Make in Vietnam

Giải pháp xác thực khách hàng bằng CCCD gắn chip và qua ứng dụng VNeID

Anh Minh 20/09/2023 08:50

Nhiệm vụ của ngành ngân hàng là đảm bảo không có tài khoản ảo, tài khoản “rác”, ngăn ngừa đối tượng xấu lợi dụng các dịch vụ thanh toán vào các hành vi vi phạm pháp luật.

Hiện tại, hầu hết các tổ chức đang thực hiện xác thực khách hàng bằng công nghệ OCR (phần mềm nhận dạng ký tự quang học), eKYC (electronic Know Your Customer - hình thức định danh và xác thực khách hàng thông qua công nghệ dựa trên các dữ liệu như hình ảnh, video chân dung khách hàng…) hoặc nhận diện bằng mắt của nhân viên ngân hàng…

Những hình thức này hiện không kết nối với cơ sở dữ liệu (CSDL quốc gia về dân cư, không so khớp sinh trắc học được hoặc cho kết quả thấp khi thực hiện đối sánh trên bề mặt giấy tờ.

Tại tọa đàm “Giải pháp định danh xác thực điện tử và các ứng dụng trong chuyển đổi số ngành ngân hàng” do Cục CNTT - NHNN Việt Nam phối hợp với Công ty CP Dịch vụ EPAY và Công ty CP Hệ thống công nghệ ETC tổ chức chiều 19/9, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cho rằng cần khẩn trương triển khai giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư vào định danh và xác thực điện tử theo Kế hoạch phối hợp 01/KHPH-BCA-NHNNVN; tăng cường triển khai các biện pháp để xác thực tài khoản, xử lý triệt để tình trạng khách hàng sử dụng tài khoản “ảo” để hoạt động “tín dụng đen” (nếu có).

"Các ngân hàng phải chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin tài khoản ảo, dữ liệu chưa được đối sánh, xác thực trong nghiệp vụ. Nhiệm vụ của ngành ngân hàng là đảm bảo không có các tài khoản ảo, tài khoản “rác”, ngăn ngừa đối tượng xấu lợi dụng các dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán vào hoạt động “tín dụng đen”, các hành vi vi phạm pháp luật”, ông Phạm Tiến Dũng nói.

1(1).jpg
Phó Thống đốc NHNN Việt Nam trải nghiệm giải pháp xác thực căn cước công dân (CCCD) gắn chip trong lĩnh vực ngân hàng

Chuẩn hóa dữ liệu từ đầu với các giải pháp xác thực định danh điện tử và sinh trắc học

Bám sát mục tiêu của Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia, góp phần thực hiện thành công kế hoạch phối hợp 01/KHPH-BCA-NHNNVN giữa Bộ Công an và NHNN Việt Nam, Công ty CP dịch vụ EPAY mang đến giải pháp xác thực khách hàng bằng CCCD gắn chip và thông qua ứng dụng định danh điện tử VNeID, cho phép kết nối với hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, ứng dụng trên đa kênh (online và offline), đa thiết bị (đầu đọc CCCD, camera nhận diện khuôn mặt, kiosk), đa ngành nghề.

Giải pháp sử dụng công nghệ NFC và các thiết bị chuyên dụng cho phép xác thực chính xác thông tin của khách hàng, ngăn chặn vấn đề giả mạo danh tính, xác thực dữ liệu từ đầu.

Đối với các dữ liệu có sẵn, EPAY tư vấn, hỗ trợ các ngân hàng phối hợp với Trung tâm Dữ liệu (TTDL) Quốc gia về dân cư (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - C06, Bộ Công an), triển khai các giải pháp xác thực dữ liệu theo lô, giúp phát hiện giả mạo, sai lệch thông tin, phát hiện vay mượn danh tính bằng sinh trắc học, so sánh và xử lý lượng lớn thông tin trong một lần thực hiện. Mọi thông tin dữ liệu công dân, khách hàng đều được bảo mật và kết nối với hệ thống CSDL quốc gia về dân cư.

Bên cạnh đó, giải pháp ký số từ xa trên VNeID tích hợp mobile banking đảm bảo xác thực thông tin người ký số trên văn bản. Theo đó người ký số sẽ sử dụng tài khoản VNeID mức độ 2 đã được xác minh bởi Bộ Công an để xác thực định danh mà không cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng hay cài đặt mới các phần mềm môi trường khác.

Trong tương lai, giải pháp ký số từ xa có thể được ứng dụng cho dịch vụ mở hợp đồng tín dụng từ xa, nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

2.jpg
Ông Đặng Thành Tuân giới thiệu các giải pháp định danh xác thực điện tử

Ông Đặng Thành Tuân, Phó Tổng Giám đốc EPAY chia sẻ EPAY là một trong các đơn vị đầu tiên được uỷ quyền từ TTDL Quốc gia về dân cư, cho phép kết nối với hệ thống CSDL Quốc gia về dân cư, cung cấp sản phẩm, dịch vụ xác thực CCCD gắn chip.

"Nhận thấy nhu cầu lớn của các tổ chức, đơn vị trong việc ứng dụng giải pháp định danh và xác thực điện tử trong đối chiếu, xác minh thông tin của khách hàng, chúng tôi đã chủ động nghiên cứu, phối hợp với C06 - Bộ Công an tư vấn công nghệ cung cấp các giải pháp số, tận dụng tối đa những tiện ích cũng như những mục tiêu lớn của Đề án 06, mang đến cho các tổ chức, đơn vị và người dân những giải pháp tối ưu nhất về trải nghiệm người dùng và đảm bảo tính bảo mật cao”, Phó Tổng Giám đốc EPAY cho biết.

Các giải pháp định danh và xác thực điện tử của EPAY hiện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như hàng không, y tế, ngân hàng, tài chính, dịch vụ công…./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Tăng cường hợp tác số với ASEAN và các nước đối thoại
    Từ ngày 16-17/01/2025, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
  • Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế TP. HCM - Nhìn từ thành công của Singapore trên góc độ công nghệ và kỹ thuật
    Việt Nam đang có tham vọng xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và Đà Nẵng thành các trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.
  • Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu, Bệnh viện Tâm Anh ký hợp tác song phương
    Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa công bố ký kết hợp tác trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa. Đây là hợp tác song phương đầu tiên của trường đại học danh tiếng thế giới với một viện nghiên cứu, hệ thống bệnh viện đa khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
  • Tết còn, còn cơ hội cho sách Tết
    Trong cuốn “Sách mùa xuân xem tết” do NXB Nhật Nam thư quán Dược Phòng xuất bản năm 1933, ở bài mở đầu với tiêu đề “Văn chương với mùa xuân” có viết về thú chơi tết của người Việt như sau: “Coi đó biết chơi xuân là thói quen của người mình, làm người không biết chơi xuân người ta cho là thiệt thòi nhiều lắm”.
  • Chống lại các cuộc tấn công AI bằng phòng thủ AI
    Những kẻ tấn công mạng đang sử dụng AI ngày càng nhiều để tiến hành các cuộc tấn công mạng nhanh hơn, diện rộng hơn và hiệu quả hơn. Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải phản ứng tương tự bằng cách khai thác AI trong các chiến lược phòng thủ an ninh mạng của họ.
  • Sáu nhóm giải pháp trọng tâm truyền thông chính sách về đa văn hóa Việt Nam
    Xây dựng và truyền thông chính sách về hình ảnh văn hóa đất nước và con người Việt Nam mang bản sắc văn hóa dân tộc và những thành tựu phát triển đất nước đến từng người dân trong nước và bạn bè quốc tế hiện nay là nhiệm vụ chiến lược.
  • Hội chợ sách xuân Ất Tỵ: Tết tri thức-sum vầy
    Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo và Công ty Cổ phần Phát triển Giải pháp Giáo dục Vivi Education tổ chức chương trình Hội chợ sách xuân 2025 với chủ đề "Tết tri thức - sum vầy".
  • Liệu TikTok có thật sự "biến mất" tại Mỹ vào ngày mai?
    Hạn cuối của số phận TikTok đang đến gần khi ngày mai đã là 19/1/2025, nhưng hàng loạt câu hỏi xung quanh ứng dụng này vẫn chưa có câu trả lời.
  • FPT hợp tác cùng Đà Nẵng đẩy mạnh phát triển lĩnh vực bán dẫn và AI
    FPT đã ký kết hợp tác cùng Sở TT&TT TP Đà Nẵng với mục tiêu đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ và nguồn lực trong ngành bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), đưa Đà Nẵng trở thành một trong những “địa hạt” công nghệ tại Việt Nam.‏
  • Ngã rẽ nào cho TikTok?
    TikTok, mạng xã hội với 170 triệu người dùng tại Mỹ, đang đứng trước ngã rẽ đầy bất định khi hạn chót ngày 19/1 của đạo luật yêu cầu ByteDance, công ty mẹ, thoái vốn khỏi nền tảng này đang đến gần.
Giải pháp xác thực khách hàng bằng CCCD gắn chip và qua ứng dụng VNeID
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO