Truyền thông

Giải pháp tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

P.V 07:39 18/10/2023

Có thể thấy, những năm qua, quy mô ngành chăn nuôi nước ta phát triển nhanh chóng. Nhưng hiện nay, thị trường thức ăn chăn nuôi (TĂCN) lại đang phụ thuộc đáng kể vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Việc tự chủ nguồn nguyên liệu được xem là giải pháp căn cơ để hướng tới phát triển bền vững, ổn định.

Đứng top đầu thế giới về nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Ngành sản xuất TĂCN công nghiệp ở Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân từ 13%-15%/năm. Theo báo cáo Triển vọng nông sản Alltech năm 2023, sản lượng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam năm 2022 gia tăng đáng kể đạt 26,72 triệu tấn, vươn lên vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng thế giới và vào top 10 thế giới về sản lượng TĂCN, thủy sản trên toàn cầu.

Ngành TĂCN của Việt Nam đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, trong đó đã thu hút được nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia mở rộng sản xuất kinh doanh, có thể kể đến những cái tên như: C.P Group (Charoen Pokphand Group - Thái Lan), Tập đoàn Cargill (Mỹ), Haid (Trung Quốc), BRF (Brazil), De Heus (Hà Lan), Japfa (Singapore), CJ (Hàn Quốc), Mavin (Pháp)…

Việc thu hút các tên tuổi lớn trong ngành sản xuất TĂCN trên thế giới đầu tư vào thị trường TĂCN của Việt Nam đang tạo ra cuộc cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

e2900261.jpg
Việt Nam vẫn chi nhiều tỷ USD để nhập khẩu các loại nguyên liệu TĂCN như: ngô, đậu tương, khô đậu tương, lúa mì...

Hiện nay, hằng năm Việt Nam vẫn chi nhiều tỷ USD để nhập khẩu các loại nguyên liệu TĂCN như: ngô, đậu tương, khô đậu tương, lúa mì ... để phục vụ cho sản xuất TĂCN trong nước.

Việt Nam là nước nhập khẩu khô đậu tương lớn thứ 3 và nhập khẩu ngô lớn thứ 6 trên thế giới. Tổng nhu cầu thức ăn tinh (ngô, khô dầu đậu tương, cám, bột cá…) của toàn ngành chăn nuôi nước ta khoảng 33 triệu tấn/năm. Để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh, trong khi sản xuất trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn/năm (chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu), số còn lại đang phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu (chiếm khoảng 65%).

Cụ thể, Việt Nam nhập khẩu trung bình 20-22 triệu tấn nguyên liệu TĂCN mỗi năm (bao gồm cả nguyên liệu dùng cho thủy sản). Nhìn chung, nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất TĂCN ở Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu. Các mặt hàng như: ngô, lúa mì, đậu tương phải nhập khẩu tới 70 - 80% cho nhu cầu sản xuất trong nước.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại của Bộ Công thương, năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 10,32 triệu tấn nguyên liệu và TĂCN, tiêu tốn 5,6 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo tiêu thụ ngô của Việt Nam trong niên vụ 2023/2024 sẽ tăng lên mức 14,5 triệu tấn, được thúc đẩy bởi nhu cầu của ngành chăn nuôi. Việt Nam là một trong hai quốc gia có khối lượng nhập khẩu ngô tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á và cũng là nhà nhập khẩu ngô lớn nhất trong khu vực kể từ niên vụ 2018/2019.

Do phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên ngành sản xuất TĂCN trong nước dễ rơi vào thế bị động và chịu tác động rất lớn từ những biến động trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến sản lượng một số loại ngũ cốc chính tại những quốc gia xuất khẩu lớn sụt giảm, làm giá thành đầu vào sản xuất TĂCN tăng theo.

Thúc đẩy tự chủ nguồn nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Là nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để sản xuất nguồn nguyên liệu TĂCN trong nước. Các sản phẩm chính của ngành trồng trọt có thể sử dụng làm TĂCN gồm: thóc, ngô hạt, sắn tươi, đậu tương. Ngoài ra, Việt Nam cũng có một số sản phẩm, phụ phẩm từ quá trình chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm như: mỡ cá, bột cá… để làm TĂCN.

hinh-5939-1626170649_860x0.jpg
Để phát triển bền vững, Việt Nam cần hướng tới thúc đẩy tự chủ nguồn nguyên liệu trong sản xuất TĂCN.

Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam dự báo nhu cầu nguyên liệu TĂCN của Việt Nam sẽ đạt khoảng 28-30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình 11-12%/năm.

Đứng trước những rủi ro tiềm ẩn về nguồn cung, để phát triển bền vững, Việt Nam cần hướng tới thúc đẩy tự chủ nguồn nguyên liệu trong sản xuất TĂCN.

Theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ổn định quy mô công suất thiết kế các nhà máy chế biến TĂCN công nghiệp đến năm 2030 từ 40 đến 45 triệu tấn, sản lượng thực tế từ 30 đến 32 triệu tấn, chiếm khoảng 70% thức ăn tinh tổng số.

Theo đó, khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi và tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp trong nước, như: bã, men bia, bã dứa, bã sắn, tiết và phụ phẩm lò mổ, vỏ đầu tôm, đầu xương và mỡ cá tra...

Hoàn thiện đất đai theo định hướng Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045. Theo đó, chuyển phần lớn diện tích ở những nơi phù hợp và một phần diện tích đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và cây TĂCN. Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu này từ 0,5 đến 1,0 triệu ha.

Tăng cường sản xuất TĂCN trong nước thông qua việc tăng diện tích trồng ngô và các loại cây chuyên phục vụ làm TĂCN; sử dụng thức ăn bổ sung bằng cách tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như: bột cá, bã bia, rơm rạ...; Phát triển các sản phẩm thức ăn hữu cơ đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn sinh học.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học nhằm sản xuất nhanh các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất sử dụng làm nguyên liệu TĂCN, thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Đồng thời, đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng cảng biển, kho bãi chuyên dùng phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu và TĂCN.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO