp.

Ông Trần Anh- Giám đốc Microsoft tại Việt Nam tại Hội thảo

Tại Hội thảo, Ông Trần Anh- Giám đốc Microsoft Việt Nam, cho biết: Đây là một bước đột phá mới cho thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp bây giờ có thể truy cập và sử dụng CNTT mà không phải lo lắng về chi phí đầu tư nhờ bài toán thanh toán 1 lần chi phí khởi điểm và có được đủ bộ phần mềm và phần cứng. Các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể tận dụng năng lực của CNTT để gia tăng khả năng quản lý, liên lạc và vận hành tại doanh nghiệp theo gói cước linh hoạt hàng tháng (thanh toán chi phí thuê bao đám mây theo mức độ sử dụng hàng tháng). Điều này giảm thiểu rủi ro và cắt giảm chi phí mà doanh nghiệp vẫn tận dụng được tối ưu các lợi ích của CNTT.

Mô hình CNTT này giống như dịch vụ viễn thông di động. Người dùng chỉ sở hữu thiết bị đầu cuối (điện thoại di động), nhà cung cấp dịch vụ di động sở hữu và vận hành toàn bộ hệ thống hạ tầng. Và mô hình tương tự nay đã sẵn sàng cho các doanh nghiệp truy cập CNTT như một dịch vụ, được thực hiện thông qua nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

 Đây là tương lai của CNTT cho các doanh nghiệp. Việc trang bị máy chủ và sở hữu phần mềm, chạy và quản lý hệ thống hạ tầng CNTT sẽ giảm. Thay vào đó, Doanh nghiệp vận hành và thuê hạ tầng CNTT theo mô hình dịch vụ đám mây từ các đại lý. Nhìn toàn cục, mô hình này sẽ giúp Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều hơn, vận hành tốt hơn, an toàn hơn và ổn định hơn.  Tuy nhiên, bài toán đặt ra là Doanh nghiệp sẽ chọn nhà cung cấp dịch vụ nào?

Winsoft và Microsoft cam kết sẽ giúp Doanh nghiệp Việt Nam có thể truy cập CNTT khi vận hành tại doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích, như: Đơn giản nhưng hoàn chỉnh; Chi phí phù hợp; Trả đúng theo nhu cầu sử dụng, trả theo số lượng thuê bao từng thời điểm, khi phát triển hoặc thu nhỏ của doanh nghiệp; Đầu tư theo nhu cầu vận hành nên tạo ra hiệu quả về thuế; Cung cấp công cụ tiêu chuẩn, an toàn, công nghệ tiên tiến, hiện đại; Đưa ra một bộ tùy biến tính năng hoàn chỉnh; Sự lựa chọn tiết kiệm và không mạo hiểm; Hình thức cấp phép bản quyền đơn giản; giải quyết được hai vấn đề lớn của các doanh nghiệp trong nước là: tránh được những nguy cơ của phần mềm giả mạo và tránh được việc sử dụng phần mềm không bản quyền của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu các rủi ro lớn cho doanh nghiệp về các hiểm họa từ virus, từ các lỗ hổng bảo mật tạo cơ hội cho xâm nhập của mã độc.

Đây không còn là sự an toàn của doanh nghiệp mà xa hơn, còn gắn liền đến an toàn quốc gia.

Việc ra mắt mô hình cung cấp dịch vụ mới của Winsoft và Microsoft giúp các doanh nghiệp có thể chi trả chi phí phù hợp trong việc sử dụng CNTT hiện đại để vận hành và quản trị Doanh nghiệp tốt hơn. Đây là một bước tiến phù hợp và tối ưu nhất cho các Doanh nghiệp trên con đường tự tin sử dụng CNTT chính hãng, tránh xa các rủi ro cơ bản. Đây cũng là bước tiếp cận tốt hơn nữa để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Doanh nghiệp trong tương lai…

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Chuyển "trạng thái mới" cho chuyển đổi số quốc gia
    Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao 4 đơn vị thuộc khối chuyển đổi số của Bộ đã triển khai các công tác chuyển đổi số thành công từ cuối năm 2018 và yêu cầu các đơn vị "chuyển trạng thái", tập trung kiến tạo thể chế, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt quốc gia.
  • Ba điểm nghẽn lớn cản trở chuyển đổi số của tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể
    ‏Thấu hiểu ba điểm nghẽn lớn cản trở quá trình chuyển đổi số của tiểu thương bao gồm thiếu công cụ, thiếu dữ liệu và khó tiếp cận tín dụng, MoMo đã xây dựng bộ giải pháp số hoá toàn diện, giúp tháo gỡ những nút thắt này.‏
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp CNTT trên nền Điện toán đám mây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO